Mã Pí Lèng, tiếng Quan Hỏa là cái sống mũi con ngựa. Hình như xưa nay, ai viết về Mã Pí Lèng cũng nói vậy nhưng Nguyễn Minh Sơn lại cam đoan rằng: đó là nghĩa đen, nghĩa bóng của chữ Mã Pí Lèng chính là cái… của con ngựa cái!
Muốn biết thế nào là tột cùng của sự… sợ hãi, muốn cảm được quyền uy, sự uy nghi choáng ngợp và sức mạnh của đá trời, muốn nhấc bổng mình bơi trong gió mây mà cao ngạo ngắm xuống trần gian, hãy vượt đỉnh Mã Pí Lèng.
Ngay từ năm 1964, Nguyễn Hải Trừng đã có một câu quá tuyệt khi vượt đỉnh Mã Pí Lèng “Mây đạp dưới chân, trời đụng trán…”. Có thể nói Mã Pí Lèng là điểm nhấn kỳ vĩ, choáng ngợp nhất trong tổ hợp kiến trúc chọc trời của dãy cao nguyên đá Đồng Văn.
Từ Đồng Văn, chui tiếp vào đá trời chừng 10 km nữa thì đụng Mã Pí Lèng. Trời đụng trán má đụng mây. Bên phải là đá trời, bên trái là vực trần gian thăm thẳm. Con đèo hơn 20 km vắt vẻo cheo leo trên núi đá, khúc ẩn khúc hiện trong mây tựa chú rồng đá khổng lồ đang cõng con Ford Escape bé tẹo như chú kiến, xám xịt bụi trời với 4 gã giang hồ này đụng cõi đỉnh chóp của đá trời.
Hôm qua chặng Quản Bạ- Cán Chu Phìn- Sà Phìn- Đồng Văn, đã choáng ngợp trước sự hùng vĩ của đá. Nhưng đến Mã Pí Lèng thì không phải choáng ngợp nữa, mà là… kinh sợ!
Trước khi đi, Nguyễn Minh Sơn đã dặn, qua Mã Pí Lèng nhớ vững tay lái, đừng run! Vậy nhưng, không cầm vô lăng mà vẫn run. Không biết khi bay vào vũ trụ, từ con tàu không gian nhìn về quả đất, Phạm Tuân có được cảm giác như thế nào. Còn với tôi, cảm giác được… run sợ giữa cõi đá trời hùng vĩ này mới tuyệt vời làm sao!
Có những khúc cua thấy Trọng bẻ ngoặt vô lăng mà rợn người. Mây và mù sương phủ che đến mờ cả núi. Lúc cứ tưởng xe đâm sầm vào đá, lúc lại thấy như đang lao xuống vực. Vực sâu, thăm thẳm tít mù đến mức không biết quăng một sợi dây đến bao năm mới đụng tới trần gian.
Dừng xe ngồi giữa đỉnh đèo. Bạt ngàn mây và gió. Nếu nơi Quản Bạ đã dựng bảng “Cổng Trời” thì nơi Mã Pí Lèng này nên dựng một tấm bảng “Đỉnh Trời”. Cõi trời là đây, là nơi 4 gã giang hồ này đang ngồi trên mây đá ngắm nhìn xuống dòng sông Nho Quế bé mảnh như một sợi chỉ trời và nhìn về thăm thẳm trần gian.
Ngày trước, người Mèo nơi đây không có khái niệm con đường. Bao đời chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng. Nơi đỉnh đốc xưa chính là điểm Vua Mèo trừng phạt những ai không chịu tuân phục mình bằng cách cột treo trên vách đá cho đến chết.
Dốc Chín Khoanh lởm chởm đá tai mèo dựng đứng leo tới đỉnh Mã Pí Lèng gọi là con dốc của Giàng (Trời). Nhưng rồi, cũng chính những bàn tay trần của người Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô… đục khoét đá, khắc nên con rồng khổng lồ vắt qua núi đá trời nối Đồng Văn tới Mèo Vạc này.
Không ai tin có thể mở đường qua Mã Pí Lèng. “Bao giờ đá mọc trên đầu người thì Việt Minh mới mở được đường vào Đồng Văn. Bao giờ con dê đực nó biết đẻ, bao giờ ngôi mộ người làm đường biến thành cỏ dại thì đường mới vượt qua được Mã Pí Lèng”.
Vậy mà một kỳ tích đục khoét đá có một không ai trong lịch sử cõi đá trời Đồng Văn- Mèo Vạc này: Hơn 2 triệu thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc các tỉnh Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định, với 2.946.321 lượt ngày công, đục khoét trên 2.899.638 m3 đá ròng rã 6 năm trời. Gần 200 km đường hình thành trong máu và nước mắt. Riêng dốc Mã Pí Lèng, những đoàn người đã phải đu mình trên dây như đàn kiến, bám vách đá suốt 11 tháng để đục núi mở đường.
Một con đường được đục đẽo hoàn toàn bởi những bàn tay trần và những phương tiện đục đẽo thủ công. Những đoàn người treo mình trên vách đá, đục khoét nên từng… centimet đường. “Trưa trật, đồng đội buộc dây ngang lưng mình, thò đầu ra mép vực, buộc nắm cơm vào dây thừng thả xuống “bón” cho từng người trong số 17 người quả cảm.
Chiều về, khi đã đục được một lỗ nhỏ bé vào vách đá, các thành viên Đội Cơ dũng mới nhét thuốc nổ vào, vừa bò, vừa hô anh em kéo một mạch lên đỉnh núi, tìm chỗ ẩn nấp, 20 phút sau, mìn nổ, đá Mã Pí Lèng vỡ ra một miếng bằng cái rá vo gạo. Đó là kết quả mỹ mãn của một ngày cật lực treo như thằn lằn mối dách giữa bát ngát gió, lồng lộng mây, sơ sẩy một ly một tý là… sẩy mạng. 17 người Đội Cơ Dũng và hàng nghìn người khác đã lấn từng xăngtimet đường như thế để vượt qua thế giới đá Mã Pí Lèng, trong suốt 11 mùa trăng”.
Không có con đường nào mà trong suốt những năm tháng treo mình đục đẽo, lúc nào cũng treo sẵn trên núi ít nhất 10 cỗ quan tài. Cũng không có con đường nào mà khi xây dựng lại phải lập hẳn một nghĩa trang riêng dành cho những người đã ngã xuống.
Con đường đó giờ đây mang tên là “đường Hạnh Phúc”. Giữa đỉnh Mã Pí Lèng là một trạm dừng chân. Một tấm bia đá mới dựng lại: “Đường Hạnh phúc Hà Giang- Đồng Văn- Mèo Vạc.
Nhằm giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi, Trung ương Đảng, khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang- Đồng Văn- Mèo Vạc. Ngày khởi công: 10-9-1959. Ngày hoàn thành: 15-6-1965. Thành phần mở đường gồm 16 dân tộc ở các tỉnh Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định. Riêng dốc Mã Pì Lèng công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường”.
Đó là lịch sử phá đá khủng khiếp và kinh hoàng nhất nhưng cũng… thủ công nhất. Để có được con đường mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam. Hoặc có người lại ví nó như Kim Tự Tháp của người Mèo.
Không cảm những cách ví này. Tôi thích và nhìn thấy nó như con rồng đá ngạo nghễ đạp mây trời núi đá, con đường như chú rồng đá khổng lồ đang cõng chúng tôi đạp tới cõi trời và cao ngạo ngắm xuống trần gian.
Cùng với Mã Pí Lèng, dòng Nho Quế hợp thành một tuyệt tác của xứ đá trời. Mã Pí Lèng là ngọn đèo ngoạn mục nhất Việt Nam. Còn con sông Nho Quế được “tước phong” là dòng sông ghềnh thác nhất trong những con sông thác ghềnh.
Trong bút ký “Trở lại Mèo Vạc”, Nguyên Ngọc kể tích dòng Nho Quế: “Và bây giờ hãy vịn chắc tảng đá bên bờ vực này mà cố nhìn xuống con sông Nho Quế dưới kia. Hàng nghìn thước sâu có thừa. Ngọn núi lớn có lẽ từ hàng triệu năm trước, một hôm nào đó, đột ngột bị một nhát rìu khổng lồ chém đứt làm đôi, nhát chém dữ dội và sắc lẹm quá, cả trái núi đá hàng vạn kilômét khối bị bổ dọc, nứt toác ra, hai bờ thẳng đứng, bên này là Mã Pi Lèng, bên kia là Sam Pun, ở giữa dưới nghìn mét sâu là con sông Nho Quế leo lẻo xanh đến gợn người“.
< Tác giả.
Trèo tới Mã Pí Lèng, hít thở mây gió cõi Trời mà thấy người như vụt lớn thêm. Giữa đỉnh Mã Pí Lèng hùng vĩ choáng ngợp này, chợt muốn hóa chàng khổng lồ vung thêm vài nhát rìu chém xẻ toác núi đá trời, cho Mèo Vạc- Đồng Văn thêm vài dòng sông Nho Quế khác. Những con sông dài thăm thẳm, sâu hoắm như nối cõi trời xuống tận trần gian...
Du lịch, GO! - theo web Trương Duy Nhất, internet
Muốn biết thế nào là tột cùng của sự… sợ hãi, muốn cảm được quyền uy, sự uy nghi choáng ngợp và sức mạnh của đá trời, muốn nhấc bổng mình bơi trong gió mây mà cao ngạo ngắm xuống trần gian, hãy vượt đỉnh Mã Pí Lèng.
Ngay từ năm 1964, Nguyễn Hải Trừng đã có một câu quá tuyệt khi vượt đỉnh Mã Pí Lèng “Mây đạp dưới chân, trời đụng trán…”. Có thể nói Mã Pí Lèng là điểm nhấn kỳ vĩ, choáng ngợp nhất trong tổ hợp kiến trúc chọc trời của dãy cao nguyên đá Đồng Văn.
Từ Đồng Văn, chui tiếp vào đá trời chừng 10 km nữa thì đụng Mã Pí Lèng. Trời đụng trán má đụng mây. Bên phải là đá trời, bên trái là vực trần gian thăm thẳm. Con đèo hơn 20 km vắt vẻo cheo leo trên núi đá, khúc ẩn khúc hiện trong mây tựa chú rồng đá khổng lồ đang cõng con Ford Escape bé tẹo như chú kiến, xám xịt bụi trời với 4 gã giang hồ này đụng cõi đỉnh chóp của đá trời.
Hôm qua chặng Quản Bạ- Cán Chu Phìn- Sà Phìn- Đồng Văn, đã choáng ngợp trước sự hùng vĩ của đá. Nhưng đến Mã Pí Lèng thì không phải choáng ngợp nữa, mà là… kinh sợ!
Trước khi đi, Nguyễn Minh Sơn đã dặn, qua Mã Pí Lèng nhớ vững tay lái, đừng run! Vậy nhưng, không cầm vô lăng mà vẫn run. Không biết khi bay vào vũ trụ, từ con tàu không gian nhìn về quả đất, Phạm Tuân có được cảm giác như thế nào. Còn với tôi, cảm giác được… run sợ giữa cõi đá trời hùng vĩ này mới tuyệt vời làm sao!
Có những khúc cua thấy Trọng bẻ ngoặt vô lăng mà rợn người. Mây và mù sương phủ che đến mờ cả núi. Lúc cứ tưởng xe đâm sầm vào đá, lúc lại thấy như đang lao xuống vực. Vực sâu, thăm thẳm tít mù đến mức không biết quăng một sợi dây đến bao năm mới đụng tới trần gian.
Dừng xe ngồi giữa đỉnh đèo. Bạt ngàn mây và gió. Nếu nơi Quản Bạ đã dựng bảng “Cổng Trời” thì nơi Mã Pí Lèng này nên dựng một tấm bảng “Đỉnh Trời”. Cõi trời là đây, là nơi 4 gã giang hồ này đang ngồi trên mây đá ngắm nhìn xuống dòng sông Nho Quế bé mảnh như một sợi chỉ trời và nhìn về thăm thẳm trần gian.
Ngày trước, người Mèo nơi đây không có khái niệm con đường. Bao đời chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng. Nơi đỉnh đốc xưa chính là điểm Vua Mèo trừng phạt những ai không chịu tuân phục mình bằng cách cột treo trên vách đá cho đến chết.
Dốc Chín Khoanh lởm chởm đá tai mèo dựng đứng leo tới đỉnh Mã Pí Lèng gọi là con dốc của Giàng (Trời). Nhưng rồi, cũng chính những bàn tay trần của người Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô… đục khoét đá, khắc nên con rồng khổng lồ vắt qua núi đá trời nối Đồng Văn tới Mèo Vạc này.
Không ai tin có thể mở đường qua Mã Pí Lèng. “Bao giờ đá mọc trên đầu người thì Việt Minh mới mở được đường vào Đồng Văn. Bao giờ con dê đực nó biết đẻ, bao giờ ngôi mộ người làm đường biến thành cỏ dại thì đường mới vượt qua được Mã Pí Lèng”.
Vậy mà một kỳ tích đục khoét đá có một không ai trong lịch sử cõi đá trời Đồng Văn- Mèo Vạc này: Hơn 2 triệu thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc các tỉnh Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định, với 2.946.321 lượt ngày công, đục khoét trên 2.899.638 m3 đá ròng rã 6 năm trời. Gần 200 km đường hình thành trong máu và nước mắt. Riêng dốc Mã Pí Lèng, những đoàn người đã phải đu mình trên dây như đàn kiến, bám vách đá suốt 11 tháng để đục núi mở đường.
Một con đường được đục đẽo hoàn toàn bởi những bàn tay trần và những phương tiện đục đẽo thủ công. Những đoàn người treo mình trên vách đá, đục khoét nên từng… centimet đường. “Trưa trật, đồng đội buộc dây ngang lưng mình, thò đầu ra mép vực, buộc nắm cơm vào dây thừng thả xuống “bón” cho từng người trong số 17 người quả cảm.
Chiều về, khi đã đục được một lỗ nhỏ bé vào vách đá, các thành viên Đội Cơ dũng mới nhét thuốc nổ vào, vừa bò, vừa hô anh em kéo một mạch lên đỉnh núi, tìm chỗ ẩn nấp, 20 phút sau, mìn nổ, đá Mã Pí Lèng vỡ ra một miếng bằng cái rá vo gạo. Đó là kết quả mỹ mãn của một ngày cật lực treo như thằn lằn mối dách giữa bát ngát gió, lồng lộng mây, sơ sẩy một ly một tý là… sẩy mạng. 17 người Đội Cơ Dũng và hàng nghìn người khác đã lấn từng xăngtimet đường như thế để vượt qua thế giới đá Mã Pí Lèng, trong suốt 11 mùa trăng”.
Không có con đường nào mà trong suốt những năm tháng treo mình đục đẽo, lúc nào cũng treo sẵn trên núi ít nhất 10 cỗ quan tài. Cũng không có con đường nào mà khi xây dựng lại phải lập hẳn một nghĩa trang riêng dành cho những người đã ngã xuống.
Con đường đó giờ đây mang tên là “đường Hạnh Phúc”. Giữa đỉnh Mã Pí Lèng là một trạm dừng chân. Một tấm bia đá mới dựng lại: “Đường Hạnh phúc Hà Giang- Đồng Văn- Mèo Vạc.
Nhằm giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi, Trung ương Đảng, khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang- Đồng Văn- Mèo Vạc. Ngày khởi công: 10-9-1959. Ngày hoàn thành: 15-6-1965. Thành phần mở đường gồm 16 dân tộc ở các tỉnh Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định. Riêng dốc Mã Pì Lèng công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường”.
Đó là lịch sử phá đá khủng khiếp và kinh hoàng nhất nhưng cũng… thủ công nhất. Để có được con đường mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam. Hoặc có người lại ví nó như Kim Tự Tháp của người Mèo.
Không cảm những cách ví này. Tôi thích và nhìn thấy nó như con rồng đá ngạo nghễ đạp mây trời núi đá, con đường như chú rồng đá khổng lồ đang cõng chúng tôi đạp tới cõi trời và cao ngạo ngắm xuống trần gian.
Cùng với Mã Pí Lèng, dòng Nho Quế hợp thành một tuyệt tác của xứ đá trời. Mã Pí Lèng là ngọn đèo ngoạn mục nhất Việt Nam. Còn con sông Nho Quế được “tước phong” là dòng sông ghềnh thác nhất trong những con sông thác ghềnh.
Trong bút ký “Trở lại Mèo Vạc”, Nguyên Ngọc kể tích dòng Nho Quế: “Và bây giờ hãy vịn chắc tảng đá bên bờ vực này mà cố nhìn xuống con sông Nho Quế dưới kia. Hàng nghìn thước sâu có thừa. Ngọn núi lớn có lẽ từ hàng triệu năm trước, một hôm nào đó, đột ngột bị một nhát rìu khổng lồ chém đứt làm đôi, nhát chém dữ dội và sắc lẹm quá, cả trái núi đá hàng vạn kilômét khối bị bổ dọc, nứt toác ra, hai bờ thẳng đứng, bên này là Mã Pi Lèng, bên kia là Sam Pun, ở giữa dưới nghìn mét sâu là con sông Nho Quế leo lẻo xanh đến gợn người“.
< Tác giả.
Trèo tới Mã Pí Lèng, hít thở mây gió cõi Trời mà thấy người như vụt lớn thêm. Giữa đỉnh Mã Pí Lèng hùng vĩ choáng ngợp này, chợt muốn hóa chàng khổng lồ vung thêm vài nhát rìu chém xẻ toác núi đá trời, cho Mèo Vạc- Đồng Văn thêm vài dòng sông Nho Quế khác. Những con sông dài thăm thẳm, sâu hoắm như nối cõi trời xuống tận trần gian...
Du lịch, GO! - theo web Trương Duy Nhất, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét