Không phải ngẫu nhiên mà người dân lấy tên núi Vua Đen đặt luôn cho ngọn núi cao ngất trời Lục Yên (Yên Bái). Trên đỉnh ngọn núi ấy có một khối đá lớn giống hình của một vị tướng, khoác trên mình chiếc áo đen, quàng khăn đen..
Dân gian thường gọi khối đá ấy là tượng Vua áo đen. Dưới chân núi là một cái ao lớn cạnh bờ sông Chảy. Người dân cho đó là cái ao của Vua áo đen nên đặt tên chiếc áo đó là Ao Vua.
Thủ lĩnh đạo cờ đen?
Những ngày cùng ba cán bộ xã Tân Lĩnh xuyên rừng, tôi ngỡ ngàng trước một mỏm đá hình người mặc áo đen. Ông Lục Biên Cương, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã băng qua từng khóm cây gai dẫn tôi đến chân núi Vua áo đen mà thổn thức rằng: Chúng ta đang đứng dưới chân Vua áo đen.
Người xưa kể lại, vị vua này đã xả thân đánh giặc phương bắc, bảo vệ dân làng. Nhưng vua áo đen đã bị giặc giết chết ở chân núi này, về sau tại chỗ vua chết người ta thấy mọc lên một tảng đá lớn có hình của vua.
Ông Mông Ngọc Hưởng năm nay đã 77 tuổi ở huyện Lục Yên, người được coi là còn lưu giữ được rất nhiều câu chuyện về Vua áo đen kể lại: "Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Vua áo đen. Có chuyện thì kể rằng: Vua áo đen thực chất là thủ lĩnh một đạo quân vùng miền núi phía Tây Bắc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đạo quân này chủ yếu là các dân tộc ít người như Dao, Tày, Nùng... họ mặc trang phục màu đen, quân kỳ có hai màu đen, trắng nên người dân gọi là Quân cờ đen.
< Mỏm đá có hình Vua áo đen.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đạo quân này đã dũng mãnh chống trả. Đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đánh đến Yên Bái, đạo quân cờ đen đã chiến đấu rất anh dũng. Tuy nhiên, quân Pháp quá mạnh nên đã đánh bại Quân cờ đen. Thủ lĩnh đạo quân này bị giết chết tại một chân núi tại xã Tân Lĩnh. Vì cảm phục tấm lòng chiến đấu vì dân của vị thủ lĩnh này nên người dân gọi là vua, tôn làm thần và đặt một miếu thờ dưới chân núi. Tên núi cũng được đặt là núi Vua đen, hay núi Vua áo đen."
Tuy nhiên, theo ông Hưởng thì giả thiết này không đúng. Trong quá trình nghiên cứu về Vua áo đen ông đã đọc được cuốn sách "kiến văn tiểu lục" của Lê Quý Đôn. Trong cuốn sách, Lê Quý Đôn có nhắc đến một chuyến hành tẩu qua chùa Đại Kỵ ở chân núi Vua Đen.
Điều này chứng tỏ, tên núi Vua Đen đã được đặt trước thế kỷ XVIII tức thời hậu Lê hoặc ít nhất là cùng thời kỳ này. Mặc dù dân gian nói rất nhiều đến vị Vua áo đen, nhưng trong chính sử lại không thấy ghi chép gì về nhân vật này. Đây chính là sự khó khăn trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa huyện Lục Yên của ông Hưởng.
Thủ lĩnh quân thổ phỉ?
Trong quá trình nghiên cứu về Vua áo đen, ông Mông Ngọc Hưởng đã tìm ra truyền thuyết có thể tin tưởng được, nhằm làm cơ sở cho việc xác định Vua áo đen là ai. Theo truyền thuyết này thì Vua áo đen là một vị tù trưởng mặc trang phục màu đen. Người này tên là Lang, họ Hoàng, đã có công trong việc dẹp giặc phong kiến phương bắc từ thời kỳ Hùng Vương. Hoàng Lang là người ở Bắc Pha, thủ lĩnh đội quân thổ phỉ đánh lại Thục Phán (?).
< Ông Mông Ngọc Hưởng, người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa Lục Yên, nguyên là giáo viên dạy lịch sử tại trường THCS xã Tân Lĩnh.
Nhưng theo ông Hưởng thì đây có lẽ là người yêu nước, vì lúc đó Thục Phán là người từ phương bắc xuống đánh nước Âu Lạc. Đại bản doanh của thủ lĩnh Hoàng Lang đặt ở Bắc Pha, còn trại lính đặt ở Yên Bình. Trong một trận cường chiến, quân triều đình đã đánh vào trại lính của Hoàng Lang.
Do quân triều đình quá mạnh, Hoàng Lang phải chạy về bến đò Lạng nằm bên dòng sông Chảy đoạn qua xã Tân Lĩnh huyện Lục Yên ngày nay, gấp rút thu nhặt lại tàn binh, tổ chức lực lượng để đối phó. Hoàng Lang cho tổ chức lễ khao quân, để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ ngay tại bến đò. Khi đang làm lễ khao quân thì Hoàng Lang bị quân triều đình truy kích tán loạn. Rất đông binh sĩ đã bị quân triều đình bắt và giết ở đây. Hoàng Lang cưỡi một con ngựa trắng cùng với số binh sĩ còn lại chạy về một dãy núi cao để trú ẩn.
Do quân sĩ đã quá mệt mỏi, đói khát nên lúc chạy có người đã đem theo cả đùi trâu, vừa chạy vừa ăn. Đến chân núi Vua Đen ngày nay, Hoàng Lang lại bị quân triều đình mai phục tràn ra đánh. Đến chiều tối Hoàng Lang lững thững bước ra phía chân núi và từ đó không ai thấy thủ lĩnh đâu nữa.
Sáng hôm sau, người ta thấy trên đỉnh núi bỗng hiện ra một hình người đàn ông mặc áo đen, trên tay đang xách đùi trâu. Về sau người dân nghĩ hình đó do Hoàng Lang hóa thân vào, nên xưng tôn ông là Vua và đặt tên cho núi là núi Vua Áo Đen, hay núi Áo Đen và lập miếu thờ ngay dưới chân núi.
< Phải mất hơn nửa ngày leo núi đá hiểm trở chúng tôi mới đến được vườn quả kỳ bí.
Theo ông Hưởng thì giả thuyết này có thể chấp nhận được, vì những thông tin của nó có trước thế kỷ XVIII tức là trước khi Lê Quý Đôn viết sách "kiến văn tiểu lục". Còn truyền thuyết được lưu truyền này cũng nói Vua áo đen sống trước thế kỷ XVIII nên tạm thời có thể tin tưởng được.
Vườn quả kỳ quái
Gạt bỏ nỗi sợ hãi vì những câu chuyện rùng rợn vừa thực, vừa hư mà người dân kể về khu vườn kỳ quái trên đỉnh núi Vua Đen, chúng tôi quyết định xuyên rừng để nhìn tận mắt khu vườn kỳ bí mà người dân huyện Lục Yên xôn xao mấy trăm năm không ngớt. Trước khi lên núi, có người không quên dặn: "Mày vào đó nhớ đừng đem bất cứ thứ gì ra khỏi khu vườn, nếu không sẽ bị ma quỷ bịt mắt không thể bước chân ra khỏi ngọn núi Vua Đen."
Biết chúng tôi có ý định thám hiểm vườn quả kỳ bí trên đỉnh núi Vua Đen, ông Hoàng Ngọc Chấn, chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh đã tìm trong xã được 3 người giỏi đi rừng nhất để dẫn đường, trong số đó, có người đã đến được vườn quả mà dân gian vẫn hay đồn thổi. Từ UBND xã, muốn đến được vườn quả kỳ lạ trên phải mất hơn nửa ngày đi bộ luồn rừng rậm, vượt núi cao với những mỏm đá tai mèo lô nhô sắc nhọn như dao.
Ông Lục Biên Cương, phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tân Lĩnh cùng chúng tôi treo mình qua từng vách đá, băng qua ngọn núi cao ngất trời Lục Yên, rồi lọt ra một thung lũng bằng phẳng rộng khoảng 300m2.
Ông Cương nói: "Chúng ta đang ở khu vườn quả bí hiểm nhất mà người dân Lục Yên đồn đại suốt mấy trăm năm. Đã hơn 10 năm nay Nhà nước cấm khai thác rừng bừa bãi nên chẳng ai lên vườn quả làm gì. Có lẽ vì thế mà khu vườn trở nên rậm rạp lạ thường, các loại dây leo đan kín những ngọn cây ăn quả như mạng nhện."
Để quan sát kỹ hơn khu vườn, chúng tôi phải trèo lên một mỏm đá cao ngất. Hướng mắt ra khu vườn thấy những khóm chuối mọc đan xen với chằng chịt cây rừng. Trong mỗi khóm chuối đều thấy có quả chín có chỗ chim chóc ăn hết chỉ còn trơ lại cuống khô.
< Quất hồng bì, một loại cây mọc phổ biến ở vườn quả trên núi Vua Đen.
Cụ Lục Văn Ngạn, một người dân xã Tân Lĩnh cho biết: Cách đây khoảng 20 năm, khu vườn còn có nhiều cam, quất, chuối... Một lần đi săn, cụ đã vào khu vườn bứt cam ăn, lúc về cụ không quên bứt một túi về cho cháu. Nhưng khi về cụ không thể ra khỏi vườn cam, cứ đi lòng vòng rồi lại quay về chỗ cũ. Phải mất bốn vòng như thế cụ liền bỏ túi cam lại và khấn vái thần linh. Sau đó cụ mới ra được vườn quả và tìm được đường xuống chân núi. Về sau, không hiểu vì lý do gì những cây cam chết lụi gần hết.
Nhiều cụ cao niên trong xã không thể biết được vườn quả trên núi có từ khi nào. Từ bé họ đã nghe cha, mẹ kể về khu vườn kỳ lạ đó, thậm chí cha mẹ còn dọa nếu con hư thì sẽ đuổi lên vườn quả cho ma bắt... Có người đồn rằng, vườn quả là của Vua áo đen. Cũng có người nói đó là của một vị tộc trưởng giàu có và quyền lực trước kia để lại. Trước khi chết, họ đã yểm bùa và niệm chú vào khu vườn để giữ của, ngăn chặn những người tham lam vào hái quả của mình.
Vào rừng ăn quả
Nghe tôi hỏi về vườn quả trên núi, anh Mai Thế Bàng, kế toán UBND xã Tân Lĩnh tiết lộ: "Cách đây gần chục năm, vì không tin vào những lời đồn thổi của nhiều người, anh cùng vài người bạn rủ nhau lên núi tìm vườn quả. Khi lên chỉ thấy vài cây cam, quất hôi mọc xen lẫn với cây rừng."
Do cây cam bị rợp bóng nên không thể ra quả, còn quất hôi thì quả bằng ngón chân cái, ăn rất chua. Anh và một số người bạn của mình đã bứt quất hôi chấm muối để ăn, khi về cũng dắt túi vài quả nhưng chẳng thấy lạc đường. Anh nghĩ các cụ chỉ dọa cho vui. Ngày trước trên núi còn có một cái chuông đồng, có những bàn đá nhẵn thín đủ để bày hai mâm cỗ, có một bàn cờ và cả một cái ao lọt thỏm giữa đỉnh núi. Tuy nhiên, giờ cái chuông đồng chẳng còn thấy nữa, những bàn đá cũng bị cây rừng che phủ nên khó định vị được vị trí.
< Anh Lục Văn Trường, công an viên thôn 3 bên một cây ăn quả.
Theo anh Bàng: Trước đây khi anh lên núi thấy có cả mảnh sành, mảnh chum, gốm vỡ... Điều này chứng tỏ là trước đây đã từng có người sinh sống trên núi. Họ đem cả cây ăn quả lên trồng, về sau vì lý do nào đó người chết đi, hoặc di chuyển chỗ khác, nhưng vườn cây vẫn còn.
Tuy nhiên, cũng có người giả thiết: Vườn quả trên đỉnh núi Vua Đen có thể là do chim chóc, muông thú ăn quả trong các khu vườn lân cận, rồi lên núi trú ngụ. Những hạt cây được chim muông thải ra rồi mọc thành vườn, khi quả chín rụng hạt lại tiếp tục nảy mầm. Cứ như thế vườn quả tồn tại từ năm này qua năm khác chứ chẳng có thần thánh nào "nhúng tay" vào.
Ngoài hình vua áo đen, dưới chân núi còn có một cái ao mà dân gian cho đó là của Vua áo đen đào đắp. Tuy nhiên, theo ông Hưởng, Ao vua sau này mới hình thành, là một phần trong hệ thống thành cổ Bắc Pha. Thế kỷ XVIII khi nhà Thanh xâm lược nước ta, quân và dân địa phương đã đào đất đắp thành để ngăn cản quân Thanh. Cái gọi là Ao vua kéo dài từ xã Minh Xuân, đến Tân Lĩnh. Có lẽ vì hình thành sau nên không thể tìm ra được mối liên hệ nào giữa Ao vua, núi Vua Đen và khu vườn quả kỳ bí.
Du lịch, GO! - Theo Xaluan, BEE
Dân gian thường gọi khối đá ấy là tượng Vua áo đen. Dưới chân núi là một cái ao lớn cạnh bờ sông Chảy. Người dân cho đó là cái ao của Vua áo đen nên đặt tên chiếc áo đó là Ao Vua.
Thủ lĩnh đạo cờ đen?
Những ngày cùng ba cán bộ xã Tân Lĩnh xuyên rừng, tôi ngỡ ngàng trước một mỏm đá hình người mặc áo đen. Ông Lục Biên Cương, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã băng qua từng khóm cây gai dẫn tôi đến chân núi Vua áo đen mà thổn thức rằng: Chúng ta đang đứng dưới chân Vua áo đen.
Người xưa kể lại, vị vua này đã xả thân đánh giặc phương bắc, bảo vệ dân làng. Nhưng vua áo đen đã bị giặc giết chết ở chân núi này, về sau tại chỗ vua chết người ta thấy mọc lên một tảng đá lớn có hình của vua.
Ông Mông Ngọc Hưởng năm nay đã 77 tuổi ở huyện Lục Yên, người được coi là còn lưu giữ được rất nhiều câu chuyện về Vua áo đen kể lại: "Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Vua áo đen. Có chuyện thì kể rằng: Vua áo đen thực chất là thủ lĩnh một đạo quân vùng miền núi phía Tây Bắc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đạo quân này chủ yếu là các dân tộc ít người như Dao, Tày, Nùng... họ mặc trang phục màu đen, quân kỳ có hai màu đen, trắng nên người dân gọi là Quân cờ đen.
< Mỏm đá có hình Vua áo đen.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đạo quân này đã dũng mãnh chống trả. Đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đánh đến Yên Bái, đạo quân cờ đen đã chiến đấu rất anh dũng. Tuy nhiên, quân Pháp quá mạnh nên đã đánh bại Quân cờ đen. Thủ lĩnh đạo quân này bị giết chết tại một chân núi tại xã Tân Lĩnh. Vì cảm phục tấm lòng chiến đấu vì dân của vị thủ lĩnh này nên người dân gọi là vua, tôn làm thần và đặt một miếu thờ dưới chân núi. Tên núi cũng được đặt là núi Vua đen, hay núi Vua áo đen."
Tuy nhiên, theo ông Hưởng thì giả thiết này không đúng. Trong quá trình nghiên cứu về Vua áo đen ông đã đọc được cuốn sách "kiến văn tiểu lục" của Lê Quý Đôn. Trong cuốn sách, Lê Quý Đôn có nhắc đến một chuyến hành tẩu qua chùa Đại Kỵ ở chân núi Vua Đen.
Điều này chứng tỏ, tên núi Vua Đen đã được đặt trước thế kỷ XVIII tức thời hậu Lê hoặc ít nhất là cùng thời kỳ này. Mặc dù dân gian nói rất nhiều đến vị Vua áo đen, nhưng trong chính sử lại không thấy ghi chép gì về nhân vật này. Đây chính là sự khó khăn trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa huyện Lục Yên của ông Hưởng.
Thủ lĩnh quân thổ phỉ?
Trong quá trình nghiên cứu về Vua áo đen, ông Mông Ngọc Hưởng đã tìm ra truyền thuyết có thể tin tưởng được, nhằm làm cơ sở cho việc xác định Vua áo đen là ai. Theo truyền thuyết này thì Vua áo đen là một vị tù trưởng mặc trang phục màu đen. Người này tên là Lang, họ Hoàng, đã có công trong việc dẹp giặc phong kiến phương bắc từ thời kỳ Hùng Vương. Hoàng Lang là người ở Bắc Pha, thủ lĩnh đội quân thổ phỉ đánh lại Thục Phán (?).
< Ông Mông Ngọc Hưởng, người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa Lục Yên, nguyên là giáo viên dạy lịch sử tại trường THCS xã Tân Lĩnh.
Nhưng theo ông Hưởng thì đây có lẽ là người yêu nước, vì lúc đó Thục Phán là người từ phương bắc xuống đánh nước Âu Lạc. Đại bản doanh của thủ lĩnh Hoàng Lang đặt ở Bắc Pha, còn trại lính đặt ở Yên Bình. Trong một trận cường chiến, quân triều đình đã đánh vào trại lính của Hoàng Lang.
Do quân triều đình quá mạnh, Hoàng Lang phải chạy về bến đò Lạng nằm bên dòng sông Chảy đoạn qua xã Tân Lĩnh huyện Lục Yên ngày nay, gấp rút thu nhặt lại tàn binh, tổ chức lực lượng để đối phó. Hoàng Lang cho tổ chức lễ khao quân, để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ ngay tại bến đò. Khi đang làm lễ khao quân thì Hoàng Lang bị quân triều đình truy kích tán loạn. Rất đông binh sĩ đã bị quân triều đình bắt và giết ở đây. Hoàng Lang cưỡi một con ngựa trắng cùng với số binh sĩ còn lại chạy về một dãy núi cao để trú ẩn.
Do quân sĩ đã quá mệt mỏi, đói khát nên lúc chạy có người đã đem theo cả đùi trâu, vừa chạy vừa ăn. Đến chân núi Vua Đen ngày nay, Hoàng Lang lại bị quân triều đình mai phục tràn ra đánh. Đến chiều tối Hoàng Lang lững thững bước ra phía chân núi và từ đó không ai thấy thủ lĩnh đâu nữa.
Sáng hôm sau, người ta thấy trên đỉnh núi bỗng hiện ra một hình người đàn ông mặc áo đen, trên tay đang xách đùi trâu. Về sau người dân nghĩ hình đó do Hoàng Lang hóa thân vào, nên xưng tôn ông là Vua và đặt tên cho núi là núi Vua Áo Đen, hay núi Áo Đen và lập miếu thờ ngay dưới chân núi.
< Phải mất hơn nửa ngày leo núi đá hiểm trở chúng tôi mới đến được vườn quả kỳ bí.
Theo ông Hưởng thì giả thuyết này có thể chấp nhận được, vì những thông tin của nó có trước thế kỷ XVIII tức là trước khi Lê Quý Đôn viết sách "kiến văn tiểu lục". Còn truyền thuyết được lưu truyền này cũng nói Vua áo đen sống trước thế kỷ XVIII nên tạm thời có thể tin tưởng được.
Vườn quả kỳ quái
Gạt bỏ nỗi sợ hãi vì những câu chuyện rùng rợn vừa thực, vừa hư mà người dân kể về khu vườn kỳ quái trên đỉnh núi Vua Đen, chúng tôi quyết định xuyên rừng để nhìn tận mắt khu vườn kỳ bí mà người dân huyện Lục Yên xôn xao mấy trăm năm không ngớt. Trước khi lên núi, có người không quên dặn: "Mày vào đó nhớ đừng đem bất cứ thứ gì ra khỏi khu vườn, nếu không sẽ bị ma quỷ bịt mắt không thể bước chân ra khỏi ngọn núi Vua Đen."
Biết chúng tôi có ý định thám hiểm vườn quả kỳ bí trên đỉnh núi Vua Đen, ông Hoàng Ngọc Chấn, chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh đã tìm trong xã được 3 người giỏi đi rừng nhất để dẫn đường, trong số đó, có người đã đến được vườn quả mà dân gian vẫn hay đồn thổi. Từ UBND xã, muốn đến được vườn quả kỳ lạ trên phải mất hơn nửa ngày đi bộ luồn rừng rậm, vượt núi cao với những mỏm đá tai mèo lô nhô sắc nhọn như dao.
Ông Lục Biên Cương, phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tân Lĩnh cùng chúng tôi treo mình qua từng vách đá, băng qua ngọn núi cao ngất trời Lục Yên, rồi lọt ra một thung lũng bằng phẳng rộng khoảng 300m2.
Ông Cương nói: "Chúng ta đang ở khu vườn quả bí hiểm nhất mà người dân Lục Yên đồn đại suốt mấy trăm năm. Đã hơn 10 năm nay Nhà nước cấm khai thác rừng bừa bãi nên chẳng ai lên vườn quả làm gì. Có lẽ vì thế mà khu vườn trở nên rậm rạp lạ thường, các loại dây leo đan kín những ngọn cây ăn quả như mạng nhện."
Để quan sát kỹ hơn khu vườn, chúng tôi phải trèo lên một mỏm đá cao ngất. Hướng mắt ra khu vườn thấy những khóm chuối mọc đan xen với chằng chịt cây rừng. Trong mỗi khóm chuối đều thấy có quả chín có chỗ chim chóc ăn hết chỉ còn trơ lại cuống khô.
< Quất hồng bì, một loại cây mọc phổ biến ở vườn quả trên núi Vua Đen.
Cụ Lục Văn Ngạn, một người dân xã Tân Lĩnh cho biết: Cách đây khoảng 20 năm, khu vườn còn có nhiều cam, quất, chuối... Một lần đi săn, cụ đã vào khu vườn bứt cam ăn, lúc về cụ không quên bứt một túi về cho cháu. Nhưng khi về cụ không thể ra khỏi vườn cam, cứ đi lòng vòng rồi lại quay về chỗ cũ. Phải mất bốn vòng như thế cụ liền bỏ túi cam lại và khấn vái thần linh. Sau đó cụ mới ra được vườn quả và tìm được đường xuống chân núi. Về sau, không hiểu vì lý do gì những cây cam chết lụi gần hết.
Nhiều cụ cao niên trong xã không thể biết được vườn quả trên núi có từ khi nào. Từ bé họ đã nghe cha, mẹ kể về khu vườn kỳ lạ đó, thậm chí cha mẹ còn dọa nếu con hư thì sẽ đuổi lên vườn quả cho ma bắt... Có người đồn rằng, vườn quả là của Vua áo đen. Cũng có người nói đó là của một vị tộc trưởng giàu có và quyền lực trước kia để lại. Trước khi chết, họ đã yểm bùa và niệm chú vào khu vườn để giữ của, ngăn chặn những người tham lam vào hái quả của mình.
Vào rừng ăn quả
Nghe tôi hỏi về vườn quả trên núi, anh Mai Thế Bàng, kế toán UBND xã Tân Lĩnh tiết lộ: "Cách đây gần chục năm, vì không tin vào những lời đồn thổi của nhiều người, anh cùng vài người bạn rủ nhau lên núi tìm vườn quả. Khi lên chỉ thấy vài cây cam, quất hôi mọc xen lẫn với cây rừng."
Do cây cam bị rợp bóng nên không thể ra quả, còn quất hôi thì quả bằng ngón chân cái, ăn rất chua. Anh và một số người bạn của mình đã bứt quất hôi chấm muối để ăn, khi về cũng dắt túi vài quả nhưng chẳng thấy lạc đường. Anh nghĩ các cụ chỉ dọa cho vui. Ngày trước trên núi còn có một cái chuông đồng, có những bàn đá nhẵn thín đủ để bày hai mâm cỗ, có một bàn cờ và cả một cái ao lọt thỏm giữa đỉnh núi. Tuy nhiên, giờ cái chuông đồng chẳng còn thấy nữa, những bàn đá cũng bị cây rừng che phủ nên khó định vị được vị trí.
< Anh Lục Văn Trường, công an viên thôn 3 bên một cây ăn quả.
Theo anh Bàng: Trước đây khi anh lên núi thấy có cả mảnh sành, mảnh chum, gốm vỡ... Điều này chứng tỏ là trước đây đã từng có người sinh sống trên núi. Họ đem cả cây ăn quả lên trồng, về sau vì lý do nào đó người chết đi, hoặc di chuyển chỗ khác, nhưng vườn cây vẫn còn.
Tuy nhiên, cũng có người giả thiết: Vườn quả trên đỉnh núi Vua Đen có thể là do chim chóc, muông thú ăn quả trong các khu vườn lân cận, rồi lên núi trú ngụ. Những hạt cây được chim muông thải ra rồi mọc thành vườn, khi quả chín rụng hạt lại tiếp tục nảy mầm. Cứ như thế vườn quả tồn tại từ năm này qua năm khác chứ chẳng có thần thánh nào "nhúng tay" vào.
Ngoài hình vua áo đen, dưới chân núi còn có một cái ao mà dân gian cho đó là của Vua áo đen đào đắp. Tuy nhiên, theo ông Hưởng, Ao vua sau này mới hình thành, là một phần trong hệ thống thành cổ Bắc Pha. Thế kỷ XVIII khi nhà Thanh xâm lược nước ta, quân và dân địa phương đã đào đất đắp thành để ngăn cản quân Thanh. Cái gọi là Ao vua kéo dài từ xã Minh Xuân, đến Tân Lĩnh. Có lẽ vì hình thành sau nên không thể tìm ra được mối liên hệ nào giữa Ao vua, núi Vua Đen và khu vườn quả kỳ bí.
Du lịch, GO! - Theo Xaluan, BEE
0 nhận xét :
Đăng nhận xét