Có lẽ ít có nơi nào trên dải đất hình chữ S lại có một làng đá độc đáo, hoang sơ và đẹp đến thế. Trong chuyến đi tới vùng Đông Bắc, một mình giữa những dải đồi núi xứ Lạng, tôi đã vô cùng hứng thú với những ngôi nhà trình tường ở Cao Lộc, Lộc Bình, với thú cưỡi bạch mã ở “vương quốc ngựa bạch” Hữu Kiên, nhưng điều làm tôi ấn tượng nhất là những bờ tường đá, ngõ đá quanh co ở Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc.
Con đường vào Thạch Khuyên không phải là quá khó khăn, gập ghềnh nhưng quả thực sẽ khiến khách đường xa phải “choáng váng” về mức độ bụi. Đường đang làm nên mọi người qua đây dù trời trắng cũng phải mặc áo mưa để ngăn bụi. Vượt qua được con đường đã đủ mệt nhọc nhưng khi đứng giữa những ngõ đá quanh co, những ngôi nhà trình tường cổ kính rêu phong đủ khiến chúng tôi quên đi nỗi vất vả.
Người dân không ai nhớ chính xác làng đá có từ bao giờ, ngay đến các cụ cao niên nhất làng cũng chỉ biết lớn lên đã thấy đá như thế rồi.
Đá xếp hàng rào, quây vườn rau, đá lát đường, có những tảng đá dài non 3 mét, có tảng rộng cả mét vuông. Cái độc ở đây là đá mồ côi liền khối, chứ nếu là đá vôi, đá mắc ma... chắc nhiều người nghĩ đang lạc vào cao nguyên đá.
Giống như bao làng quê trên huyện Cao Lộc, làng đá Thạch Khuyên xã Xuất Lễ cũng những nếp nhà trình tường, lợp ngói âm dương cũ kỹ, và những con đường ngoằn ngoèo vào thôn, chỉ khác là trên những con đường ấy ngổn ngang những đá là đá.
Dĩ nhiên không phải đá đổ gập nghềnh mà nó được xếp có trật tự, có hàng có lối giống như những con trăn khổng lồ men theo từng góc đường, quây lấy từng ngôi nhà, mảnh vườn, ô ruộng. Nhiều viên đá cũ mốc thếch xếp cao như thành, trên đó là những bụi xương rồng càng làm cho làng đá bí ẩn, nguyên sơ.
Giống như trên cao nguyên đá, đá xếp thành chồng bao lấy những gì cần bảo vệ thì ở đây cũng vậy, chỉ khác là đá mồ côi có tảng đá diện tích cả mét vuông, có hòn tròn như một cái chum đại, có tảng dài như một quả bí đao khổng lồ. Cái lạ là trên một dải núi đất khá bằng không hiểu sao người ta lấy ra nhiều đá thế, những tảng đá cũng hết sức lạ, đủ kích cỡ, đủ sắc màu làm cho đá ở Thạch Khuyên rất “thạch”.
Theo cụ Vi Văn Khằm 80 tuổi kể lại từ khi cụ lớn lên đã thấy đá xếp thế rồi, ngày xưa đá còn nhiều hơn nhưng sau người ta lấy bớt xây đập thuỷ lợi, làm đường giao thông nên đá vãn đi nhiều, không ít bờ đá không còn vết tích. Cũng theo cụ, ngày xưa để chống thổ phỉ dựa vào biên giới để cướp bóc, người dân đã dùng đá xếp thành những hào, lũy, làm bẫy đá ngăn kẻ cướp. Vết tích ấy còn đến tận ngày nay.
Làng đá Thạch Khuyên có 94 hộ, cơ bản vẫn giữ những nếp nhà xưa, số hộ tách mới rất ít vì vậy những hàng rào, luỹ, đường vẫn còn khá hoang sơ. Ngay phía đông của làng, từ trên cao nhìn xuống là làng đá cổ, nói không ngoa nhìn xuống đá được xếp đúng hình trận đồ bát quái, nếu lạc vào khó biết đường ra.
Đúng lời cụ Khằm kể, toàn bộ các luỹ đá được xếp mộc, hòn nọ chồng lên hòn kia; có thành, quách để bảo vệ làng. Ngay tới giờ tôi nghĩ, nếu sử dụng các phương tiện hiện đại cũng khó lòng vượt qua những bức tường đá khi có sự ngăn cản từ bên trong.
Độc đáo là thế nhưng làng đá ít người biết đến, Bác Hoàng Văn Khuyến 70 tuổi đầy tâm trạng, mình thấy nó đẹp nhưng cũng chẳng biết làm thế nào để quảng bá được, với riêng gia đình vẫn giữ những bức tường đá như một kỷ niệm của cha ông mà thôi. Cứ thế làng đá tồn tại âm thầm, như một nàng công chúa lặng lẽ ngủ trong rừng.
Với tư cách một nhà báo đã từng đi khá nhiều nơi, tôi ít thấy làng nào lại độc đáo như làng đá ở Thạch Khuyên. Người ta sử dụng đá như một công cụ cho công cuộc sinh tồn, và chắc chắn phải có một thời gian dài để xếp nên những công trình đá kỳ công đến vậy. Nhìn làng đá vừa thâm u bí ẩn, vừa giống như một thú chơi tao nhã của nhà sưu tầm, vừa giống một công trình quân sự, đấy chính là những cái chẳng giống ở đâu. Những tảng đá vô tri vô giác như sống cùng Thạch Khuyên, chứng kiến bao điều xảy ra nơi đây và nếu được khai thác tốt thì chắc rằng Thạch Khuyên sẽ được nhiều người biết đến.
Theo ông Nông Văn Chung, một dân làng, không gìn giữ liệu còn giữ được khi mà giờ đây cũng lác đác có những ngôi nhà xây mọc lên và người ta bắt đầu bê tông hóa những con đường vào thôn, thay rào đá bằng gạch làm mất đi vẻ hoang sơ của đá. Suốt mấy tiếng đồng hồ lang thang ở Thạch Khuyên, thấy góc tường, viên đá nào cũng lạ, máy ảnh bấm đến nóng tay mà vẫn chưa hết cái cần chụp, càng bấm lại càng thấy thiếu.
Với một làng đá hiếm như Thạch Khuyên, nên chăng cần có sự quan tâm để bảo tồn, phát huy như một điểm du lịch. Bởi giữ làng đá đã khó, để đánh thức làng đá còn khó hơn rất nhiều.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Langson online, Alfamily
Con đường vào Thạch Khuyên không phải là quá khó khăn, gập ghềnh nhưng quả thực sẽ khiến khách đường xa phải “choáng váng” về mức độ bụi. Đường đang làm nên mọi người qua đây dù trời trắng cũng phải mặc áo mưa để ngăn bụi. Vượt qua được con đường đã đủ mệt nhọc nhưng khi đứng giữa những ngõ đá quanh co, những ngôi nhà trình tường cổ kính rêu phong đủ khiến chúng tôi quên đi nỗi vất vả.
Người dân không ai nhớ chính xác làng đá có từ bao giờ, ngay đến các cụ cao niên nhất làng cũng chỉ biết lớn lên đã thấy đá như thế rồi.
Đá xếp hàng rào, quây vườn rau, đá lát đường, có những tảng đá dài non 3 mét, có tảng rộng cả mét vuông. Cái độc ở đây là đá mồ côi liền khối, chứ nếu là đá vôi, đá mắc ma... chắc nhiều người nghĩ đang lạc vào cao nguyên đá.
Giống như bao làng quê trên huyện Cao Lộc, làng đá Thạch Khuyên xã Xuất Lễ cũng những nếp nhà trình tường, lợp ngói âm dương cũ kỹ, và những con đường ngoằn ngoèo vào thôn, chỉ khác là trên những con đường ấy ngổn ngang những đá là đá.
Dĩ nhiên không phải đá đổ gập nghềnh mà nó được xếp có trật tự, có hàng có lối giống như những con trăn khổng lồ men theo từng góc đường, quây lấy từng ngôi nhà, mảnh vườn, ô ruộng. Nhiều viên đá cũ mốc thếch xếp cao như thành, trên đó là những bụi xương rồng càng làm cho làng đá bí ẩn, nguyên sơ.
Giống như trên cao nguyên đá, đá xếp thành chồng bao lấy những gì cần bảo vệ thì ở đây cũng vậy, chỉ khác là đá mồ côi có tảng đá diện tích cả mét vuông, có hòn tròn như một cái chum đại, có tảng dài như một quả bí đao khổng lồ. Cái lạ là trên một dải núi đất khá bằng không hiểu sao người ta lấy ra nhiều đá thế, những tảng đá cũng hết sức lạ, đủ kích cỡ, đủ sắc màu làm cho đá ở Thạch Khuyên rất “thạch”.
Theo cụ Vi Văn Khằm 80 tuổi kể lại từ khi cụ lớn lên đã thấy đá xếp thế rồi, ngày xưa đá còn nhiều hơn nhưng sau người ta lấy bớt xây đập thuỷ lợi, làm đường giao thông nên đá vãn đi nhiều, không ít bờ đá không còn vết tích. Cũng theo cụ, ngày xưa để chống thổ phỉ dựa vào biên giới để cướp bóc, người dân đã dùng đá xếp thành những hào, lũy, làm bẫy đá ngăn kẻ cướp. Vết tích ấy còn đến tận ngày nay.
Làng đá Thạch Khuyên có 94 hộ, cơ bản vẫn giữ những nếp nhà xưa, số hộ tách mới rất ít vì vậy những hàng rào, luỹ, đường vẫn còn khá hoang sơ. Ngay phía đông của làng, từ trên cao nhìn xuống là làng đá cổ, nói không ngoa nhìn xuống đá được xếp đúng hình trận đồ bát quái, nếu lạc vào khó biết đường ra.
Đúng lời cụ Khằm kể, toàn bộ các luỹ đá được xếp mộc, hòn nọ chồng lên hòn kia; có thành, quách để bảo vệ làng. Ngay tới giờ tôi nghĩ, nếu sử dụng các phương tiện hiện đại cũng khó lòng vượt qua những bức tường đá khi có sự ngăn cản từ bên trong.
Độc đáo là thế nhưng làng đá ít người biết đến, Bác Hoàng Văn Khuyến 70 tuổi đầy tâm trạng, mình thấy nó đẹp nhưng cũng chẳng biết làm thế nào để quảng bá được, với riêng gia đình vẫn giữ những bức tường đá như một kỷ niệm của cha ông mà thôi. Cứ thế làng đá tồn tại âm thầm, như một nàng công chúa lặng lẽ ngủ trong rừng.
Với tư cách một nhà báo đã từng đi khá nhiều nơi, tôi ít thấy làng nào lại độc đáo như làng đá ở Thạch Khuyên. Người ta sử dụng đá như một công cụ cho công cuộc sinh tồn, và chắc chắn phải có một thời gian dài để xếp nên những công trình đá kỳ công đến vậy. Nhìn làng đá vừa thâm u bí ẩn, vừa giống như một thú chơi tao nhã của nhà sưu tầm, vừa giống một công trình quân sự, đấy chính là những cái chẳng giống ở đâu. Những tảng đá vô tri vô giác như sống cùng Thạch Khuyên, chứng kiến bao điều xảy ra nơi đây và nếu được khai thác tốt thì chắc rằng Thạch Khuyên sẽ được nhiều người biết đến.
Theo ông Nông Văn Chung, một dân làng, không gìn giữ liệu còn giữ được khi mà giờ đây cũng lác đác có những ngôi nhà xây mọc lên và người ta bắt đầu bê tông hóa những con đường vào thôn, thay rào đá bằng gạch làm mất đi vẻ hoang sơ của đá. Suốt mấy tiếng đồng hồ lang thang ở Thạch Khuyên, thấy góc tường, viên đá nào cũng lạ, máy ảnh bấm đến nóng tay mà vẫn chưa hết cái cần chụp, càng bấm lại càng thấy thiếu.
Với một làng đá hiếm như Thạch Khuyên, nên chăng cần có sự quan tâm để bảo tồn, phát huy như một điểm du lịch. Bởi giữ làng đá đã khó, để đánh thức làng đá còn khó hơn rất nhiều.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Langson online, Alfamily
0 nhận xét :
Đăng nhận xét