“Có cái nắng, có cái gió, chỉ không có... lá dong” - chiến sĩ Nguyễn Văn Nam của đảo Trường Sa Lớn vừa cười vừa nhanh tay thoăn thoắt buộc dây chiếc bánh chưng vuông vức, xanh biếc lá bàng vuông.
< Những ngày cận Tết, người thân và các tổ chức đều gửi quà ra cho bộ đội Trường Sa đón Tết. Trong ảnh, chiến sĩ đảo Nam Yết chở quà về đơn vị.
Mặc dù chuyến hàng tết ra đảo vào tháng 12 hằng năm đều mang theo lá dong cho đảo chuẩn bị gói bánh chưng, nhưng sau gần một tháng đợi tết hầu hết lá dong đều héo úa và giập nát. Không biết từ bao giờ, lá bàng vuông lại được tín nhiệm thay thế lá dong. Những chiếc lá xanh mướt được hái thẳng từ các cây bàng vuông phủ khắp đảo phải vừa đủ độ già, những chiếc lá non hoặc hơi úa được lót ở phía trong, ngoài cùng là những chiếc lá cứng cáp hơn và xanh bóng. Cả đảo rộn ràng người rửa lá, người lựa đậu... và cùng quây quần bên bếp lửa.
< Các chiến sĩ ở đảo gói bánh chưng bằng lá cây Bàng vuông, một loại cây luôn gắn liền với đời sống của các chiến sĩ ngoài hải đảo.
Phần lớn nguyên liệu gói bánh được mang ra từ đất liền. Riêng thịt lợn tươi làm nhân bánh thì không mấy nơi có được thịt ngon như ở Trường Sa Lớn. Đàn lợn hơn 70 con được lai giống với lợn rừng do tỉnh Bình Phước tặng, là món ăn quý của đảo chỉ dành cho khách đất liền tới thăm vào các dịp lễ tết. Bánh chưng gói bằng lá bàng vuông cũng xanh, cũng ngậy không kém gì gói bằng lá dong.
< Bánh chưng ở đảo Thuyền Chài gói bằng lá dong lâu ngày nên không được xanh như ở đất liền.
Trong khi đó cả điểm B của đảo chìm Thuyền Chài đã phải rất cẩn thận cất giữ ít lá dong và chăm sóc con lợn duy nhất của đảo nhận được từ đất liền đầu tháng 1-2012. Cả đảo có ba cây bàng vuông, lá bàng xơ xác úa đi vì nắng và nước biển tạt vào nên không đủ tiêu chuẩn gói bánh. “Bánh kẹo các nơi gửi tặng nhiều lắm nhưng tết thì kiểu gì cũng phải có bánh chưng mới thành tết” - điểm trưởng Nguyễn Văn Ngọc nói.
Đại úy Lê Ngọc Công, người có thâm niên ở Thuyền Chài lâu nhất (22 tháng), kể tết năm nay rất vui và đầm ấm vì vẫn có thịt lợn tươi làm nhân bánh chưng. Đơn giản vậy nhưng có năm cả đảo nhìn nhau... mếu vì đến gần tết là lợn ốm lăn ra chết. Bàn thờ tết của đảo cũng không thiếu thứ gì so với đất liền, chỉ có mâm ngũ quả là phải dùng đồ giả bằng nhựa - rau xanh và hoa quả vẫn là thứ xa xỉ nơi đảo xa, nhất là các đảo chìm.
< Các chiến sĩ ở đảo chung tay mổ lợn chuẩn bị đón Tết.
Tết này trung úy Đỗ Văn Công (30 tuổi, quê ở Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình) đón cái tết thứ tám của mình ở đảo. Anh là người có thâm niên đón tết nhất trong số các chiến sĩ ở đảo chìm Đá Lớn A thuộc quần đảo Trường Sa.
Năm 2000 đến tuổi nghĩa vụ quân sự, anh Công nhập ngũ hải quân, được huấn luyện tân binh một năm ở Cam Ranh.
< Ở đảo rau xanh là đồ ăn được ưa chuộng nhất. Những ngày cận Tết, mọi người thay phiên chăm sóc để rau chóng lớn, kịp dùng trong những ngày năm mới.
Kể từ đó cuộc đời anh gắn liền với những hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió này. Cái tết ở đảo đầu tiên của anh trên đảo Đá Lớn C với rất nhiều nỗi nhớ gia đình, quê nhà, đất liền và bạn bè.
< Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó chính ủy Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân thăm, tặng quà và chúc Tết quân dân trên đảo Sinh Tồn...
Từ đó đến nay anh tiếp tục nắm chắc tay súng đón tết tại các đảo như Tốc Tan, Núi Le, Tiên Nữ, Đá Tây C... Anh chỉ có ba cái tết ở đất liền với gia đình, vào dịp nghỉ phép (năm 2003 và 2010) và dịp về quê lấy vợ (2006). “Mọi người nói đùa tôi có nhiều kinh nghiệm đón tết ở đảo nhất, và “phong” cho tôi là “từ điển tết đảo”, do đó mấy ngày này anh em hỏi rất nhiều về cách chuẩn bị tết như thế nào, về trang trí hoa tết, cách gói bánh chưng bằng lá bàng vuông ra sao, chơi trò gì vui nhất nhưng không ảnh hưởng đến chiến đấu trong dịp đầu năm...” - anh Công kể.
< Chiến sĩ đảo Sơn Ca hái mướp để chế biến món ăn dịp Tết.
Tết này anh Công đã chuẩn bị sẵn nhiều chương trình riêng để phục vụ anh em. Anh nói: “Tết năm nay có lẽ tôi là người đón “xuân” dài nhất, từ tháng mười đến nay, từ khi người vợ ở quê sinh hạ cháu trai. Do đó tôi đang dành sẵn một số món quà bất ngờ để khao đồng đội trong ngày đầu năm mới”.
Du lịch, GO! Tổng hợp
< Những ngày cận Tết, người thân và các tổ chức đều gửi quà ra cho bộ đội Trường Sa đón Tết. Trong ảnh, chiến sĩ đảo Nam Yết chở quà về đơn vị.
Mặc dù chuyến hàng tết ra đảo vào tháng 12 hằng năm đều mang theo lá dong cho đảo chuẩn bị gói bánh chưng, nhưng sau gần một tháng đợi tết hầu hết lá dong đều héo úa và giập nát. Không biết từ bao giờ, lá bàng vuông lại được tín nhiệm thay thế lá dong. Những chiếc lá xanh mướt được hái thẳng từ các cây bàng vuông phủ khắp đảo phải vừa đủ độ già, những chiếc lá non hoặc hơi úa được lót ở phía trong, ngoài cùng là những chiếc lá cứng cáp hơn và xanh bóng. Cả đảo rộn ràng người rửa lá, người lựa đậu... và cùng quây quần bên bếp lửa.
< Các chiến sĩ ở đảo gói bánh chưng bằng lá cây Bàng vuông, một loại cây luôn gắn liền với đời sống của các chiến sĩ ngoài hải đảo.
Phần lớn nguyên liệu gói bánh được mang ra từ đất liền. Riêng thịt lợn tươi làm nhân bánh thì không mấy nơi có được thịt ngon như ở Trường Sa Lớn. Đàn lợn hơn 70 con được lai giống với lợn rừng do tỉnh Bình Phước tặng, là món ăn quý của đảo chỉ dành cho khách đất liền tới thăm vào các dịp lễ tết. Bánh chưng gói bằng lá bàng vuông cũng xanh, cũng ngậy không kém gì gói bằng lá dong.
< Bánh chưng ở đảo Thuyền Chài gói bằng lá dong lâu ngày nên không được xanh như ở đất liền.
Trong khi đó cả điểm B của đảo chìm Thuyền Chài đã phải rất cẩn thận cất giữ ít lá dong và chăm sóc con lợn duy nhất của đảo nhận được từ đất liền đầu tháng 1-2012. Cả đảo có ba cây bàng vuông, lá bàng xơ xác úa đi vì nắng và nước biển tạt vào nên không đủ tiêu chuẩn gói bánh. “Bánh kẹo các nơi gửi tặng nhiều lắm nhưng tết thì kiểu gì cũng phải có bánh chưng mới thành tết” - điểm trưởng Nguyễn Văn Ngọc nói.
Đại úy Lê Ngọc Công, người có thâm niên ở Thuyền Chài lâu nhất (22 tháng), kể tết năm nay rất vui và đầm ấm vì vẫn có thịt lợn tươi làm nhân bánh chưng. Đơn giản vậy nhưng có năm cả đảo nhìn nhau... mếu vì đến gần tết là lợn ốm lăn ra chết. Bàn thờ tết của đảo cũng không thiếu thứ gì so với đất liền, chỉ có mâm ngũ quả là phải dùng đồ giả bằng nhựa - rau xanh và hoa quả vẫn là thứ xa xỉ nơi đảo xa, nhất là các đảo chìm.
< Các chiến sĩ ở đảo chung tay mổ lợn chuẩn bị đón Tết.
Tết này trung úy Đỗ Văn Công (30 tuổi, quê ở Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình) đón cái tết thứ tám của mình ở đảo. Anh là người có thâm niên đón tết nhất trong số các chiến sĩ ở đảo chìm Đá Lớn A thuộc quần đảo Trường Sa.
Năm 2000 đến tuổi nghĩa vụ quân sự, anh Công nhập ngũ hải quân, được huấn luyện tân binh một năm ở Cam Ranh.
< Ở đảo rau xanh là đồ ăn được ưa chuộng nhất. Những ngày cận Tết, mọi người thay phiên chăm sóc để rau chóng lớn, kịp dùng trong những ngày năm mới.
Kể từ đó cuộc đời anh gắn liền với những hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió này. Cái tết ở đảo đầu tiên của anh trên đảo Đá Lớn C với rất nhiều nỗi nhớ gia đình, quê nhà, đất liền và bạn bè.
< Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó chính ủy Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân thăm, tặng quà và chúc Tết quân dân trên đảo Sinh Tồn...
Từ đó đến nay anh tiếp tục nắm chắc tay súng đón tết tại các đảo như Tốc Tan, Núi Le, Tiên Nữ, Đá Tây C... Anh chỉ có ba cái tết ở đất liền với gia đình, vào dịp nghỉ phép (năm 2003 và 2010) và dịp về quê lấy vợ (2006). “Mọi người nói đùa tôi có nhiều kinh nghiệm đón tết ở đảo nhất, và “phong” cho tôi là “từ điển tết đảo”, do đó mấy ngày này anh em hỏi rất nhiều về cách chuẩn bị tết như thế nào, về trang trí hoa tết, cách gói bánh chưng bằng lá bàng vuông ra sao, chơi trò gì vui nhất nhưng không ảnh hưởng đến chiến đấu trong dịp đầu năm...” - anh Công kể.
< Chiến sĩ đảo Sơn Ca hái mướp để chế biến món ăn dịp Tết.
Tết này anh Công đã chuẩn bị sẵn nhiều chương trình riêng để phục vụ anh em. Anh nói: “Tết năm nay có lẽ tôi là người đón “xuân” dài nhất, từ tháng mười đến nay, từ khi người vợ ở quê sinh hạ cháu trai. Do đó tôi đang dành sẵn một số món quà bất ngờ để khao đồng đội trong ngày đầu năm mới”.
Du lịch, GO! Tổng hợp
0 nhận xét :
Đăng nhận xét