Mỗi ngày sản xuất hàng nghìn chiếc, các nghệ nhân làng bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) đang hối hả gói bánh để phục vụ Tết Nhâm Thìn.
< Mấy ngày nay, các hộ gia đình ở Tranh Khúc bắt đầu lấy lá dong về chất đầy sân để chuẩn bị gói bánh chưng phục vụ dịp Tết.
Làng Tranh Khúc thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội - nơi từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu bánh chưng quanh năm.
< Lá dong chủ yếu được lấy từ Thanh Hoá, Hà Giang. Công đoạn rửa lá khá quan trọng và mất nhiều thời gian. Sau khi rửa sạch, lau khô, lá dong được cắt sống để khi gói không bị gẫy, bánh sẽ vuông, đẹp.
Tại một nơi có tới hơn 200 hộ làm bánh chưng bán (chiếm 70% số hộ toàn thôn), trung bình mỗi ngày một hộ cũng bán ra thị trường vài trăm chiếc như ở đây thì chuyện người ta chỉ nói về bánh chưng suốt ngày cũng là lẽ thường.
< Gạo nếp chủ yếu được lấy từ Hải Hậu thơm và ngon, rất hợp để làm bánh Tết.
< Nhân đỗ xanh được nấu nhuyễn, nặn thành bánh kẹp thịt lợn ba chỉ ở giữa.
Ngay từ rằm tháng chạp thì người ta đã cảm nhận không khí vui như tết ở đây với những công đoạn cho ra những chiếc bánh chưng truyền thống.
< Điều đặc biệt ở Tranh Khúc là người dân không bao giờ dùng khuôn để gói bánh.
< Mỗi bánh thường được gói bởi 6-7 lá dong. Khi gói phải thao tác nhanh, nếu không gạo sẽ rơi ra ngoài.
Dường như bất cứ ai tới với làng Tranh Khúc cũng sẽ có cảm giác như đang là ngày cuối cùng của năm cũ khi mà lá dong, gạo nếp, nhân thịt, đỗ xanh …tràn ngập khắp nơi.
< Dù chỉ gói bằng tay mà hàng trăm chiếc bánh vẫn vuông và đều như nhau.
Không chỉ thế, người dân trong làng từ già tới trẻ, thậm chí cả phụ nữ đang mang bầu cũng tham gia vào việc gói bánh khiến người ta cảm nhận rõ mồn một hơn khoảnh khắc gần đêm Giao thừa.
< "Nhiều người ở Tranh Khúc biết gói bánh chưng từ hồi nhỏ, nên nhiều thanh niên gói rất nhanh và đẹp", anh Thành tâm sự.
< Anh Nguyễn Văn Xuân, một gia đình làm bánh chưng ở Tranh Khúc cho biết, làm bánh chưng khó và lâu nhất là công đoạn gói và buộc lạt. Nếu không cẩn thận, bánh sẽ không vuông góc và hình thức không đẹp. Còn chất lượng bánh phụ thuộc vào thời gian luộc.
Năm nay, gia đình anh Xuân làm nhiều hơn năm trước vài trăm chiếc, xuất chủ yếu lên Hà Nội. Đến khoảng 23 tháng chạp, anh sẽ thuê thêm 2 nhân công cùng làm để kịp tiến độ giao hàng cho khách.
< Sau khi gói, bánh chưng sẽ được luộc trong nồi to, mỗi mẻ thường hơn 8 tiếng là bánh chín rền. Sau đó bánh được vớt ra rửa qua nước lạnh và đem ép nhẹ.
Bánh chưng Tranh Khúc có nhiều mức giá, phổ biến từ 30 ngàn trở lên. Thông thường người ta hay đặt loại bánh có giá 50 nghìn đồng. Ngoại lệ: có những khách dạng VIP đặt bánh nhiều tiền hơn, thậm chí hàng trăm ngàn để ăn hoặc đem biếu. Tuy nhiên, trên thực tế thì bánh "VIP" và bánh thường cũng chỉ khác nhau thêm... 1 miếng thịt! Ngẫm ra nhiều đại gia bị xỏ mũi, cứ tưởng nhiều tiền, bánh ngon hơn đã là oách nhưng thật ra thì bánh càng có giá đắt bao nhiêu thì người gói càng lãi nhiều!
Du lịch, GO! - Biên tập từ VnExpress, Baomoi
< Mấy ngày nay, các hộ gia đình ở Tranh Khúc bắt đầu lấy lá dong về chất đầy sân để chuẩn bị gói bánh chưng phục vụ dịp Tết.
Làng Tranh Khúc thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội - nơi từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu bánh chưng quanh năm.
< Lá dong chủ yếu được lấy từ Thanh Hoá, Hà Giang. Công đoạn rửa lá khá quan trọng và mất nhiều thời gian. Sau khi rửa sạch, lau khô, lá dong được cắt sống để khi gói không bị gẫy, bánh sẽ vuông, đẹp.
Tại một nơi có tới hơn 200 hộ làm bánh chưng bán (chiếm 70% số hộ toàn thôn), trung bình mỗi ngày một hộ cũng bán ra thị trường vài trăm chiếc như ở đây thì chuyện người ta chỉ nói về bánh chưng suốt ngày cũng là lẽ thường.
< Gạo nếp chủ yếu được lấy từ Hải Hậu thơm và ngon, rất hợp để làm bánh Tết.
< Nhân đỗ xanh được nấu nhuyễn, nặn thành bánh kẹp thịt lợn ba chỉ ở giữa.
Ngay từ rằm tháng chạp thì người ta đã cảm nhận không khí vui như tết ở đây với những công đoạn cho ra những chiếc bánh chưng truyền thống.
< Điều đặc biệt ở Tranh Khúc là người dân không bao giờ dùng khuôn để gói bánh.
< Mỗi bánh thường được gói bởi 6-7 lá dong. Khi gói phải thao tác nhanh, nếu không gạo sẽ rơi ra ngoài.
Dường như bất cứ ai tới với làng Tranh Khúc cũng sẽ có cảm giác như đang là ngày cuối cùng của năm cũ khi mà lá dong, gạo nếp, nhân thịt, đỗ xanh …tràn ngập khắp nơi.
< Dù chỉ gói bằng tay mà hàng trăm chiếc bánh vẫn vuông và đều như nhau.
Không chỉ thế, người dân trong làng từ già tới trẻ, thậm chí cả phụ nữ đang mang bầu cũng tham gia vào việc gói bánh khiến người ta cảm nhận rõ mồn một hơn khoảnh khắc gần đêm Giao thừa.
< "Nhiều người ở Tranh Khúc biết gói bánh chưng từ hồi nhỏ, nên nhiều thanh niên gói rất nhanh và đẹp", anh Thành tâm sự.
< Anh Nguyễn Văn Xuân, một gia đình làm bánh chưng ở Tranh Khúc cho biết, làm bánh chưng khó và lâu nhất là công đoạn gói và buộc lạt. Nếu không cẩn thận, bánh sẽ không vuông góc và hình thức không đẹp. Còn chất lượng bánh phụ thuộc vào thời gian luộc.
Năm nay, gia đình anh Xuân làm nhiều hơn năm trước vài trăm chiếc, xuất chủ yếu lên Hà Nội. Đến khoảng 23 tháng chạp, anh sẽ thuê thêm 2 nhân công cùng làm để kịp tiến độ giao hàng cho khách.
< Sau khi gói, bánh chưng sẽ được luộc trong nồi to, mỗi mẻ thường hơn 8 tiếng là bánh chín rền. Sau đó bánh được vớt ra rửa qua nước lạnh và đem ép nhẹ.
Bánh chưng Tranh Khúc có nhiều mức giá, phổ biến từ 30 ngàn trở lên. Thông thường người ta hay đặt loại bánh có giá 50 nghìn đồng. Ngoại lệ: có những khách dạng VIP đặt bánh nhiều tiền hơn, thậm chí hàng trăm ngàn để ăn hoặc đem biếu. Tuy nhiên, trên thực tế thì bánh "VIP" và bánh thường cũng chỉ khác nhau thêm... 1 miếng thịt! Ngẫm ra nhiều đại gia bị xỏ mũi, cứ tưởng nhiều tiền, bánh ngon hơn đã là oách nhưng thật ra thì bánh càng có giá đắt bao nhiêu thì người gói càng lãi nhiều!
Du lịch, GO! - Biên tập từ VnExpress, Baomoi
0 nhận xét :
Đăng nhận xét