Tháng hai, xuân rạng rỡ. Tây Bắc lại như một lời mời gọi hấp dẫn lôi cuốn người lữ khách. Lễ hội, núi rừng, hoa cỏ và tấm chân tình mộc mạc người miền núi là những lý do để bước chân du xuân đặt lên mọi nẻo đường. Tháng hai, xuân rạng rỡ.
Tây Bắc lại như một lời mời gọi hấp dẫn lôi cuốn người lữ khách. Lễ hội, núi rừng, hoa cỏ và tấm chân tình mộc mạc người miền núi là những lý do để bước chân du xuân đặt lên mọi nẻo đường. Dọc theo đường biên giới từ phía Tây theo vòng cung hướng Bắc, bất cứ một điểm đến nào, một cái tên lạ lẫm nào cũng mang đến cho dân du xuân bất ngờ và thú vị.
Nếu như cao nguyên Mộc Châu cuốn hút du khách gần xa bởi vẻ đẹp mượt mà của những cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn miên man dọc theo chân núi, những vườn đào, vườn mận rạng rỡ khoe sắc giữa bản làng người H'Mông thanh bình và mộc mạc...
... thì dọc theo bờ sông Mã đi lên Điện Biên Đông, ta sẽ gặp những bản làng của người Thái đang say sưa múa hát đón xuân về dưới gốc cây gạo đầu làng.
Những người con gái Thái tóc vấn cao, cổ trắng ngần, váy nhung đen óng ánh, đôi bàn tay xoay vòng mê mải sẽ khiến bất kỳ người lãng khách nào cũng phải ngẩn lòng.
Ẩm thực ngày xuân ở hội Say Sán (Simacai, Lào Cai):
Rời Điện Biên theo con đường dọc bờ sông Nậm Na, qua bao lễ hội của những người H'Mông Hoa, H'Mông Xanh, qua thị trấn Sa pa bồng bềnh sương mùa tết, để đến được với mảnh đất Simacai nhọc nhằn cách trở, ta lại được chìm đắm vào khúc giao duyên dưới gốc cây nêu của đồng bào Sín Chéng, bị hớp hồn bởi những chiếc váy H'Mông Si bồng bềnh trên đường đi vui hội Say Sán mỗi dịp xuân về, háo hức khám phá ẩm thực mùa tết của đồng bào dân tộc với phở chua, thắng cố, mèn mén (bắp xay), bánh bắp, bánh gạo...
Hát giao duyên dưới gốc cây nêu ở Sín Chéng (Simacai, Lào Cai):
Rồi qua sông Chảy ngược lên đỉnh Pha Long để vui hội Gầu Tào với người H'Mông ở Mường Khương, nơi những ngọn đồi sa mộc vươn mình kiêu hãnh. Cung đường Lùng Khấu Nhin đi Cao Sơn ngợp gió giữa trập trùng sa mộc, đâu đó có những chàng trai cô gái người H'Mông đang say mê giao duyên, những nụ cười toả nắng của du khách và dân bản địa, những chiếc váy H'Mông thấp thoáng dưới vòm cây.
Người Thái say mê với điệu múa đón xuân (Sông Mã - Điện Biên):
Và đi về phía tận cùng của địa đầu cực Bắc, ta choáng ngợp trước giang sơn hùng vỹ, một Mã Pì Lèng lạnh lùng trở nên ấm áp đến lạ thường trong sắc màu của váy áo lấp lánh. Hàng trăm trẻ em H'Mông ùa ra trên con đường Hạnh phúc nối Đồng Văn và Mèo Vạc (Hà Giang) làm cao nguyên đá tai mèo trở nên hân hoan và sáng bừng giữa mùa giá rét. Trẻ em đi du xuân thành từng tốp nhỏ, hồn nhiên nô đùa và chạy nhảy, đánh cầu và tán gái. Những sắc màu Mèo Vạc toả sáng trên cao nguyên đá khiến bước chân người lữ khách không muốn rời đi. Có phải hạnh phúc chỉ là những khoảnh khắc du xuân như thế này không?
Hướng dẫn:
Phương tiện di chuyển: Ôtô riêng hoặc xe máy, hoặc kết hợp ôtô và xe máy. Các điểm đến ở Mộc Châu (Sơn La), Sông Mã (Điện Biên), Sa Pa, Mường Khương, Pha Long, Simacai (Lào Cai) hay Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) đều nằm cách xa Hà Nội từ 200 - 500km. Có thể gửi xe máy lên ôtô chạy đêm để tiết kiệm thời gian chạy xe.
Du khách chụp hình với các cô gái H'Mông Khương:
Nếu đi về phía Lào Cai có thể di chuyển bằng tàu hoả ban tối, gửi xe máy đi cùng hoặc lên Lào Cai thuê xe máy để khám phá các địa điểm lân cận. Chi phí thuê xe khoảng 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Ở Hà Giang cũng có thể thuê xe máy với chi phí tương đương. Xe khách đi về Tây Bắc chất lượng rất tốt, thường xuất phát buổi đêm ở Mỹ Đình và tới điểm đến vào buổi sáng, rất thuận lợi.
Niềm vui gặp gỡ trên đỉnh Pha Long:
Hành trang: Ngoài những đồ dùng căn bản cho chuyến đi, trong hành trang của bạn không nên thiếu:
- Máy ảnh để ghi lại những ấn tượng và kỷ niệm của chuyến đi. Một chiếc điện thoại hiện đại có kết nối 3G là phương tiện hữu hiệu để chia sẻ hình ảnh về chuyến đi lên mạng internet với bạn bè ngay trong hành trình. Điều này sẽ tạo ra những cảm xúc vô cùng thú vị. 3G của Mobi hay Viettel đều bắt sóng tốt nhưng độ phủ sóng của 3G Viettel rộng hơn và nét hơn trên vùng núi cao.
- Âm nhạc qua một chiếc loa chuyên dụng dành cho dân đi: bạn có thể chìm đắm trong âm nhạc ở lưng chừng đèo, dưới một vườn đào, vườn mận hay giữa phiên chợ tết của đồng bào dân tộc. Một trải nghiệm ấn tượng.
Các em bé nhảy dây ở Cao Sơn (Mường Khương, Lào Cai):
- Những chiếc khăn màu rực rỡ: khi lên Tây Bắc, thời tiết thường khá rét, những chiếc khăn vừa có tác dụng giữ ấm bạn khi lên Tây Bắc, vừa "làm đẹp" cho các chàng trai, cô gái trong hành trình khám phá mùa xuân.
- Du xuân với những chiếc phong bao lì xì xinh xinh và những chiếc kẹo làm quà cho trẻ con miền biên giới sẽ giúp bạn thêm gần gũi và gắn bó tình cảm hơn với những bản làng ta qua.
Du lịch, GO! - Theo SGTT
Tây Bắc lại như một lời mời gọi hấp dẫn lôi cuốn người lữ khách. Lễ hội, núi rừng, hoa cỏ và tấm chân tình mộc mạc người miền núi là những lý do để bước chân du xuân đặt lên mọi nẻo đường. Dọc theo đường biên giới từ phía Tây theo vòng cung hướng Bắc, bất cứ một điểm đến nào, một cái tên lạ lẫm nào cũng mang đến cho dân du xuân bất ngờ và thú vị.
Nếu như cao nguyên Mộc Châu cuốn hút du khách gần xa bởi vẻ đẹp mượt mà của những cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn miên man dọc theo chân núi, những vườn đào, vườn mận rạng rỡ khoe sắc giữa bản làng người H'Mông thanh bình và mộc mạc...
... thì dọc theo bờ sông Mã đi lên Điện Biên Đông, ta sẽ gặp những bản làng của người Thái đang say sưa múa hát đón xuân về dưới gốc cây gạo đầu làng.
Những người con gái Thái tóc vấn cao, cổ trắng ngần, váy nhung đen óng ánh, đôi bàn tay xoay vòng mê mải sẽ khiến bất kỳ người lãng khách nào cũng phải ngẩn lòng.
Ẩm thực ngày xuân ở hội Say Sán (Simacai, Lào Cai):
Rời Điện Biên theo con đường dọc bờ sông Nậm Na, qua bao lễ hội của những người H'Mông Hoa, H'Mông Xanh, qua thị trấn Sa pa bồng bềnh sương mùa tết, để đến được với mảnh đất Simacai nhọc nhằn cách trở, ta lại được chìm đắm vào khúc giao duyên dưới gốc cây nêu của đồng bào Sín Chéng, bị hớp hồn bởi những chiếc váy H'Mông Si bồng bềnh trên đường đi vui hội Say Sán mỗi dịp xuân về, háo hức khám phá ẩm thực mùa tết của đồng bào dân tộc với phở chua, thắng cố, mèn mén (bắp xay), bánh bắp, bánh gạo...
Hát giao duyên dưới gốc cây nêu ở Sín Chéng (Simacai, Lào Cai):
Người Thái say mê với điệu múa đón xuân (Sông Mã - Điện Biên):
Hướng dẫn:
Phương tiện di chuyển: Ôtô riêng hoặc xe máy, hoặc kết hợp ôtô và xe máy. Các điểm đến ở Mộc Châu (Sơn La), Sông Mã (Điện Biên), Sa Pa, Mường Khương, Pha Long, Simacai (Lào Cai) hay Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) đều nằm cách xa Hà Nội từ 200 - 500km. Có thể gửi xe máy lên ôtô chạy đêm để tiết kiệm thời gian chạy xe.
Du khách chụp hình với các cô gái H'Mông Khương:
Niềm vui gặp gỡ trên đỉnh Pha Long:
Hành trang: Ngoài những đồ dùng căn bản cho chuyến đi, trong hành trang của bạn không nên thiếu:
- Máy ảnh để ghi lại những ấn tượng và kỷ niệm của chuyến đi. Một chiếc điện thoại hiện đại có kết nối 3G là phương tiện hữu hiệu để chia sẻ hình ảnh về chuyến đi lên mạng internet với bạn bè ngay trong hành trình. Điều này sẽ tạo ra những cảm xúc vô cùng thú vị. 3G của Mobi hay Viettel đều bắt sóng tốt nhưng độ phủ sóng của 3G Viettel rộng hơn và nét hơn trên vùng núi cao.
- Âm nhạc qua một chiếc loa chuyên dụng dành cho dân đi: bạn có thể chìm đắm trong âm nhạc ở lưng chừng đèo, dưới một vườn đào, vườn mận hay giữa phiên chợ tết của đồng bào dân tộc. Một trải nghiệm ấn tượng.
Các em bé nhảy dây ở Cao Sơn (Mường Khương, Lào Cai):
- Những chiếc khăn màu rực rỡ: khi lên Tây Bắc, thời tiết thường khá rét, những chiếc khăn vừa có tác dụng giữ ấm bạn khi lên Tây Bắc, vừa "làm đẹp" cho các chàng trai, cô gái trong hành trình khám phá mùa xuân.
- Du xuân với những chiếc phong bao lì xì xinh xinh và những chiếc kẹo làm quà cho trẻ con miền biên giới sẽ giúp bạn thêm gần gũi và gắn bó tình cảm hơn với những bản làng ta qua.
Du lịch, GO! - Theo SGTT
0 nhận xét :
Đăng nhận xét