Trà Vinh nằm giữa hai con sông lớn là Cổ Chiên - một nhánh của sông Tiền và sông Bac Sac - một nhánh của sông Hậu. Đây là một trong hai tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống. Người Khmer rất sùng đạo Phật. Khắp các làng xã, phum, sóc ở Trà Vinh đều có chùa chiền; trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng với đặc điểm riêng.
Chùa Nodol ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú còn được gọi là chùa Cò hay chùa Giồng Lớn, cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 cây số về phía nam.
Theo quốc lộ 54 đến huyện Trà Cú, đi tiếp về phía cảng Định An (sông Hậu), tới cổng chào của xã Đại An, rẽ vào tay trái du khách sẽ gặp tam quan chùa Nodol bề thế với hoa văn, họa tiết sặc sở.
< Hàng ngàn con chim đủ loại, nhiều nhất là cò đã sinh sống trong khuôn viên chùa Nodol hàng trăm năm qua.
Qua cổng, theo con đường đất xuyên giữa hai bờ tre, bạch đàn, me tây, du khách rẽ vào một cổng nữa sẽ lọt vào khu vực chùa Cò.
Từ đây, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chim, cò sải cánh bay lượn trên những mái ngói, những vòm cây, những đỉnh tháp thâm nghiêm cổ kính.
Chùa Nodol là một ngôi chùa cổ to lớn, bao gồm cổng chùa, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội... có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer ở Trà Vinh.
Ngôi chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc như thần Riehu (Reahu), thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt...
Chung quanh chùa được bao bọc bởi những rặng tre, hàng cây sao, dầu, sầu đâu rợp bóng, xa hơn là những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Người dân địa phương thường gọi chùa Nodol là chùa Cò vì đã hơn 100 năm qua, trong khuôn viên chùa rộng khoảng 4 hec ta và những bờ tre bao bọc là nơi cư trú của hàng ngàn con chim các loại như cò, cồng cộc, bồ câu... trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại như cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen...
Du khách sẽ rất thú vị khi nhìn thấy những đàn cò với nhiều chủng loại bay đi kiếm ăn, bay về tổ với tiếng kêu quang quác giữa một khung cảnh thâm trầm u tĩnh. Đến với chùa Cò, ta sẽ thấy yêu mến và muốn hòa mình, đắm chìm cùng với thiên nhiên hoang dã.
Du lịch, GO! - Theo TBKTSG, internet
Chùa Nodol ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú còn được gọi là chùa Cò hay chùa Giồng Lớn, cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 cây số về phía nam.
Theo quốc lộ 54 đến huyện Trà Cú, đi tiếp về phía cảng Định An (sông Hậu), tới cổng chào của xã Đại An, rẽ vào tay trái du khách sẽ gặp tam quan chùa Nodol bề thế với hoa văn, họa tiết sặc sở.
< Hàng ngàn con chim đủ loại, nhiều nhất là cò đã sinh sống trong khuôn viên chùa Nodol hàng trăm năm qua.
Qua cổng, theo con đường đất xuyên giữa hai bờ tre, bạch đàn, me tây, du khách rẽ vào một cổng nữa sẽ lọt vào khu vực chùa Cò.
Từ đây, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chim, cò sải cánh bay lượn trên những mái ngói, những vòm cây, những đỉnh tháp thâm nghiêm cổ kính.
Chùa Nodol là một ngôi chùa cổ to lớn, bao gồm cổng chùa, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội... có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer ở Trà Vinh.
Ngôi chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc như thần Riehu (Reahu), thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt...
Chung quanh chùa được bao bọc bởi những rặng tre, hàng cây sao, dầu, sầu đâu rợp bóng, xa hơn là những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Người dân địa phương thường gọi chùa Nodol là chùa Cò vì đã hơn 100 năm qua, trong khuôn viên chùa rộng khoảng 4 hec ta và những bờ tre bao bọc là nơi cư trú của hàng ngàn con chim các loại như cò, cồng cộc, bồ câu... trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại như cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen...
Du khách sẽ rất thú vị khi nhìn thấy những đàn cò với nhiều chủng loại bay đi kiếm ăn, bay về tổ với tiếng kêu quang quác giữa một khung cảnh thâm trầm u tĩnh. Đến với chùa Cò, ta sẽ thấy yêu mến và muốn hòa mình, đắm chìm cùng với thiên nhiên hoang dã.
Du lịch, GO! - Theo TBKTSG, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét