"Lở núi nhẹ nhất cũng là đất rơi xuống, đôi khi còn có cả những tảng đá bằng con trâu lăn xuống bất ngờ. Không phải lúc nào cũng gặp được những người san đất thuê vì ở đây rất ít dân".
< Lở ít thì vẫn còn đường mà đi, còn nhiều thì phải kiếm người giúp.
Chòng chành trên chiếc xe ô tô, hay lắc lư trên những chiếc xe máy, những tín đồ phượt đã từng một lần đi qua những cung đường uốn lượn ở huyện Mù Căng Chải (Yên Bái), đặc biệt vào những ngày mưa chắc chắn sẽ một lần phải nhờ đến những người làm nghề khá đặc biệt ở vùng này. Những người san đường, lăn đá thuê ở những cung đường lên Mù Căng Chải.
Chuyện đá lở trên đèo "Sừng Trời"
Cách Hà Nội gần 300km, quãng đường không quá xa nhưng những gì mà du khách phải trải qua để có thể đặt chân đến Mù Căng Chải là thử thách vô cùng mạo hiểm với bất cứ ai. Đoạn thử thách đầu tiên là đèo Khau Phạ, nằm giáp ranh giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Căng Chải.
Đây là con đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Đèo nằm ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Mỗi lúc đi qua một đoạn đèo hành khách sẽ có cảm giác ù tai đủ để thấy sự chênh lệch độ cao từ chân đèo đến đỉnh.
Theo lời chị Hạng Thị Dê ở bản Cao Phạ thì mùa mưa năm trước, đá lở trên đèo. Một chiếc xe do cố đi qua đường bị lật bánh, xe nằm phơi ngửa bụng. Người dân ở đây gọi con đèo này là đèo Khau Phạ có nghĩa "Sừng Trời" vì độ cua gấp khúc, độ cao, sâu thăm thẳm của nó.
Bạn Nguyễn Thị Huế, sinh viên khoa Báo chí, Đại học KHXH và NV, Hà Nội chia sẻ: "Tôi sinh ra và lớn lên ở Nghĩa Lộ, Yên Bái. 18 năm sống cách Mù Căng Chải chỉ 100km nhưng tôi chỉ dám một lần đặt chân đến Mù Căng Chải vùng đất xa xôi phía Tây của tỉnh. Một lần được đến Mù Căng Chải, được đi qua đèo Khau Phạ với sương mù phủ dầy, trắng xóa đường đi vào buổi sáng và nắng chói chang, gay gắt vào giữa trưa, được một lần đặt chân tới ruộng bậc thang cũng là cảm giác vô cùng thú vị”.
Anh Giàng A Sử cho biết, dọc tuyến đường lên Mù Căng Chải có rất nhiều điểm đá lở. Có những hôm mà chiều hôm trước đường vẫn trải nhựa, ôtô con vẫn đi được. Chỉ sau một trận mưa, mặt đường đầy đất đá, nhão nhoét, xe tải, xe khách cũng kẹt cứng đừng nói là xe máy.
Theo một công nhân giao thông làm việc trên tuyến đường này cho biết, mặc dù có hẳn một đội thường xuyên đi vạt những đoạn núi có nguy cơ lở nhưng cũng không thể dọn sạch các đoạn bị lở núi ngay sau khi đất lở được. Vì bắt đầu từ bây giờ đã vào mùa mưa nên nhiều đoạn đường dễ bị cản trở gây ách tắc. Chỉ những người lái xe khách và ai đi quen trên đoạn đường này mới có thể xử lý nhanh những đoạn cua gấp khúc và nắm được những đoạn nào hay lở núi để biết cách xử lý.
“Cứu tinh” của những “tín đồ” phượt
Anh Đặng Hồng Nam, một thành viên của một nhóm chuyên đi phượt ở các tỉnh phía Tây Bắc, cho biết, nghe đài báo cũng hay nhắc đến những vụ lở đất, lở núi ở Mù Căng Chải hôm nay được tận mắt chứng kiến và phải chờ gần 2 tiếng để chờ một chàng dân tộc đi gọi người mang cho vác ván, mang cuốc ra thông đường giúp.
Tuy vậy anh Nam vẫn không hề tỏ ra nản chí với đích đến là Mù Căng Chải. Anh cho biết, những người đi có sở thích phiêu lưu mạo hiểm thì việc trải qua những điều khó khăn cũng là một cách để thử bản lĩnh vượt khó. Ngay trong chuyến đi Mù Căng Chải lần đầu tiên anh Nam đã gặp lở núi. Đối với dân phượt đi ô tô mà gặp núi lở là một điều ác mộng.
Anh Giàng A Páo, một người trong nhóm san đường cho xe máy, ô tô đi khi đường bị ngập đầy bùn và đá cho biết: "Thường thì chúng tôi đi làm rẫy ở trên đồi nếu có xe nào không qua được, tôi và bà con sẽ giúp họ qua. Họ chỉ cần trả 50 ngàn thôi. Trên này chúng tôi chỉ đi xe win thôi. Có những lúc, có người nhờ đẩy xe ô tô dù trả nhiều tiền chúng tôi cũng chịu vì đất lở nhiều quá phải chờ máy đến xúc đi thôi. Có những ngày trời mưa, một ngày tôi và nhiều người khác kiếm được cả trăm ngàn từ san đường, đẩy xe thuê cho du khách lên Mù Căng Chải".
Chị Sùng Thị Me, một cô giáo tiểu học ở Mù Căng Chải cho biết: "Lở núi nhẹ nhất cũng là đất rơi xuống, đôi khi còn có cả những tảng đá bằng con trâu lăn xuống bất ngờ. Không phải lúc nào cũng gặp được những người san đất thuê vì ở đây rất ít dân. Không chỉ có đá lở mà những đoạn đèo ngoằn ngoèo cũng cực kỳ nguy hiểm.
Đặc biệt, hiện nay có nhiều thủy điện được xây dựng ở khu vực này. Mật độ xe đi lại nhiều hơn. Những chiếc xe bị văng, mất phanh rơi xuống hẻm núi hầu như tháng nào cũng có. Những bạn trẻ đi phượt là cực kỳ nguy hiểm vì không quen đường".
Anh Nam trăn trở: Mình nghĩ người Mông ở đây sẽ còn làm "nghề" san đường nhiều khi suốt những đoạn đường từ xã Tú Lệ, qua những cung đèo dọc hai bên đường chỉ thấy những quả đồi trọc lốc, mùa mưa bão đất, đá rất dễ lở..."
"Khi đường bị lún sâu, hay đá lở không đi qua được mình mất tiền thuê họ san còn cảm thấy khá may mắn. Chứ không như ở một số nơi dưới xuôi, họ đổ những đống đá ra giữa đường xe nào trả tiền thuê thì san ra, xe đi qua xong họ lại vun thành đống lên nằm chình ình giữa đường. Nếu được chọn lựa lại, tôi vẫn chọn một lần được đặt chân lên đèo Khau Phạ, lên Mù Căng Chải và được thuê những người Mông làm “nghề” đặc biệt ở đây”.
Du lịch, GO! - Theo Nguoiduatin, internet
< Lở ít thì vẫn còn đường mà đi, còn nhiều thì phải kiếm người giúp.
Chòng chành trên chiếc xe ô tô, hay lắc lư trên những chiếc xe máy, những tín đồ phượt đã từng một lần đi qua những cung đường uốn lượn ở huyện Mù Căng Chải (Yên Bái), đặc biệt vào những ngày mưa chắc chắn sẽ một lần phải nhờ đến những người làm nghề khá đặc biệt ở vùng này. Những người san đường, lăn đá thuê ở những cung đường lên Mù Căng Chải.
Chuyện đá lở trên đèo "Sừng Trời"
Cách Hà Nội gần 300km, quãng đường không quá xa nhưng những gì mà du khách phải trải qua để có thể đặt chân đến Mù Căng Chải là thử thách vô cùng mạo hiểm với bất cứ ai. Đoạn thử thách đầu tiên là đèo Khau Phạ, nằm giáp ranh giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Căng Chải.
Đây là con đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Đèo nằm ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Mỗi lúc đi qua một đoạn đèo hành khách sẽ có cảm giác ù tai đủ để thấy sự chênh lệch độ cao từ chân đèo đến đỉnh.
Theo lời chị Hạng Thị Dê ở bản Cao Phạ thì mùa mưa năm trước, đá lở trên đèo. Một chiếc xe do cố đi qua đường bị lật bánh, xe nằm phơi ngửa bụng. Người dân ở đây gọi con đèo này là đèo Khau Phạ có nghĩa "Sừng Trời" vì độ cua gấp khúc, độ cao, sâu thăm thẳm của nó.
Bạn Nguyễn Thị Huế, sinh viên khoa Báo chí, Đại học KHXH và NV, Hà Nội chia sẻ: "Tôi sinh ra và lớn lên ở Nghĩa Lộ, Yên Bái. 18 năm sống cách Mù Căng Chải chỉ 100km nhưng tôi chỉ dám một lần đặt chân đến Mù Căng Chải vùng đất xa xôi phía Tây của tỉnh. Một lần được đến Mù Căng Chải, được đi qua đèo Khau Phạ với sương mù phủ dầy, trắng xóa đường đi vào buổi sáng và nắng chói chang, gay gắt vào giữa trưa, được một lần đặt chân tới ruộng bậc thang cũng là cảm giác vô cùng thú vị”.
Anh Giàng A Sử cho biết, dọc tuyến đường lên Mù Căng Chải có rất nhiều điểm đá lở. Có những hôm mà chiều hôm trước đường vẫn trải nhựa, ôtô con vẫn đi được. Chỉ sau một trận mưa, mặt đường đầy đất đá, nhão nhoét, xe tải, xe khách cũng kẹt cứng đừng nói là xe máy.
Theo một công nhân giao thông làm việc trên tuyến đường này cho biết, mặc dù có hẳn một đội thường xuyên đi vạt những đoạn núi có nguy cơ lở nhưng cũng không thể dọn sạch các đoạn bị lở núi ngay sau khi đất lở được. Vì bắt đầu từ bây giờ đã vào mùa mưa nên nhiều đoạn đường dễ bị cản trở gây ách tắc. Chỉ những người lái xe khách và ai đi quen trên đoạn đường này mới có thể xử lý nhanh những đoạn cua gấp khúc và nắm được những đoạn nào hay lở núi để biết cách xử lý.
“Cứu tinh” của những “tín đồ” phượt
Anh Đặng Hồng Nam, một thành viên của một nhóm chuyên đi phượt ở các tỉnh phía Tây Bắc, cho biết, nghe đài báo cũng hay nhắc đến những vụ lở đất, lở núi ở Mù Căng Chải hôm nay được tận mắt chứng kiến và phải chờ gần 2 tiếng để chờ một chàng dân tộc đi gọi người mang cho vác ván, mang cuốc ra thông đường giúp.
Tuy vậy anh Nam vẫn không hề tỏ ra nản chí với đích đến là Mù Căng Chải. Anh cho biết, những người đi có sở thích phiêu lưu mạo hiểm thì việc trải qua những điều khó khăn cũng là một cách để thử bản lĩnh vượt khó. Ngay trong chuyến đi Mù Căng Chải lần đầu tiên anh Nam đã gặp lở núi. Đối với dân phượt đi ô tô mà gặp núi lở là một điều ác mộng.
Anh Giàng A Páo, một người trong nhóm san đường cho xe máy, ô tô đi khi đường bị ngập đầy bùn và đá cho biết: "Thường thì chúng tôi đi làm rẫy ở trên đồi nếu có xe nào không qua được, tôi và bà con sẽ giúp họ qua. Họ chỉ cần trả 50 ngàn thôi. Trên này chúng tôi chỉ đi xe win thôi. Có những lúc, có người nhờ đẩy xe ô tô dù trả nhiều tiền chúng tôi cũng chịu vì đất lở nhiều quá phải chờ máy đến xúc đi thôi. Có những ngày trời mưa, một ngày tôi và nhiều người khác kiếm được cả trăm ngàn từ san đường, đẩy xe thuê cho du khách lên Mù Căng Chải".
Chị Sùng Thị Me, một cô giáo tiểu học ở Mù Căng Chải cho biết: "Lở núi nhẹ nhất cũng là đất rơi xuống, đôi khi còn có cả những tảng đá bằng con trâu lăn xuống bất ngờ. Không phải lúc nào cũng gặp được những người san đất thuê vì ở đây rất ít dân. Không chỉ có đá lở mà những đoạn đèo ngoằn ngoèo cũng cực kỳ nguy hiểm.
Đặc biệt, hiện nay có nhiều thủy điện được xây dựng ở khu vực này. Mật độ xe đi lại nhiều hơn. Những chiếc xe bị văng, mất phanh rơi xuống hẻm núi hầu như tháng nào cũng có. Những bạn trẻ đi phượt là cực kỳ nguy hiểm vì không quen đường".
Anh Nam trăn trở: Mình nghĩ người Mông ở đây sẽ còn làm "nghề" san đường nhiều khi suốt những đoạn đường từ xã Tú Lệ, qua những cung đèo dọc hai bên đường chỉ thấy những quả đồi trọc lốc, mùa mưa bão đất, đá rất dễ lở..."
"Khi đường bị lún sâu, hay đá lở không đi qua được mình mất tiền thuê họ san còn cảm thấy khá may mắn. Chứ không như ở một số nơi dưới xuôi, họ đổ những đống đá ra giữa đường xe nào trả tiền thuê thì san ra, xe đi qua xong họ lại vun thành đống lên nằm chình ình giữa đường. Nếu được chọn lựa lại, tôi vẫn chọn một lần được đặt chân lên đèo Khau Phạ, lên Mù Căng Chải và được thuê những người Mông làm “nghề” đặc biệt ở đây”.
Du lịch, GO! - Theo Nguoiduatin, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét