Câu chuyện này là cú hích cuối cùng biến những thương nhớ mà “dân đi” dành cho mảnh đất Đồng Văn (Hà Giang) vốn đã gắn bó với nhiều người qua những chuyến du lịch thành một hành động thiết thực. “Thương nhớ Đồng Văn” sẽ là một món quà ý nghĩa dành tặng đồng bào vùng cao.
< Một “dân đi” trò chuyện cùng một phụ nữ trước cửa “nhà của Pao”.
Tôi chỉ đến “nhà của Pao” (một ngôi nhà nổi tiếng ở xã Sủng Là, Đồng Văn) vào hành trình thứ tám trên cao nguyên đá. Hôm đó, chúng tôi đã có một vài bức hình chụp chung với gia đình rất đẹp. Và tôi khi trở về Hà Nội đã in ảnh, đóng khung, treo lên tường nhà một tấm, để đôi lúc đi ngang qua phòng khách lại có dịp giật mình, thảng thốt nhớ Đồng Văn...
< Tấm ảnh được treo cùng với những bức ảnh khác của gia đình.
Tôi trở lại Đồng Văn không lâu sau đó. Cũng như mọi khi, chuyến đi lần nào cũng vội. Lần nào tôi cũng chỉ kịp thở dài tiếc nuối vì không kịp in những tấm ảnh để dành tặng những con người tôi đã gặp và chia sẻ trong những chuyến đi trước đó. Trước khi xách balô ra cửa, cái nhìn của tôi dừng lại nơi bức tường phòng khách. Tôi vội vã bước đến, gỡ tấm ảnh xuống. Tấm ảnh được đóng khung kính cẩn thận, và lần đầu tiên có một tấm ảnh đã theo tôi trở lại Đồng Văn.
Tôi trở lại Sủng Là, trở lại “nhà của Pao”, tìm người phụ nữ xinh đẹp đã có mặt trong bức ảnh của tôi hôm đó. Tôi gặp một phụ nữ khác, không khăn cầu vồng và áo hoa xanh, một phụ nữ đầu tóc rối bù vừa đi cắt rau lang về, hạ gùi xuống bên cột gỗ. Tôi gần như không nhận ra người phụ nữ Mông xinh đẹp trong tấm hình của mình, nếu không nhìn vào đôi mắt. Tôi lấy tấm ảnh ra khỏi túi và đặt vào đôi bàn tay vẫn còn lem luốc nhựa khoai.
Tôi không biết người phụ nữ ấy nghĩ gì. Chỉ thấy một tay chị cầm bức ảnh và một tay đập nhẹ vào bờ vai tôi như vừa vỗ về, vừa bối rối. Người phụ nữ chỉ gật đầu và cười, đôi mắt cũng cười khi tôi hỏi chị có vui không, rồi vội vã nhờ một cô bé giữ tấm hình, đi vào nhà lấy ra... một chiếc rìu để đóng chiếc đinh, treo bức ảnh của tôi lên cạnh những khung ảnh với rất nhiều tấm hình be bé của gia đình, những tấm ảnh đã ngả màu sương gió.
Và trong khi chúng tôi mải mê đi ra đi vào gian nhà ngang, leo cầu thang chụp ảnh, chị đã chạy sang nhà hàng xóm và một lúc sau trở về với một người phụ nữ khác... Hai người cùng đứng ngắm bức ảnh và trao đổi với nhau rất nhiều bằng tiếng Mông...
Lần đầu tiên tôi cùng các bạn mình đã nhận ra rằng cuộc sống “đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp, mùa xuân đâu chỉ có hoa thơm và nắng hồng”... Cuộc đời còn có cả những bức ảnh dành tặng Đồng Văn!
Bất chợt, chúng tôi đã nhận ra Đồng Văn không chỉ có những bờ rào đá...
< Người hàng xóm chạy sang xem.
Câu chuyện sau đây được kể lại qua lời một thành viên có nick “Tím” trên diễn đàn Phuot.vn. Qua đó có thể mọi người sẽ hiểu và ủng hộ ý tưởng, ý nghĩa văn hóa mà các bạn hướng tới. Triển lãm ảnh “Thương nhớ Đồng Văn” và chương trình tặng ảnh cho đồng bào vùng cao do một nhóm tình nguyện viên tổ chức sẽ diễn ra ngày 18 và 19-2 tại thị trấn Đồng Văn.
Một tình nguyện viên cho biết: “Những tấm ảnh giản dị về con người và cuộc sống ở Đồng Văn và các địa điểm gần với thị trấn Đồng Văn sẽ là một thông điệp bày tỏ tình cảm đặc biệt mà các bạn dành cho đồng bào nơi vùng cao biên giới. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là chủ nhân của những bức ảnh sẽ tìm lại được mình qua các tác phẩm mà các bạn dành tặng triển lãm ảnh này”.
Du lịch, GO! - Theo TTO, Phuot.vn
Ghé thăm "nhà của Pao" tại Hà Giang
Chuyện kể ở Sủng Là
< Một “dân đi” trò chuyện cùng một phụ nữ trước cửa “nhà của Pao”.
Tôi chỉ đến “nhà của Pao” (một ngôi nhà nổi tiếng ở xã Sủng Là, Đồng Văn) vào hành trình thứ tám trên cao nguyên đá. Hôm đó, chúng tôi đã có một vài bức hình chụp chung với gia đình rất đẹp. Và tôi khi trở về Hà Nội đã in ảnh, đóng khung, treo lên tường nhà một tấm, để đôi lúc đi ngang qua phòng khách lại có dịp giật mình, thảng thốt nhớ Đồng Văn...
< Tấm ảnh được treo cùng với những bức ảnh khác của gia đình.
Tôi trở lại Đồng Văn không lâu sau đó. Cũng như mọi khi, chuyến đi lần nào cũng vội. Lần nào tôi cũng chỉ kịp thở dài tiếc nuối vì không kịp in những tấm ảnh để dành tặng những con người tôi đã gặp và chia sẻ trong những chuyến đi trước đó. Trước khi xách balô ra cửa, cái nhìn của tôi dừng lại nơi bức tường phòng khách. Tôi vội vã bước đến, gỡ tấm ảnh xuống. Tấm ảnh được đóng khung kính cẩn thận, và lần đầu tiên có một tấm ảnh đã theo tôi trở lại Đồng Văn.
Tôi trở lại Sủng Là, trở lại “nhà của Pao”, tìm người phụ nữ xinh đẹp đã có mặt trong bức ảnh của tôi hôm đó. Tôi gặp một phụ nữ khác, không khăn cầu vồng và áo hoa xanh, một phụ nữ đầu tóc rối bù vừa đi cắt rau lang về, hạ gùi xuống bên cột gỗ. Tôi gần như không nhận ra người phụ nữ Mông xinh đẹp trong tấm hình của mình, nếu không nhìn vào đôi mắt. Tôi lấy tấm ảnh ra khỏi túi và đặt vào đôi bàn tay vẫn còn lem luốc nhựa khoai.
Tôi không biết người phụ nữ ấy nghĩ gì. Chỉ thấy một tay chị cầm bức ảnh và một tay đập nhẹ vào bờ vai tôi như vừa vỗ về, vừa bối rối. Người phụ nữ chỉ gật đầu và cười, đôi mắt cũng cười khi tôi hỏi chị có vui không, rồi vội vã nhờ một cô bé giữ tấm hình, đi vào nhà lấy ra... một chiếc rìu để đóng chiếc đinh, treo bức ảnh của tôi lên cạnh những khung ảnh với rất nhiều tấm hình be bé của gia đình, những tấm ảnh đã ngả màu sương gió.
Và trong khi chúng tôi mải mê đi ra đi vào gian nhà ngang, leo cầu thang chụp ảnh, chị đã chạy sang nhà hàng xóm và một lúc sau trở về với một người phụ nữ khác... Hai người cùng đứng ngắm bức ảnh và trao đổi với nhau rất nhiều bằng tiếng Mông...
Lần đầu tiên tôi cùng các bạn mình đã nhận ra rằng cuộc sống “đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp, mùa xuân đâu chỉ có hoa thơm và nắng hồng”... Cuộc đời còn có cả những bức ảnh dành tặng Đồng Văn!
Bất chợt, chúng tôi đã nhận ra Đồng Văn không chỉ có những bờ rào đá...
< Người hàng xóm chạy sang xem.
Câu chuyện sau đây được kể lại qua lời một thành viên có nick “Tím” trên diễn đàn Phuot.vn. Qua đó có thể mọi người sẽ hiểu và ủng hộ ý tưởng, ý nghĩa văn hóa mà các bạn hướng tới. Triển lãm ảnh “Thương nhớ Đồng Văn” và chương trình tặng ảnh cho đồng bào vùng cao do một nhóm tình nguyện viên tổ chức sẽ diễn ra ngày 18 và 19-2 tại thị trấn Đồng Văn.
Một tình nguyện viên cho biết: “Những tấm ảnh giản dị về con người và cuộc sống ở Đồng Văn và các địa điểm gần với thị trấn Đồng Văn sẽ là một thông điệp bày tỏ tình cảm đặc biệt mà các bạn dành cho đồng bào nơi vùng cao biên giới. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là chủ nhân của những bức ảnh sẽ tìm lại được mình qua các tác phẩm mà các bạn dành tặng triển lãm ảnh này”.
Du lịch, GO! - Theo TTO, Phuot.vn
Ghé thăm "nhà của Pao" tại Hà Giang
Chuyện kể ở Sủng Là
0 nhận xét :
Đăng nhận xét