Một ngày chớm xuân, còn gì tuyệt hơn khi đắm mình trong một không gian văn hóa đậm chất làng quê Việt.
< Cổng làng Vinh Thạnh cổ kính rêu phong.
Nhấp một ngụm Bàu Đá, nhắm miếng nem Chợ Huyện, để những luồng gió làng phả vào da thịt, lắng nghe tiếng trống tuồng lúc xa lúc gần…
1. Buổi sáng. Xuất phát ở Quy Nhơn, theo quốc lộ 19, khoảng 20 phút bạn đã có mặt ở thị trấn Tuy Phước. Xuôi theo hướng đông khoảng 3km là đến vạn Gò Bồi (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định), nơi gắn bó suốt tuổi thơ của “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu.
Nếu yêu thơ ông, hẳn bạn sẽ nhớ khổ thơ này: Ngủ không được bởi gió nồm thổi từ biển lên cứ nhắc/ Khi má anh sinh ra/ Anh đã thở hơi nước mắm của vạn Gò Bồi/ Nên tới già thơ anh càng đậm đà thấm thía hơn (Đêm ngủ ở Tuy Phước). Có mấy ai đưa nước mắm vào thơ nhẹ nhàng và thi vị như thế không? Có đến vạn Gò Bồi, thả những bước chân trần trên con đường đất mới hiểu được vì sao Gò Bồi cứ nhấp nháy suốt đời trong thơ Xuân Diệu.
Ngồi ở một quán ven sông, nghe tiếng gió tan trong ly cà phê, dõi mắt theo những chiếc sõng câu xuôi dòng bên bờ tre ken dày, bạn sẽ bất ngờ khi biết trăm năm trước, nơi mình đang ngồi từng tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền đông vui nhất nhì xứ Đàng Trong.
< Ven sông Gò Bồi, nơi từng có cảng thị Nước Mặn một thời tấp nập.
Vào thế kỷ 16-17, nơi đây đã hình thành cảng thị Nước Mặn với những chiếc thuyền buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… và từng có mặt trên những hải đồ mậu dịch thế giới. Đến thế kỷ 18, phù sa sông Kôn bị bồi lắng, tàu thuyền không tiến sâu vào nội địa được, cảng thị Nước Mặn chìm dần vào quên lãng. Trong ngày đầu xuân, nỗi hoài cổ và suy ngẫm về sự bất tận của thời gian khiến bạn thấy thời khắc mình đang sống thật đáng tận hưởng.
2. Đình làng Vinh Thạnh (xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước) là kiến trúc cổ nhất trong số những ngôi đình còn lại trên đất Bình Định. Đình chỉ mở cửa mỗi năm hai lần vào dịp Tết Nguyên Đán và ngày giỗ hậu tổ tuồng Đào Tấn (ngày rằm tháng bảy). Với mỗi người Vinh Thạnh, ngôi đình là cái neo tâm linh, là hơi ấm len lỏi trong tim những ngày xa xứ sở.
Thả những bước chân trên con đường làng với những hàng cây xanh mát. Bồi hồi bước qua cổng làng cổ kính rêu phong. Tiếng vọng từ ngàn xưa như đang đuổi nhau trên những mái ngói cũ ánh lên sắc xanh kỳ ảo. Bất chấp quá trình đô thị hóa đang ồ ạt xâm lấn nông thôn, người Vinh Thạnh vẫn giữ được nét thuần Việt của mình.
Đường làng lối xóm tinh tươm. Những hàng rào duối, chè tàu được cắt tỉa tỉ mỉ. Lối đi không chỉ đơn thuần là lối đi nữa mà còn là một thú chơi rất tao nhã của người dân nơi đây. Làng Vinh Thạnh cứ vậy, khiêm nhường và quyến rũ bằng nét riêng không thể trộn lẫn của mình.
< Cụm tháp Bánh Ít ở Tuy Phước.
Trưa đến thật nhanh. Hãy ghé vào một quán nhỏ nằm khiêm nhường dưới bóng cây gòn trăm năm tuổi, thưởng thức món nem Chợ Huyện ở nơi ngày xưa từng là trung tâm của phố thị Gò Bồi.
Chiếc nem nhỏ xíu vậy mà công phu lắm. Bí quyết làm nem Chợ Huyện là công đoạn giã thịt. Thịt nạc đùi được giã hai lần, lần đầu chừng 20 phút, xong nêm gia vị rồi giã tiếp thật đều tay. Khi nào nghe tiếng chày “ngọt” thì thịt mới thơm, giòn, sợi dài mà không bị vụn. Nem được “mặc” bằng một lớp lá ổi, sau đó bọc bên ngoài lớp lá chuối vừa để lên men, giữ độ ẩm vừa tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nem.
Nem Chợ Huyện dai mà giòn, hương thơm đủ làm mê hoặc thực khách. Nem ngon lại có chén rượu Bàu Đá cay nồng… Thật là buồn ngủ mà gặp chiếu manh! Đến Bình Định dịp này, bạn đừng ngạc nhiên khi những cây ổi đương mùa xuân đều trơ trụi lá!
3. Chiều rơi chầm chậm. Tiếng trống tuồng lúc xa lúc gần rạo rực lòng người. Đi xem tuồng với hương rượu còn phảng phất đầu môi, bạn có cảm giác xứ này như gần gũi từ kiếp nào! Sân khấu tuồng rất đơn sơ, những “diễn viên nông dân” đêm đến hóa thân thành Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Huyền Trân công chúa, Đào Tam Xuân, Phạm Công - Cúc Hoa…
< Nem Chợ Huyện - đặc sản Bình Định.
Càng về khuya, tiếng trống tuồng càng thêm xao xuyến lòng người. Người nới ra, người lại vào bên trong chiếu. Có người vào hàng quán ăn tạm cái bánh rồi lại xem cho hết vở, có khi cũng phải đến nửa đêm.
Vãn tuồng, đường làng nhộn nhịp hẳn lên. Tiếng mọi người bình luận về các nhân vật trong vở diễn, về lòng trung nghĩa, về luân thường đạo lý. Và hình như mỗi người dân nơi đây đều mang trong mình một chút hào hiệp, bao dung của những nhân vật họ vừa xem vở…
Cũng chẳng cần phải ngủ nữa đâu, chẳng mấy chốc bình minh lại lên trên những cánh đồng xanh màu lúa đang thì. Gió ban mai đầu xuân đang thì thầm những cuộc hò hẹn để về với những vùng đất xa xưa trên quê hương Bình Định.
Du lịch, GO! - Theo TTO, internet
< Cổng làng Vinh Thạnh cổ kính rêu phong.
Nhấp một ngụm Bàu Đá, nhắm miếng nem Chợ Huyện, để những luồng gió làng phả vào da thịt, lắng nghe tiếng trống tuồng lúc xa lúc gần…
1. Buổi sáng. Xuất phát ở Quy Nhơn, theo quốc lộ 19, khoảng 20 phút bạn đã có mặt ở thị trấn Tuy Phước. Xuôi theo hướng đông khoảng 3km là đến vạn Gò Bồi (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định), nơi gắn bó suốt tuổi thơ của “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu.
Nếu yêu thơ ông, hẳn bạn sẽ nhớ khổ thơ này: Ngủ không được bởi gió nồm thổi từ biển lên cứ nhắc/ Khi má anh sinh ra/ Anh đã thở hơi nước mắm của vạn Gò Bồi/ Nên tới già thơ anh càng đậm đà thấm thía hơn (Đêm ngủ ở Tuy Phước). Có mấy ai đưa nước mắm vào thơ nhẹ nhàng và thi vị như thế không? Có đến vạn Gò Bồi, thả những bước chân trần trên con đường đất mới hiểu được vì sao Gò Bồi cứ nhấp nháy suốt đời trong thơ Xuân Diệu.
Ngồi ở một quán ven sông, nghe tiếng gió tan trong ly cà phê, dõi mắt theo những chiếc sõng câu xuôi dòng bên bờ tre ken dày, bạn sẽ bất ngờ khi biết trăm năm trước, nơi mình đang ngồi từng tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền đông vui nhất nhì xứ Đàng Trong.
< Ven sông Gò Bồi, nơi từng có cảng thị Nước Mặn một thời tấp nập.
Vào thế kỷ 16-17, nơi đây đã hình thành cảng thị Nước Mặn với những chiếc thuyền buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… và từng có mặt trên những hải đồ mậu dịch thế giới. Đến thế kỷ 18, phù sa sông Kôn bị bồi lắng, tàu thuyền không tiến sâu vào nội địa được, cảng thị Nước Mặn chìm dần vào quên lãng. Trong ngày đầu xuân, nỗi hoài cổ và suy ngẫm về sự bất tận của thời gian khiến bạn thấy thời khắc mình đang sống thật đáng tận hưởng.
2. Đình làng Vinh Thạnh (xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước) là kiến trúc cổ nhất trong số những ngôi đình còn lại trên đất Bình Định. Đình chỉ mở cửa mỗi năm hai lần vào dịp Tết Nguyên Đán và ngày giỗ hậu tổ tuồng Đào Tấn (ngày rằm tháng bảy). Với mỗi người Vinh Thạnh, ngôi đình là cái neo tâm linh, là hơi ấm len lỏi trong tim những ngày xa xứ sở.
Thả những bước chân trên con đường làng với những hàng cây xanh mát. Bồi hồi bước qua cổng làng cổ kính rêu phong. Tiếng vọng từ ngàn xưa như đang đuổi nhau trên những mái ngói cũ ánh lên sắc xanh kỳ ảo. Bất chấp quá trình đô thị hóa đang ồ ạt xâm lấn nông thôn, người Vinh Thạnh vẫn giữ được nét thuần Việt của mình.
Đường làng lối xóm tinh tươm. Những hàng rào duối, chè tàu được cắt tỉa tỉ mỉ. Lối đi không chỉ đơn thuần là lối đi nữa mà còn là một thú chơi rất tao nhã của người dân nơi đây. Làng Vinh Thạnh cứ vậy, khiêm nhường và quyến rũ bằng nét riêng không thể trộn lẫn của mình.
< Cụm tháp Bánh Ít ở Tuy Phước.
Trưa đến thật nhanh. Hãy ghé vào một quán nhỏ nằm khiêm nhường dưới bóng cây gòn trăm năm tuổi, thưởng thức món nem Chợ Huyện ở nơi ngày xưa từng là trung tâm của phố thị Gò Bồi.
Chiếc nem nhỏ xíu vậy mà công phu lắm. Bí quyết làm nem Chợ Huyện là công đoạn giã thịt. Thịt nạc đùi được giã hai lần, lần đầu chừng 20 phút, xong nêm gia vị rồi giã tiếp thật đều tay. Khi nào nghe tiếng chày “ngọt” thì thịt mới thơm, giòn, sợi dài mà không bị vụn. Nem được “mặc” bằng một lớp lá ổi, sau đó bọc bên ngoài lớp lá chuối vừa để lên men, giữ độ ẩm vừa tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nem.
Nem Chợ Huyện dai mà giòn, hương thơm đủ làm mê hoặc thực khách. Nem ngon lại có chén rượu Bàu Đá cay nồng… Thật là buồn ngủ mà gặp chiếu manh! Đến Bình Định dịp này, bạn đừng ngạc nhiên khi những cây ổi đương mùa xuân đều trơ trụi lá!
3. Chiều rơi chầm chậm. Tiếng trống tuồng lúc xa lúc gần rạo rực lòng người. Đi xem tuồng với hương rượu còn phảng phất đầu môi, bạn có cảm giác xứ này như gần gũi từ kiếp nào! Sân khấu tuồng rất đơn sơ, những “diễn viên nông dân” đêm đến hóa thân thành Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Huyền Trân công chúa, Đào Tam Xuân, Phạm Công - Cúc Hoa…
< Nem Chợ Huyện - đặc sản Bình Định.
Càng về khuya, tiếng trống tuồng càng thêm xao xuyến lòng người. Người nới ra, người lại vào bên trong chiếu. Có người vào hàng quán ăn tạm cái bánh rồi lại xem cho hết vở, có khi cũng phải đến nửa đêm.
Vãn tuồng, đường làng nhộn nhịp hẳn lên. Tiếng mọi người bình luận về các nhân vật trong vở diễn, về lòng trung nghĩa, về luân thường đạo lý. Và hình như mỗi người dân nơi đây đều mang trong mình một chút hào hiệp, bao dung của những nhân vật họ vừa xem vở…
Cũng chẳng cần phải ngủ nữa đâu, chẳng mấy chốc bình minh lại lên trên những cánh đồng xanh màu lúa đang thì. Gió ban mai đầu xuân đang thì thầm những cuộc hò hẹn để về với những vùng đất xa xưa trên quê hương Bình Định.
Du lịch, GO! - Theo TTO, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét