Nhớ hồi Lễ hội Trái cây Nam Bộ 2011 diễn ra tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (TPHCM) rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã sửng sốt, trầm trồ trước gian hàng trưng bày những quả bí đao cỡ nửa tạ!
< Một trong những trái bí đao khổng lồ còn trên giàn.
Truy tìm gốc gác, chúng tôi chỉ biết xuất xứ của chúng ở huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) nhưng không biết chính xác ở làng nào, xã nào. Ít lâu sau đó, có dịp đi công tác ở Bình Định, chúng tôi về huyện Phù Mỹ hỏi dò. Bà con ở đây hầu như ai cũng biết ngôi làng nhỏ chuyên sản xuất những loại nông sản khổng lồ, họ còn ghẹo: “Mấy ông tới đó ở khoảng một năm, hổng chừng... bự như king kong luôn!”.
Đó là làng Chánh Trạch (xã Mỹ Thọ), một ngôi làng nhỏ ven biển Bình Định. Ở đây nhà ai cũng làm giàn bí cao hơn đầu người, được chống đỡ bằng những cây tre to, chắc, mới “gánh” được sức nặng của những trái “bom” treo lủ khủ bên dưới. Chưa hết, gia chủ còn phải dùng những sợi dây buộc treo trái bí, “gia cố” thêm kẻo nhỡ cuống bí chịu không nổi sức nặng, đứt khỏi thân dây...
Thời điểm cận Tết, các thương lái tấp nập cho xe tải vào tận vườn thu mua bí về bán lại cho các lò làm mứt. Những trái bí đao màu xanh sẫm nằm chồng chất giữa những lớp rơm vàng tươi, trông ngộ nghĩnh, dễ thương như những em bé bụ bẫm nhưng... to hơn rất nhiều!
Chúng tôi làm quen với ông Tư Thắng, một lão nông 63 tuổi, người đã có thâm niên trồng loại bí “khủng” này, ông cũng chỉ biết hạt giống do ông bà để lại theo kiểu truyền đời. Nhưng nếu lấy hạt bí giống tốt nhất ở đây đem trồng ở đất khác thì nó cũng chỉ cho ra những trái bình thường, không hề có hiện tượng “đột biến gien” như bí làng Chánh Trạch.
Nguyên nhân theo ông Tư Thắng là do thổ nhưỡng ở đây thuộc dạng đất pha cát, có mạch nước ngầm chảy sâu bên dưới, nên bí đao của Chánh Trạch to và rất thơm ngọt, nặng từ 30 kg trở lên, cá biệt có trái dài đến 1,4 m, nặng 80 kg - bốn người “rinh” không nổi!
Ông Tư Thắng cũng thừa nhận, loại bí này chỉ mới đem lại lợi tức cho dân làng vài năm gần đây, chứ trước đó thì... quá ngán! Bởi vì cho dù có nấu canh, xào, luộc... gì thì cả nhà cũng không ăn hết một trái bí trong vài ngày.
Đem cho hàng xóm thì nhà ai cũng chất chồng cả “kho bom” như thế (thời hạn dự trữ lên đến nửa năm). Đem ra chợ quê người ta ngại mua, mà giá cũng rẻ mạt...
Bây giờ thì khác rồi, chưa tới mùa thu hoạch, các công ty chế biến thực phẩm đã tranh nhau đến từng nhà giao dịch, đặt cọc trước. Thu hoạch trái xong, người ta còn có thể tận dụng dây bí. Mỗi dây bí có thể cho từ 2-3 lít nước “giải nhiệt, thanh lọc cơ thể”...
Không chỉ vậy, loại đất “lạ lùng” ở Chánh Trạch còn “đẻ” ra những trái dưa leo (dưa chuột) không hề kém cạnh. Một trái dưa leo ở đây nặng từ 1 - 2 kg, chất lượng tuyệt hảo.
Du lịch, GO! - Theo Hà Đình Nguyên, Nguoilaodong
< Một trong những trái bí đao khổng lồ còn trên giàn.
Truy tìm gốc gác, chúng tôi chỉ biết xuất xứ của chúng ở huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) nhưng không biết chính xác ở làng nào, xã nào. Ít lâu sau đó, có dịp đi công tác ở Bình Định, chúng tôi về huyện Phù Mỹ hỏi dò. Bà con ở đây hầu như ai cũng biết ngôi làng nhỏ chuyên sản xuất những loại nông sản khổng lồ, họ còn ghẹo: “Mấy ông tới đó ở khoảng một năm, hổng chừng... bự như king kong luôn!”.
Đó là làng Chánh Trạch (xã Mỹ Thọ), một ngôi làng nhỏ ven biển Bình Định. Ở đây nhà ai cũng làm giàn bí cao hơn đầu người, được chống đỡ bằng những cây tre to, chắc, mới “gánh” được sức nặng của những trái “bom” treo lủ khủ bên dưới. Chưa hết, gia chủ còn phải dùng những sợi dây buộc treo trái bí, “gia cố” thêm kẻo nhỡ cuống bí chịu không nổi sức nặng, đứt khỏi thân dây...
Thời điểm cận Tết, các thương lái tấp nập cho xe tải vào tận vườn thu mua bí về bán lại cho các lò làm mứt. Những trái bí đao màu xanh sẫm nằm chồng chất giữa những lớp rơm vàng tươi, trông ngộ nghĩnh, dễ thương như những em bé bụ bẫm nhưng... to hơn rất nhiều!
Chúng tôi làm quen với ông Tư Thắng, một lão nông 63 tuổi, người đã có thâm niên trồng loại bí “khủng” này, ông cũng chỉ biết hạt giống do ông bà để lại theo kiểu truyền đời. Nhưng nếu lấy hạt bí giống tốt nhất ở đây đem trồng ở đất khác thì nó cũng chỉ cho ra những trái bình thường, không hề có hiện tượng “đột biến gien” như bí làng Chánh Trạch.
Nguyên nhân theo ông Tư Thắng là do thổ nhưỡng ở đây thuộc dạng đất pha cát, có mạch nước ngầm chảy sâu bên dưới, nên bí đao của Chánh Trạch to và rất thơm ngọt, nặng từ 30 kg trở lên, cá biệt có trái dài đến 1,4 m, nặng 80 kg - bốn người “rinh” không nổi!
Ông Tư Thắng cũng thừa nhận, loại bí này chỉ mới đem lại lợi tức cho dân làng vài năm gần đây, chứ trước đó thì... quá ngán! Bởi vì cho dù có nấu canh, xào, luộc... gì thì cả nhà cũng không ăn hết một trái bí trong vài ngày.
Đem cho hàng xóm thì nhà ai cũng chất chồng cả “kho bom” như thế (thời hạn dự trữ lên đến nửa năm). Đem ra chợ quê người ta ngại mua, mà giá cũng rẻ mạt...
Bây giờ thì khác rồi, chưa tới mùa thu hoạch, các công ty chế biến thực phẩm đã tranh nhau đến từng nhà giao dịch, đặt cọc trước. Thu hoạch trái xong, người ta còn có thể tận dụng dây bí. Mỗi dây bí có thể cho từ 2-3 lít nước “giải nhiệt, thanh lọc cơ thể”...
Không chỉ vậy, loại đất “lạ lùng” ở Chánh Trạch còn “đẻ” ra những trái dưa leo (dưa chuột) không hề kém cạnh. Một trái dưa leo ở đây nặng từ 1 - 2 kg, chất lượng tuyệt hảo.
Du lịch, GO! - Theo Hà Đình Nguyên, Nguoilaodong
0 nhận xét :
Đăng nhận xét