Thay vì ở nhà sum vầy với gia đình dịp Tết, có những người trẻ lại chọn đi phượt như một cách để “thưởng Tết” vô cùng độc đáo.
Tư duy ngược của chàng mê phượt
< Anh Hùng (giữa) trong một chuyến đi cùng bạn bè.
Tết là dịp đoàn viên sum vầy, nhưng với những người trẻ trót ngấm niềm đam mê “phượt” vào trong máu, thì không gì thú vị bằng được khởi hành những chuyến đi vào dịp Tết. Hành trình đón Tết trên đường phượt của họ vì thế mà có rất nhiều điều để nói. Trước hết là sự dũng cảm, sẵn sàng rời bỏ sự ấm áp, no đủ để dấn thân đến những cung đường dài, những vùng đất lạ vào đúng những ngày gia đình quay quần đã là một cái “dám nghĩ, dám làm” mà ít người có được. Và tất nhiên, cả những trải nghiệm theo họ trở về sau những chuyến đi ấy cũng vô cùng quý giá.
Nhiều năm liên tục đi phượt đúng vào dịp Tết, với anh Hùng – Cầu Giấy – Hà Nội, phượt đã trở thành một thú vui khó bỏ. Anh tiết lộ, cứ Tết đến là anh lên đường: Khi thì là hành trình đón Tết người Mông ở Thanh Hóa, lúc thì là cung đường chinh phục Tây Nguyên… Chuyến đi nào cũng háo hức, xúc động khó tả.
“Phượt trong dịp Tết Nguyên đán thì khác hơn nhiều so với ngày bình thường. Đơn giản là mọi người chỉ có những ngày Tết để gặp nhau cho thỏa một năm xa cách, còn mình lại gói ghém đồ đạc để lên đường tìm những cái Tết khác xa lạ. Ở nơi đó chẳng có bạn bè, bố mẹ và người thân. Nhiều người nghĩ chúng tôi “tư duy ngược”, nhưng thực sự không phải vậy” – anh Hùng chia sẻ.
Với lối “tư duy ngược” đó, anh sẵn sàng tạm biệt Hà Nội, tạm biệt gia đình để đi.
Anh bộc bạch: “28, 29 sắm xong đào quất thì sáng sớm 30 lên đường là chuyện “bình thường”. Có năm khi mình khoác ba lô, mang nồi niêu xoong chảo ra buộc vào xe chuẩn bị lên đường thì mẹ khóc ngăn, thậm chí còn mắng con…”
Có lẽ, đam mê phượt quá mạnh mẽ đã khiến anh đủ dũng cảm và bản lĩnh để “dứt áo” lên đường: “ Mình rất muốn khám phá các vùng miền vào dịp Tết, thật sự háo hức vô cùng. Thích nhất là có những dịp một ngày được đón Tết ở ba tỉnh, mỗi tỉnh có một phong tục, tập quán đặc sắc riêng. Có nhiều cảm xúc, nhiều niềm vui mà tôi tin rằng, giữa chốn phố phường Hà Nội chẳng bao giờ có được!”
Kỷ niệm Tết khó quên
Anh Hùng chia sẻ, Tết trên đường phượt vừa gần vừa xa. Gần là những khi gặp được bạn bè, người dân bản địa họ tiếp đãi lịch sự, hiếu khách… mình cảm giác gần gũi như thành viên trong nhà. Còn xa thì là nỗi nhớ, thương bố mẹ… cảm giác buồn buồn khó tả…
Điều quan trọng là: “Nhờ những chuyến đi ấy, chúng tôi được gặp những người bạn mới mà mình chưa bao giờ được gặp. Hình như những ngày Tết đến tôi thấy họ hiền hơn, họ thân thiện và đồng cảm với mình hơn” như anh tâm sự.
Có thâm niên đi phượt và đặc biệt là phượt Tết nhiều năm nay, anh Hùng cho hay những cái Tết trên đường phượt của anh thường in đậm dấu ấn của những vùng đất mới, những gương mặt mới, những và kỉ niệm sôi nổi, đẹp đẽ và không cái nào lẫn với cái nào: “Cảm giác hoang mang đến tột độ khi đi giữa núi rừng Tây Bắc gần bốn mươi phút với 35 km đường đèo. Hay ngỡ ngàng trong những mảng màu đặc trưng của Tây Bắc như xanh nõn chuối, tím hồng cánh sen, xanh chàm và sắc đỏ … bỗng sáng lòa trong mắt cùng những điệu khèn của những chàng trai Mông gọi bạn…”
Đón Tết trên đường phượt có nghĩa anh Hùng có cơ hội ăn ba cái Tết của ba nơi trong một ngày – điều mà không phải ai cũng được trải nghiệm. Chuyến đi khiến anh ấn tượng nhất cho đến thời điểm này là chuyến phượt Tây Nguyên Tết năm 2010.
Anh kể, anh chọn đi Tây Nguyên – một cung đường ít người lựa chọn vào thời điểm ấy đơn giản vì đã “kinh qua” hầu hết những cung đường Tây Bắc…, mong tìm một điều mới lạ. Chuyến đi ấy đầy vất vả được anh ví như một chuyến “hành xác” ấy kéo dài suốt 15 ngày. “Quyết tâm không ngủ nhà nghỉ, khách sạn và chỉ ngủ lều, chỉ ngủ lều, uống nước suối” – là nguyên tắc mà anh đề ra cho hành trình của mình, bất chấp ngày Tết hay ngày thường.
Cũng vì vậy mà anh cùng người bạn đồng hành đã rơi vào hình huống khá nguy hiểm: “Hôm ấy khởi hành từ một giờ đêm 28, sang ngày 29 Tết từ Hà Nội. Đến 4h đêm thì tới địa phận rừng Cúc Phương. Hai người tranh thủ dựng lều ngủ tạm vì mệt thì bất ngờ có bốn thanh niên bản đi tới “giở trò” định cướp xe.
Hai người thậm chí còn bị kề dao vào cổ đe dọa. Rất may anh cùng bạn đã chuẩn bị kỹ càng, kịp thời bỏ chạy tri hô… Khi quay trở lại, xe vẫn còn, người không ảnh hưởng và cũng chẳng mất mát gì nhưng hai thằng bảo nhau lập tức giỡ trại để lên đường!” – anh Hùng kể.
Bị cướp, bị đe dọa… đáng sợ, trớ trêu hơn là những tai nạn ngang đường.
Anh kể: “Có năm đi phượt Mường Lát, đúng mùng 3 Tết thì mình bị nạn, cả người và xe ngã rơi tuột xuống một sườn dốc không tài nào kéo xe lên được. Cuối cùng, anh phải nhờ một người dân đánh xe bò ra cứu cả xe lẫn người. Rồi cũng chính người ấy cho mình ngủ nhờ cũng đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ trong nhà anh ta…nghĩ lại vừa buồn cười vừa vui“.
Tiết lộ bí quyết phượt xuyên Tết, anh Hùng hóm hỉnh bật mí: “Có một số điểm lưu ý mọi người trong dịp Tết Nguyên đán thì nên chuẩn bị thật nhiều đồ ăn sẵn. Đồ hộp là tốt nhất. Vì mình đi xem họ ăn Tết chứ không phải mình đi ăn Tết đâu. Mà nếu có thể thì đến bất kì cửa hàng tạp hóa nào hãy mua cho mình và bạn đồng hành một lon bia nhé, kẻo thấy họ chúc nhau thì mình lại tủi thân…”
Có lẽ những chuyến đi ngày Tết khiến anh nhận chân thêm nhiều điều quý báu trong cuộc sống. Đó là những chuyến đi để hiểu thêm về cuộc đời, về con người. Là những chuyến đi để cảm thấy dường như khi con người người cảm thấy thân thiện với nhau hơn thì đất trời trong những ngày xuân hình như cũng rộng lớn và hùng vĩ, bao la hơn mọi ngày…
Du lịch, GO! - Theo Minhtam - Vietnamnet, internet
Tư duy ngược của chàng mê phượt
< Anh Hùng (giữa) trong một chuyến đi cùng bạn bè.
Tết là dịp đoàn viên sum vầy, nhưng với những người trẻ trót ngấm niềm đam mê “phượt” vào trong máu, thì không gì thú vị bằng được khởi hành những chuyến đi vào dịp Tết. Hành trình đón Tết trên đường phượt của họ vì thế mà có rất nhiều điều để nói. Trước hết là sự dũng cảm, sẵn sàng rời bỏ sự ấm áp, no đủ để dấn thân đến những cung đường dài, những vùng đất lạ vào đúng những ngày gia đình quay quần đã là một cái “dám nghĩ, dám làm” mà ít người có được. Và tất nhiên, cả những trải nghiệm theo họ trở về sau những chuyến đi ấy cũng vô cùng quý giá.
Nhiều năm liên tục đi phượt đúng vào dịp Tết, với anh Hùng – Cầu Giấy – Hà Nội, phượt đã trở thành một thú vui khó bỏ. Anh tiết lộ, cứ Tết đến là anh lên đường: Khi thì là hành trình đón Tết người Mông ở Thanh Hóa, lúc thì là cung đường chinh phục Tây Nguyên… Chuyến đi nào cũng háo hức, xúc động khó tả.
“Phượt trong dịp Tết Nguyên đán thì khác hơn nhiều so với ngày bình thường. Đơn giản là mọi người chỉ có những ngày Tết để gặp nhau cho thỏa một năm xa cách, còn mình lại gói ghém đồ đạc để lên đường tìm những cái Tết khác xa lạ. Ở nơi đó chẳng có bạn bè, bố mẹ và người thân. Nhiều người nghĩ chúng tôi “tư duy ngược”, nhưng thực sự không phải vậy” – anh Hùng chia sẻ.
Với lối “tư duy ngược” đó, anh sẵn sàng tạm biệt Hà Nội, tạm biệt gia đình để đi.
Anh bộc bạch: “28, 29 sắm xong đào quất thì sáng sớm 30 lên đường là chuyện “bình thường”. Có năm khi mình khoác ba lô, mang nồi niêu xoong chảo ra buộc vào xe chuẩn bị lên đường thì mẹ khóc ngăn, thậm chí còn mắng con…”
Có lẽ, đam mê phượt quá mạnh mẽ đã khiến anh đủ dũng cảm và bản lĩnh để “dứt áo” lên đường: “ Mình rất muốn khám phá các vùng miền vào dịp Tết, thật sự háo hức vô cùng. Thích nhất là có những dịp một ngày được đón Tết ở ba tỉnh, mỗi tỉnh có một phong tục, tập quán đặc sắc riêng. Có nhiều cảm xúc, nhiều niềm vui mà tôi tin rằng, giữa chốn phố phường Hà Nội chẳng bao giờ có được!”
Kỷ niệm Tết khó quên
Anh Hùng chia sẻ, Tết trên đường phượt vừa gần vừa xa. Gần là những khi gặp được bạn bè, người dân bản địa họ tiếp đãi lịch sự, hiếu khách… mình cảm giác gần gũi như thành viên trong nhà. Còn xa thì là nỗi nhớ, thương bố mẹ… cảm giác buồn buồn khó tả…
Điều quan trọng là: “Nhờ những chuyến đi ấy, chúng tôi được gặp những người bạn mới mà mình chưa bao giờ được gặp. Hình như những ngày Tết đến tôi thấy họ hiền hơn, họ thân thiện và đồng cảm với mình hơn” như anh tâm sự.
Có thâm niên đi phượt và đặc biệt là phượt Tết nhiều năm nay, anh Hùng cho hay những cái Tết trên đường phượt của anh thường in đậm dấu ấn của những vùng đất mới, những gương mặt mới, những và kỉ niệm sôi nổi, đẹp đẽ và không cái nào lẫn với cái nào: “Cảm giác hoang mang đến tột độ khi đi giữa núi rừng Tây Bắc gần bốn mươi phút với 35 km đường đèo. Hay ngỡ ngàng trong những mảng màu đặc trưng của Tây Bắc như xanh nõn chuối, tím hồng cánh sen, xanh chàm và sắc đỏ … bỗng sáng lòa trong mắt cùng những điệu khèn của những chàng trai Mông gọi bạn…”
Đón Tết trên đường phượt có nghĩa anh Hùng có cơ hội ăn ba cái Tết của ba nơi trong một ngày – điều mà không phải ai cũng được trải nghiệm. Chuyến đi khiến anh ấn tượng nhất cho đến thời điểm này là chuyến phượt Tây Nguyên Tết năm 2010.
Anh kể, anh chọn đi Tây Nguyên – một cung đường ít người lựa chọn vào thời điểm ấy đơn giản vì đã “kinh qua” hầu hết những cung đường Tây Bắc…, mong tìm một điều mới lạ. Chuyến đi ấy đầy vất vả được anh ví như một chuyến “hành xác” ấy kéo dài suốt 15 ngày. “Quyết tâm không ngủ nhà nghỉ, khách sạn và chỉ ngủ lều, chỉ ngủ lều, uống nước suối” – là nguyên tắc mà anh đề ra cho hành trình của mình, bất chấp ngày Tết hay ngày thường.
Cũng vì vậy mà anh cùng người bạn đồng hành đã rơi vào hình huống khá nguy hiểm: “Hôm ấy khởi hành từ một giờ đêm 28, sang ngày 29 Tết từ Hà Nội. Đến 4h đêm thì tới địa phận rừng Cúc Phương. Hai người tranh thủ dựng lều ngủ tạm vì mệt thì bất ngờ có bốn thanh niên bản đi tới “giở trò” định cướp xe.
Hai người thậm chí còn bị kề dao vào cổ đe dọa. Rất may anh cùng bạn đã chuẩn bị kỹ càng, kịp thời bỏ chạy tri hô… Khi quay trở lại, xe vẫn còn, người không ảnh hưởng và cũng chẳng mất mát gì nhưng hai thằng bảo nhau lập tức giỡ trại để lên đường!” – anh Hùng kể.
Bị cướp, bị đe dọa… đáng sợ, trớ trêu hơn là những tai nạn ngang đường.
Anh kể: “Có năm đi phượt Mường Lát, đúng mùng 3 Tết thì mình bị nạn, cả người và xe ngã rơi tuột xuống một sườn dốc không tài nào kéo xe lên được. Cuối cùng, anh phải nhờ một người dân đánh xe bò ra cứu cả xe lẫn người. Rồi cũng chính người ấy cho mình ngủ nhờ cũng đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ trong nhà anh ta…nghĩ lại vừa buồn cười vừa vui“.
Tiết lộ bí quyết phượt xuyên Tết, anh Hùng hóm hỉnh bật mí: “Có một số điểm lưu ý mọi người trong dịp Tết Nguyên đán thì nên chuẩn bị thật nhiều đồ ăn sẵn. Đồ hộp là tốt nhất. Vì mình đi xem họ ăn Tết chứ không phải mình đi ăn Tết đâu. Mà nếu có thể thì đến bất kì cửa hàng tạp hóa nào hãy mua cho mình và bạn đồng hành một lon bia nhé, kẻo thấy họ chúc nhau thì mình lại tủi thân…”
Có lẽ những chuyến đi ngày Tết khiến anh nhận chân thêm nhiều điều quý báu trong cuộc sống. Đó là những chuyến đi để hiểu thêm về cuộc đời, về con người. Là những chuyến đi để cảm thấy dường như khi con người người cảm thấy thân thiện với nhau hơn thì đất trời trong những ngày xuân hình như cũng rộng lớn và hùng vĩ, bao la hơn mọi ngày…
Du lịch, GO! - Theo Minhtam - Vietnamnet, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét