Cứ vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) lại tổ chức lễ hội chạy lợn thờ độc đáo.
Theo người dân trong vùng thì lễ hội bắt nguồn từ thời vua Hùng thứ 18 và ngày nay lễ hội được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa dự án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chuyện làng kể lại rằng vào thời vua Hùng thứ 18 có hai vị tướng thống lĩnh thủy quân khi hành quân qua vùng Duyên Yết được các vị bô lão trong làng mở tiệc khao quân. Hai vị tướng bằng lòng nhưng phải làm sao thật nhanh để binh sĩ kịp hành quân đuổi giặc. Kể từ ngày đó, cứ vào ngày 7-1 âm lịch, dân làng lại mở hội "chạy lợn" để nhớ về một truyền thống có ý nghĩa về tình quân dân cá nước thời xa xưa. Từ "chạy" ở đây có ý nghĩa là "thật nhanh" - mổ lợn thật nhanh, làm cỗ thật nhanh, chớp thời cơ để thắng giặc.
< Tất cả đã sẵn sàng.
Nếu như những năm trước, thời điểm này người dân Duyên Yết chuẩn bị đón Tết theo từng gia đình thì năm nay họ chung sức chuẩn bị cho cái Tết to nhất của làng từ trước đến nay. Tết Nhâm Thìn của làng Duyên Yết sẽ kéo dài tới ngày bảy tháng Giêng, ngày hội Chạy lợn - ngày đón Huân chương Lao động hạng Ba.
Trước Tết nhiều ngày, cụ ông Phan Trung Dũng, 86 tuổi, trú tại khu dân cư số 1, đã ra nhà văn hóa xem đám con cháu tập dượt cho lễ hội chạy lợn như thế nào, động tác, nghi lễ có đúng truyền thống hay không.
Từ lâu, dân làng Duyên Yết vẫn nhờ bài thơ "Bài ca mồng bảy tháng Giêng" do một nhà giáo sáng tác từ năm 1940 và chép tặng mọi người. Bài thơ có đoạn "Nhớ ngày mồng bảy tháng Giêng. Hạ nêu ta đến đình Diền ta xem. Xem dân chạy lợn đã quen. Chỉ năm bảy phút đã nên cỗ bàn".
Chuẩn bị lợn bắt đầu cuộc thi
Những con lợn ngày hôm nay được mổ trong ngày hội phải được người dân nuôi hết sức cẩn thận trước đó. Trước ngày hội khoảng 10 ngày, lợn được cho ăn cháo gạo nếp, tắm rửa bằng nước thơm sạch sẽ mỗi ngày và trọng lượng không quá 60kg.
Lễ hội "chạy lợn" được tổ chức công phu, có đoàn rước, cờ quạt, lễ tế... Trước khi "chạy lợn" còn có tiết mục "vật lão" với hai cụ già đẹp lão, khoẻ mạnh trình diễn những đường quyền đẹp, rồi cùng lễ tạ thánh... Mỗi giáp (nay là xóm) sẽ cử hai thanh niên chưa vợ, tất cả là 6 người khiêng 3 con lợn của 3 xóm ra thi.
Bắt đầu bằng công đoạn cắt tiết
Thịt lợn thì ở chỗ nào chẳng giống nhau nhưng cái cách làm thịt lợn ở lễ hội này thì rất độc đáo. Xưa, người dân làng Diền (nay là làng Duyên Yết) mổ lợn tế thần trong lễ hội làng hết 5-7 phút thì nay chỉ cần khoảng 2 ~ 3 phút, những bộ phận ngon nhất của con lợn đã được lấy ra, nấu chín và bày lên mâm. Những sản phẩm trên mâm lễ dâng thần gồm: Thủ, đuôi, tề vai (thịt vai), tề mông, gầu o (ức), gầu bụng, đĩa tiết và đĩa ngũ tạng gồm tim, gan, phổi, lá lách, cật.
Đuôi được gắn vào miệng lợn với ý nghĩa khuyên răn dân làng sống phải có trước, có sau, có đầu, có đuôi. Những miếng thịt cắt phải thật vuông vắn, kích cỡ 10x10cm, được bày vào đĩa tròn tượng trưng "trời tròn, đất vuông" trong sự tích "bánh chưng, bánh dày". Lá mỡ chài ngoài dạ dày lợn (bàn tha) được tráng nước nóng, phủ lên thủ lợn với ý nghĩa "nhiễu điều phủ lấy giá gương"…
Và nhất là mọi việc phải đạt tiêu chuẩn Nhanh (Thời gian), Tinh (sạch sẽ, kĩ lưỡng, kích cỡ theo quy định)... và phần thân con lợn sau khi giết mổ phải gần như nguyên vẹn, những vết mổ moi để lấy ngũ tạng phải kín đáo.
Đây là những nét đặc trưng nhất, nhân văn nhất trong lễ hội chạy lợn ở Duyên Yết bởi đó là những triết lý sống, là cách ứng xử của người dân nơi đây.
Bày mâm cúng thần
Các vị bô lão trong làng đóng vai trò giám khảo, kiểm tra con lợn rất kỹ sau khi giết mổ. Con nào bị thủng ruột và mổ phanh ra lấy lục phủ ngũ tạng đều không được chấm điểm. Sau khi chấm điểm mâm cỗ sẽ được mang vào đình tế thánh, phần còn lại dành liên hoan giữa các thôn.
Thần tích ở đình Thượng và trong dân gian truyền miệng nói rằng, lễ hội "Chạy lợn" xuất hiện ở làng Duyên Yết đã hàng ngàn năm, từ ngày Đức Cao Sơn Đại vương trên đường dẫn quân đi giúp Hùng Vương thứ 18 đánh quân Thục nghỉ chân tại làng.
Các bô lão khẩn khoản xin được làm lễ khao quân. Đức Thánh chỉ đồng ý với điều kiện dân làng phải soạn sửa thật nhanh. Và khi mọi người còn chưa kịp uống xong chén trà, các bô lão làng Duyên Yết đã dâng lên Đức Thánh mâm lễ làm từ con lợn đang sống, chứng minh rằng, dân làng có thể làm bữa cỗ khao quân nhanh ngoài sức tưởng tượng. Thấy được thành ý của người dân trong việc soạn cỗ, Đức Thánh truyền dừng chân, thụ lễ.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Laodong, 18thang4, Hanoimoi...
Theo người dân trong vùng thì lễ hội bắt nguồn từ thời vua Hùng thứ 18 và ngày nay lễ hội được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa dự án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chuyện làng kể lại rằng vào thời vua Hùng thứ 18 có hai vị tướng thống lĩnh thủy quân khi hành quân qua vùng Duyên Yết được các vị bô lão trong làng mở tiệc khao quân. Hai vị tướng bằng lòng nhưng phải làm sao thật nhanh để binh sĩ kịp hành quân đuổi giặc. Kể từ ngày đó, cứ vào ngày 7-1 âm lịch, dân làng lại mở hội "chạy lợn" để nhớ về một truyền thống có ý nghĩa về tình quân dân cá nước thời xa xưa. Từ "chạy" ở đây có ý nghĩa là "thật nhanh" - mổ lợn thật nhanh, làm cỗ thật nhanh, chớp thời cơ để thắng giặc.
< Tất cả đã sẵn sàng.
Nếu như những năm trước, thời điểm này người dân Duyên Yết chuẩn bị đón Tết theo từng gia đình thì năm nay họ chung sức chuẩn bị cho cái Tết to nhất của làng từ trước đến nay. Tết Nhâm Thìn của làng Duyên Yết sẽ kéo dài tới ngày bảy tháng Giêng, ngày hội Chạy lợn - ngày đón Huân chương Lao động hạng Ba.
Trước Tết nhiều ngày, cụ ông Phan Trung Dũng, 86 tuổi, trú tại khu dân cư số 1, đã ra nhà văn hóa xem đám con cháu tập dượt cho lễ hội chạy lợn như thế nào, động tác, nghi lễ có đúng truyền thống hay không.
Từ lâu, dân làng Duyên Yết vẫn nhờ bài thơ "Bài ca mồng bảy tháng Giêng" do một nhà giáo sáng tác từ năm 1940 và chép tặng mọi người. Bài thơ có đoạn "Nhớ ngày mồng bảy tháng Giêng. Hạ nêu ta đến đình Diền ta xem. Xem dân chạy lợn đã quen. Chỉ năm bảy phút đã nên cỗ bàn".
Chuẩn bị lợn bắt đầu cuộc thi
Những con lợn ngày hôm nay được mổ trong ngày hội phải được người dân nuôi hết sức cẩn thận trước đó. Trước ngày hội khoảng 10 ngày, lợn được cho ăn cháo gạo nếp, tắm rửa bằng nước thơm sạch sẽ mỗi ngày và trọng lượng không quá 60kg.
Lễ hội "chạy lợn" được tổ chức công phu, có đoàn rước, cờ quạt, lễ tế... Trước khi "chạy lợn" còn có tiết mục "vật lão" với hai cụ già đẹp lão, khoẻ mạnh trình diễn những đường quyền đẹp, rồi cùng lễ tạ thánh... Mỗi giáp (nay là xóm) sẽ cử hai thanh niên chưa vợ, tất cả là 6 người khiêng 3 con lợn của 3 xóm ra thi.
Bắt đầu bằng công đoạn cắt tiết
Thịt lợn thì ở chỗ nào chẳng giống nhau nhưng cái cách làm thịt lợn ở lễ hội này thì rất độc đáo. Xưa, người dân làng Diền (nay là làng Duyên Yết) mổ lợn tế thần trong lễ hội làng hết 5-7 phút thì nay chỉ cần khoảng 2 ~ 3 phút, những bộ phận ngon nhất của con lợn đã được lấy ra, nấu chín và bày lên mâm. Những sản phẩm trên mâm lễ dâng thần gồm: Thủ, đuôi, tề vai (thịt vai), tề mông, gầu o (ức), gầu bụng, đĩa tiết và đĩa ngũ tạng gồm tim, gan, phổi, lá lách, cật.
Đuôi được gắn vào miệng lợn với ý nghĩa khuyên răn dân làng sống phải có trước, có sau, có đầu, có đuôi. Những miếng thịt cắt phải thật vuông vắn, kích cỡ 10x10cm, được bày vào đĩa tròn tượng trưng "trời tròn, đất vuông" trong sự tích "bánh chưng, bánh dày". Lá mỡ chài ngoài dạ dày lợn (bàn tha) được tráng nước nóng, phủ lên thủ lợn với ý nghĩa "nhiễu điều phủ lấy giá gương"…
Và nhất là mọi việc phải đạt tiêu chuẩn Nhanh (Thời gian), Tinh (sạch sẽ, kĩ lưỡng, kích cỡ theo quy định)... và phần thân con lợn sau khi giết mổ phải gần như nguyên vẹn, những vết mổ moi để lấy ngũ tạng phải kín đáo.
Đây là những nét đặc trưng nhất, nhân văn nhất trong lễ hội chạy lợn ở Duyên Yết bởi đó là những triết lý sống, là cách ứng xử của người dân nơi đây.
Bày mâm cúng thần
Các vị bô lão trong làng đóng vai trò giám khảo, kiểm tra con lợn rất kỹ sau khi giết mổ. Con nào bị thủng ruột và mổ phanh ra lấy lục phủ ngũ tạng đều không được chấm điểm. Sau khi chấm điểm mâm cỗ sẽ được mang vào đình tế thánh, phần còn lại dành liên hoan giữa các thôn.
Thần tích ở đình Thượng và trong dân gian truyền miệng nói rằng, lễ hội "Chạy lợn" xuất hiện ở làng Duyên Yết đã hàng ngàn năm, từ ngày Đức Cao Sơn Đại vương trên đường dẫn quân đi giúp Hùng Vương thứ 18 đánh quân Thục nghỉ chân tại làng.
Các bô lão khẩn khoản xin được làm lễ khao quân. Đức Thánh chỉ đồng ý với điều kiện dân làng phải soạn sửa thật nhanh. Và khi mọi người còn chưa kịp uống xong chén trà, các bô lão làng Duyên Yết đã dâng lên Đức Thánh mâm lễ làm từ con lợn đang sống, chứng minh rằng, dân làng có thể làm bữa cỗ khao quân nhanh ngoài sức tưởng tượng. Thấy được thành ý của người dân trong việc soạn cỗ, Đức Thánh truyền dừng chân, thụ lễ.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Laodong, 18thang4, Hanoimoi...
0 nhận xét :
Đăng nhận xét