Đến tận đầu thế kỷ XX, đa số phụ nữ các tộc người thiểu số cư trú lâu đời trên vùng đất Trường Sơn – Tây Nguyên hùng vĩ vẫn còn giữ tục để ngực trần khi ở nhà, ra rẫy. Điều này đã được chứng minh qua những bức ảnh của các nghệ sĩ và các nhà dân tộc học người Pháp, người Việt… cho thấy.
Trong các lễ hội, từng đoàn thiếu nữ mang ùi (váy) sặc sỡ, ngực để trần, cài những đoá hoa rừng lên gùi, lên tóc, ánh mắt long lanh, say sưa nhảy múa trong tiếng chiêng, tiếng cồng thẳm sâu, huyền bí. Để tăng thêm vẻ duyên dáng, hấp dẫn, các sơn nữ còn đeo nhiều sợi dây cườm ngũ sắc trước ngực.
Thời gian gần đây ở các buôn làng vùng sâu vùng xa, phụ nữ trung niên vẫn để ngực trần trong khi các cô gái trẻ mặc áo cánh ngắn, bó sát người làm nổi bật bộ ngực tròn và vòng eo thon thả.
Lúc tắm suối, sơn nữ chỉ mặc váy còn ngực để trần, tuy nhiên mỗi khi có bóng người lạ, các cô lập tức trùm váy che kín thân thể. Hiếm hoi lắm mới bắt gặp các cô gái ở trần đi tắm suối hoặc lấy nước về, chân thoăn thoắt leo lên các bậc thang làm nhún nhẩy đôi vú tròn mọng… trông thật thanh thoát, hồn nhiên.
Trong chuyến công tác ở sóc nhiều vợ Brum Tong – một cái sóc nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa thung lũng ba bên bốn bề là rừng lồ ô thuộc huyện Cát Tiên, chúng tôi được già làng Điểu Mốt cho biết: Do khí hậu mùa khô nóng bức nên mọi người thích cởi trần cho thoải mái, mát mẻ.
Về chuyện có đến 60 – 70% đàn ông trong sóc có 2 – 3 vợ trở lên, già nói: Theo phong tục của người S’tiêng hễ ai có nhiều trâu, chóe thì được bắt thêm vợ.
Mình bắt được 3 vợ và sinh 18 đứa con, nhiều nhất sóc này nhưng ở sóc Bù Khiêu phía bên kia sông Đồng Nai có ông Điểu K’Chá bắt tới 7 vợ và có hơn 30 đứa con. Tuy nhiên, sau khi tham quan, học tập tại Hà Nội, mình đã vận động bà con xây dựng buôn làng văn minh, no ấm hơn, không bắt nhiều vợ và đẻ nhiều con nữa.
< Phụ nữ Tây nguyên giã gạo.
Các già làng người M’nông thì kể: Trước kia các loài thú dữ như sói, cọp… thường quanh quẩn quanh làng. Sau nhiều lần giáp mặt, nhận thấy chúng rất sợ phụ nữ để ngực trần và đeo nhiều dây cườm, do đó mỗi khi đi rừng, đi rẫy, để phòng thú dữ, phụ nữ thường đi trước với bộ ngực trần, còn nam giới đi sau mang theo giáo mác, xà gạc. Có lẽ vì ảnh hưởng của tục này mà ngày nay ở đây người vợ luôn đi trước chồng.
Còn theo các nhà dân tộc học, tục để ngực trần có thể xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ “tốt khoe, xấu che” và ý niệm về phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở sung túc, tốt tươi của đồng bào thiểu số.
< Biểu tượng cặp nhũ hoa thường xuất hiện tại khắp mọi nơi.
Mặt khác, cùng với cặp ngà voi và vành trăng non thì đôi vú (biểu tượng của chế độ mẫu hệ) trở thành mô típ quen thuộc trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
Ven các dòng sông lớn như Sêrêpốk, K’Rông nô, K’Rông Ana, Đồng Nai… có thể bắt gặp những chiếc thuyền độc mộc mà trên đầu mỗi con thuyền được khắc nổi đôi ngà voi hay cặp nhũ hoa.
Trên cầu thang, cột hiên, cột cái của nhà sàn cũng có những đôi vú được chạm nổi, nhô ra đến 10 cm, khá tinh tế, sinh động. Bởi theo quan niệm của người bản địa, ai được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Ngày nay, những gia đình giàu có ở Tây Nguyên vẫn xây nhà theo kiểu cổ truyền với những nhà sàn rất dài, hiên rộng, nhiều cầu thang. Nhà sàn của đại gia đình ông K’Lợi (Di Linh, Lâm Đồng), ông Ha Brê (Lâm Hà, Lâm Đồng)… dài hàng chục mét, có 3 - 4 thế hệ cùng chung sống và có từ 35 đến hơn 50 thành viên.
< Tượng nhà mồ trên Tây Nguyên.
Với tộc người Êđê, nhà được gọi là dài khi đánh chiêng ở đầu hồi nhà bên này thì người ở đầu hồi kia chỉ nghe tiếng một cách yếu ớt. Bốn cột chính của nhà dài, những xà ngang chính như quá giang, dầm ngang được làm bằng những loại gỗ tốt như ê răng, đinh hương, cẩm lai, dổi… chạm khắc nồi bung, nồi bảy, con rùa, kỳ đà hoặc đôi ngà voi, vành trăng non, những kỷ hà… và dĩ nhiên không thể thiếu đôi vú - biểu tượng của sự giàu có, uy thế…
Đặc biệt, để làm cầu thang, người ta đẽo cong một đoạn cây gỗ để phần đầu uốn về phía trước như dáng con thuyền cưỡi sóng rồi khắc từ 5 - 7 bậc thang; đầu cầu thang khắc đôi vú và vành trăng non.
Không hẹn mà gặp, tại triển lãm tranh, tượng, cồng chiêng... với chủ đề Tây Nguyên huyền diệu vừa tổ chức tại TP. Đà Lạt, tất cả các tỉnh đều có tranh hoặc tượng về ngực trần sơn nữ, trong đó, nhiều bức được sáng tác trong năm 2005.
Rõ ràng, dẫu có sự giao lưu rộng rãi với nhiều dân tộc khác nhưng các tộc người thiểu số Tây Nguyên vẫn giữ được các phong tục, tập quán tốt đẹp; đời sống tâm linh phong phú, giàu bản sắc, hồn hậu, trong sáng.
Đây là nguồn đề tài vô tận để các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước sáng tạo nên những tác phẩm văn học – nghệ thuật ấn tượng, có giá trị thẩm mỹ cao.
Du lịch, GO! - Theo Kim Anh - Tien Phong, ảnh sưu tầm.
Tây nguyên huyền diệu.
Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa.
Trong các lễ hội, từng đoàn thiếu nữ mang ùi (váy) sặc sỡ, ngực để trần, cài những đoá hoa rừng lên gùi, lên tóc, ánh mắt long lanh, say sưa nhảy múa trong tiếng chiêng, tiếng cồng thẳm sâu, huyền bí. Để tăng thêm vẻ duyên dáng, hấp dẫn, các sơn nữ còn đeo nhiều sợi dây cườm ngũ sắc trước ngực.
Thời gian gần đây ở các buôn làng vùng sâu vùng xa, phụ nữ trung niên vẫn để ngực trần trong khi các cô gái trẻ mặc áo cánh ngắn, bó sát người làm nổi bật bộ ngực tròn và vòng eo thon thả.
Lúc tắm suối, sơn nữ chỉ mặc váy còn ngực để trần, tuy nhiên mỗi khi có bóng người lạ, các cô lập tức trùm váy che kín thân thể. Hiếm hoi lắm mới bắt gặp các cô gái ở trần đi tắm suối hoặc lấy nước về, chân thoăn thoắt leo lên các bậc thang làm nhún nhẩy đôi vú tròn mọng… trông thật thanh thoát, hồn nhiên.
Trong chuyến công tác ở sóc nhiều vợ Brum Tong – một cái sóc nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa thung lũng ba bên bốn bề là rừng lồ ô thuộc huyện Cát Tiên, chúng tôi được già làng Điểu Mốt cho biết: Do khí hậu mùa khô nóng bức nên mọi người thích cởi trần cho thoải mái, mát mẻ.
Về chuyện có đến 60 – 70% đàn ông trong sóc có 2 – 3 vợ trở lên, già nói: Theo phong tục của người S’tiêng hễ ai có nhiều trâu, chóe thì được bắt thêm vợ.
Mình bắt được 3 vợ và sinh 18 đứa con, nhiều nhất sóc này nhưng ở sóc Bù Khiêu phía bên kia sông Đồng Nai có ông Điểu K’Chá bắt tới 7 vợ và có hơn 30 đứa con. Tuy nhiên, sau khi tham quan, học tập tại Hà Nội, mình đã vận động bà con xây dựng buôn làng văn minh, no ấm hơn, không bắt nhiều vợ và đẻ nhiều con nữa.
< Phụ nữ Tây nguyên giã gạo.
Các già làng người M’nông thì kể: Trước kia các loài thú dữ như sói, cọp… thường quanh quẩn quanh làng. Sau nhiều lần giáp mặt, nhận thấy chúng rất sợ phụ nữ để ngực trần và đeo nhiều dây cườm, do đó mỗi khi đi rừng, đi rẫy, để phòng thú dữ, phụ nữ thường đi trước với bộ ngực trần, còn nam giới đi sau mang theo giáo mác, xà gạc. Có lẽ vì ảnh hưởng của tục này mà ngày nay ở đây người vợ luôn đi trước chồng.
Còn theo các nhà dân tộc học, tục để ngực trần có thể xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ “tốt khoe, xấu che” và ý niệm về phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở sung túc, tốt tươi của đồng bào thiểu số.
< Biểu tượng cặp nhũ hoa thường xuất hiện tại khắp mọi nơi.
Mặt khác, cùng với cặp ngà voi và vành trăng non thì đôi vú (biểu tượng của chế độ mẫu hệ) trở thành mô típ quen thuộc trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
Ven các dòng sông lớn như Sêrêpốk, K’Rông nô, K’Rông Ana, Đồng Nai… có thể bắt gặp những chiếc thuyền độc mộc mà trên đầu mỗi con thuyền được khắc nổi đôi ngà voi hay cặp nhũ hoa.
Trên cầu thang, cột hiên, cột cái của nhà sàn cũng có những đôi vú được chạm nổi, nhô ra đến 10 cm, khá tinh tế, sinh động. Bởi theo quan niệm của người bản địa, ai được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Ngày nay, những gia đình giàu có ở Tây Nguyên vẫn xây nhà theo kiểu cổ truyền với những nhà sàn rất dài, hiên rộng, nhiều cầu thang. Nhà sàn của đại gia đình ông K’Lợi (Di Linh, Lâm Đồng), ông Ha Brê (Lâm Hà, Lâm Đồng)… dài hàng chục mét, có 3 - 4 thế hệ cùng chung sống và có từ 35 đến hơn 50 thành viên.
< Tượng nhà mồ trên Tây Nguyên.
Với tộc người Êđê, nhà được gọi là dài khi đánh chiêng ở đầu hồi nhà bên này thì người ở đầu hồi kia chỉ nghe tiếng một cách yếu ớt. Bốn cột chính của nhà dài, những xà ngang chính như quá giang, dầm ngang được làm bằng những loại gỗ tốt như ê răng, đinh hương, cẩm lai, dổi… chạm khắc nồi bung, nồi bảy, con rùa, kỳ đà hoặc đôi ngà voi, vành trăng non, những kỷ hà… và dĩ nhiên không thể thiếu đôi vú - biểu tượng của sự giàu có, uy thế…
Đặc biệt, để làm cầu thang, người ta đẽo cong một đoạn cây gỗ để phần đầu uốn về phía trước như dáng con thuyền cưỡi sóng rồi khắc từ 5 - 7 bậc thang; đầu cầu thang khắc đôi vú và vành trăng non.
Không hẹn mà gặp, tại triển lãm tranh, tượng, cồng chiêng... với chủ đề Tây Nguyên huyền diệu vừa tổ chức tại TP. Đà Lạt, tất cả các tỉnh đều có tranh hoặc tượng về ngực trần sơn nữ, trong đó, nhiều bức được sáng tác trong năm 2005.
Rõ ràng, dẫu có sự giao lưu rộng rãi với nhiều dân tộc khác nhưng các tộc người thiểu số Tây Nguyên vẫn giữ được các phong tục, tập quán tốt đẹp; đời sống tâm linh phong phú, giàu bản sắc, hồn hậu, trong sáng.
Đây là nguồn đề tài vô tận để các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước sáng tạo nên những tác phẩm văn học – nghệ thuật ấn tượng, có giá trị thẩm mỹ cao.
Du lịch, GO! - Theo Kim Anh - Tien Phong, ảnh sưu tầm.
Tây nguyên huyền diệu.
Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét