Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Chợ Tết ở quê không chỉ là nơi mua bán hàng hoá mà còn là nơi giao lưu tình cảm, là nét đẹp của một vùng văn hóa. Chợ quê tuy nghèo về hàng hoá nhưng đó còn là nơi gặp gỡ bạn bè, người thân. Thôi thì sản vật có gì, nhiều ít thế nào cứ ra chợ cũng thấy xôn xao khác hẳng với những ngày thường trong năm.

Người dân các huyện ngoại thành chuộng sắm Tết tại chợ quê thay vì mua hàng trong siêu thị hay quầy hàng. Các mặt hàng như hoa tươi, chuối xanh, ống giang, mật mía ở phiên chợ đều rẻ hơn nhiều so với nội thành. Còn vài ngày nữa là đến Tết, người dân quê ngoại thành Hà Nội đang rộn ràng mua sắm. Các chợ lúc nào cũng tấp nập khách.


< Chợ quê thường không có quầy hay ki-ốt mà họp ngay trên đường, hoặc bãi đất trống. Các món hàng bày trên rá, rổ, để trên mặt đất để người mua lựa chọn.


Quê thuần nông nên sản vật cũng bắt đầu từ hạt gạo mà ra. Ngày trước nhiều loại bánh chế biến công phu, thì nay cùng với nền kinh tế thị trường, người nhà nông cũng chế biến cầu kỳ để thu hút khách. Nhiều nhất hiện nay vẫn là các loại bánh chế biến nhanh như: bánh đa, bánh đúc, bánh lá, bánh chưng, bánh dày, bánh rán, bánh mật, bánh gai. Rượu thì đủ loại, trong chợ, chỗ nào cũng thấy bày bán.

< Chuối xanh bán tại chợ quê thường có giá rẻ hơn so với bán ở phố. Giá mỗi nải chuối đẹp dao động từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng.
< Tại chợ Tết ở ngoại thành, những hàng hóa được bán chủ yếu để phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân.
< Hoa tươi cũng là một trong những mặt hàng hút khách tại chợ quê vào dịp Tết. So với mức giá tại các chợ nội thành, giá hoa tại chợ ngoại thành "mềm" hơn.
< Tại chợ Phùng (Đan Phượng- Hà Nội), hoa cúc vàng có giá bán phổ biến 20.000- 25.000 đồng một chục bông.
< Những loại "phụ kiện" dùng để gói bánh cũng được bán nhiều. Trong ảnh là ống giang để làm lạt buộc bánh chưng, bánh tẻ. Giá mỗi ống khoảng 5.000- 10.000 đồng.
< Mật mía đề gói bánh mật, nấu chè con ong. Giá mỗi kg mật dao động khoảng 20.000 đồng.
< Khuôn làm bánh gai, bánh mật cũng được bán nhiều tại các chợ quê. Khuôn làm từ lá dừa tươi, mỗi chiếc có giá khoảng 200 đồng đến 400 đồng.
< Người dân đổ xô mua quất để bày mâm ngũ quả. Tại chợ quê, quất không đẹp, song bù lại, giá rẻ hơn so với phố, phổ biến mở mức 3.000- 5.000 đồng một chục quả.
< Các sản vật bán ở chợ chủ yếu do người dân trồng được, là cải bắp giá 4.000 đồng một kg...
< ... cà rốt bán theo kg. Giá mỗi kg khoảng 7.000- 10.000 đồng.
< Dịch vụ đổi tiền mới cũng xuất hiện nhiều tại các chợ quê. Phí đổi tiền tại quê thường rẻ hơn so với trong nội thành.


Chợ Tết đặc sắc nhất vẫn là hàng hoa trái. Cam vàng óng từ Sim đem xuống. Phật thủ, bưởi từ vùng núi Vân Sơn đưa về. Những buồng cau trĩu quả, những giỏ cam, quýt chen lẫn với những nải chuối xanh. Lá chuối, lá dong xanh mướt được xếp ngay ngắn, đó cũng là món hàng bán chạy nhất. Lũ gà, vịt nằm ngơ ngác, miệng kêu chí chóe, cọ quậy mỗi khi có người đến "thăm". Hàng bánh mứt thì khỏi phải nói, rất phong phú.

Từ chợ, những câu đối, những bức tranh, những thứ quả và những cành hoa sắc hồng, sắc tím theo chân mọi người về khắp nẻo xóm thôn, cứ như những dòng suối nhỏ mang hương hoa đi rải khắp muôn nơi  quấn quít như níu chân những người đi chợ.

Du lịch, GO! - Theo VnExpress, Vietnamnet

0 nhận xét :

Đăng nhận xét