Hòn Bà thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 37km (đường chim bay) về phía tây nam. Với độ cao 1.500m, nơi đây là điểm đến lý thú cho du khách trong dịp đầu xuân.
< Đường lên đỉnh Hòn Bà.
Đến với Hòn Bà là đến với một khu rừng nguyên sinh để tận hưởng khí hậu của vùng ôn đới. Nơi đây bác sĩ Yersin đã dựng nhà để ở và trồng cây canh ki na dùng làm nguyên liệu chế ra thuốc ký ninh trị bệnh sốt rét.
Từ quốc lộ 1A (đoạn thuộc xã Suối Cát, H.Cam Lâm) rẽ vào khoảng 2 km là đến chân núi, du khách sẽ bắt đầu hành trình lên đỉnh Hòn Bà với đoạn đường dài khoảng 30 km. Đoạn đường hiểm trở, với những khúc cua “rợn tóc gáy” và đầy thử thách đối với các tay lái, nhưng khi lên cao nhìn xuống thì giống như một dải lụa mềm vắt ngang lưng chừng núi.
Đường lên hòn Bà nay đã được nâng cấp thành đường trải nhựa trơn tru, sáng sủa nhưng vẫn như ngày xưa, qua sông suối thác ghềnh, đèo dốc thung lũng, rừng rậm nguyên sinh với không gian thanh tịnh, lắng đọng vô ưu, và mở toang ra phía trước ta một chân trời mới thật sự tinh khiết, trong lành. Một cảm giác lặng người khi ngắm nhìn và chạm tay vào những dấu vết mà người xưa đã để lại nơi đây.
Thảm rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi xanh ngắt bao bọc quanh con đường nhỏ tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng. Khi lên đến độ cao 1.300m, đoạn đường bắt đầu được bao phủ bởi sương mù. Mùa này, khí hậu trên đỉnh Hòn Bà không khác gì Đà Lạt hay Sa Pa những ngày đầu đông, mặc dù cái nắng khá oi bức vẫn đang hiện hữu phía dưới chân núi. Lên đến đỉnh Hòn Bà, nhiệt độ đo được là 12 độ C.
< Đường lên đỉnh Hòn Bà mở tới đây là hết, chạm vào cánh rừng trước mặt. Hai tấm bảng ghi cao độ và xác nhận di tích.
Nhà của bác sĩ A.Yersin trên đỉnh Hòn Bà là một ngôi nhà gỗ, 2 tầng, được thiết kế giản dị, gần gũi đúng như tính cách của ông. Năm 1915, bác sĩ A.Yersin khi đó đang làm việc tại Nha Trang đã thực hiện một chuyến thám hiểm, tìm đường lên đỉnh Hòn Bà. Ông đã phát hiện ra nơi đây có khí hậu mát mẻ, rất thích hợp trồng cây canh ki na dùng làm nguyên liệu chế thuốc trị bệnh sốt rét. Từ đó, A.Yersin dựng cho mình một ngôi nhà trên đỉnh núi và thường xuyên lui tới để chăm sóc các giống thuốc.
< Ngôi nhà gỗ của bác sĩ Yersin trên đỉnh Hòn Bà đã được phục chế lại theo nguyên bản. Lau lách, cây cỏ vây bọc chung quanh.
Qua thời gian, ngôi nhà xưa bị hư hỏng, chỉ còn lại phần nền. Hiện nay một ngôi nhà khác của bác sĩ A.Yersin đã được phục chế nằm cạnh nền nhà cũ, giống như nguyên bản của ngôi nhà xưa. Ngôi nhà nằm giữa bốn bề thanh vắng. Những ngày trời đẹp, đứng tại đây nhìn xuống có thể quan sát phong cảnh trữ tình của núi non trùng điệp, nhìn lên tưởng chừng như chạm tay vào mây trời bay lơ lửng trong không gian. Bên trong căn nhà trưng bày nhiều tranh, ảnh, những kỷ vật về các hoạt động nghiên cứu khoa học và cuộc sống hằng ngày của A.Yersin.
Gió ngang qua đây, u u lồng lộng, buôn buốt lạnh, mang theo hương rừng, tiếng rừng và cả hồn rừng mênh mông huyền bí. Đến tiếng ve, tiếng mang tác, tiếng vượn hú, tiếng chim ríu rít… nghe cũng lạ, cũng gieo vào ta lắm nỗi niềm.
Những ngày đầu xuân, ngôi nhà nhỏ của bác sĩ A.Yersin ẩn hiện trong màn sương trên đỉnh núi cao tạo nên một khung cảnh huyền ảo tuyệt đẹp. Đông đảo du khách, nhất là các bạn trẻ đã đến đây để cảm nhận những trải nghiệm thú vị với đất trời.
Du lịch, GO! Tổng hợp từ Thanhnien, Vietnamnet
< Đường lên đỉnh Hòn Bà.
Đến với Hòn Bà là đến với một khu rừng nguyên sinh để tận hưởng khí hậu của vùng ôn đới. Nơi đây bác sĩ Yersin đã dựng nhà để ở và trồng cây canh ki na dùng làm nguyên liệu chế ra thuốc ký ninh trị bệnh sốt rét.
Từ quốc lộ 1A (đoạn thuộc xã Suối Cát, H.Cam Lâm) rẽ vào khoảng 2 km là đến chân núi, du khách sẽ bắt đầu hành trình lên đỉnh Hòn Bà với đoạn đường dài khoảng 30 km. Đoạn đường hiểm trở, với những khúc cua “rợn tóc gáy” và đầy thử thách đối với các tay lái, nhưng khi lên cao nhìn xuống thì giống như một dải lụa mềm vắt ngang lưng chừng núi.
Đường lên hòn Bà nay đã được nâng cấp thành đường trải nhựa trơn tru, sáng sủa nhưng vẫn như ngày xưa, qua sông suối thác ghềnh, đèo dốc thung lũng, rừng rậm nguyên sinh với không gian thanh tịnh, lắng đọng vô ưu, và mở toang ra phía trước ta một chân trời mới thật sự tinh khiết, trong lành. Một cảm giác lặng người khi ngắm nhìn và chạm tay vào những dấu vết mà người xưa đã để lại nơi đây.
Thảm rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi xanh ngắt bao bọc quanh con đường nhỏ tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng. Khi lên đến độ cao 1.300m, đoạn đường bắt đầu được bao phủ bởi sương mù. Mùa này, khí hậu trên đỉnh Hòn Bà không khác gì Đà Lạt hay Sa Pa những ngày đầu đông, mặc dù cái nắng khá oi bức vẫn đang hiện hữu phía dưới chân núi. Lên đến đỉnh Hòn Bà, nhiệt độ đo được là 12 độ C.
< Đường lên đỉnh Hòn Bà mở tới đây là hết, chạm vào cánh rừng trước mặt. Hai tấm bảng ghi cao độ và xác nhận di tích.
Nhà của bác sĩ A.Yersin trên đỉnh Hòn Bà là một ngôi nhà gỗ, 2 tầng, được thiết kế giản dị, gần gũi đúng như tính cách của ông. Năm 1915, bác sĩ A.Yersin khi đó đang làm việc tại Nha Trang đã thực hiện một chuyến thám hiểm, tìm đường lên đỉnh Hòn Bà. Ông đã phát hiện ra nơi đây có khí hậu mát mẻ, rất thích hợp trồng cây canh ki na dùng làm nguyên liệu chế thuốc trị bệnh sốt rét. Từ đó, A.Yersin dựng cho mình một ngôi nhà trên đỉnh núi và thường xuyên lui tới để chăm sóc các giống thuốc.
< Ngôi nhà gỗ của bác sĩ Yersin trên đỉnh Hòn Bà đã được phục chế lại theo nguyên bản. Lau lách, cây cỏ vây bọc chung quanh.
Qua thời gian, ngôi nhà xưa bị hư hỏng, chỉ còn lại phần nền. Hiện nay một ngôi nhà khác của bác sĩ A.Yersin đã được phục chế nằm cạnh nền nhà cũ, giống như nguyên bản của ngôi nhà xưa. Ngôi nhà nằm giữa bốn bề thanh vắng. Những ngày trời đẹp, đứng tại đây nhìn xuống có thể quan sát phong cảnh trữ tình của núi non trùng điệp, nhìn lên tưởng chừng như chạm tay vào mây trời bay lơ lửng trong không gian. Bên trong căn nhà trưng bày nhiều tranh, ảnh, những kỷ vật về các hoạt động nghiên cứu khoa học và cuộc sống hằng ngày của A.Yersin.
Gió ngang qua đây, u u lồng lộng, buôn buốt lạnh, mang theo hương rừng, tiếng rừng và cả hồn rừng mênh mông huyền bí. Đến tiếng ve, tiếng mang tác, tiếng vượn hú, tiếng chim ríu rít… nghe cũng lạ, cũng gieo vào ta lắm nỗi niềm.
Những ngày đầu xuân, ngôi nhà nhỏ của bác sĩ A.Yersin ẩn hiện trong màn sương trên đỉnh núi cao tạo nên một khung cảnh huyền ảo tuyệt đẹp. Đông đảo du khách, nhất là các bạn trẻ đã đến đây để cảm nhận những trải nghiệm thú vị với đất trời.
Du lịch, GO! Tổng hợp từ Thanhnien, Vietnamnet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét