Nhìn những chiếc bánh được bọc bởi lớp lá chuối khô mộc mạc bên ngoài, ít ai biết rằng ẩn chứa bên trong nó là cả linh hồn của những người làm bánh từ bao đời.
< Bánh tẻ Phú Nhi.
Nói đến bánh tẻ, người ta thường nhắc tới một số thương hiệu nổi tiếng như: Bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh), bánh tẻ Văn Giang (Hưng Yên) và không thể không kể đến là bánh tẻ Phú Nhi (Phú Thịnh, Sơn Tây).
Cũng được làm từ bột gạo tẻ, được gói bằng lá dong và có nhân thịt lợn, mọc nhĩ, nhưng bánh tẻ Phú Nhi lại mang trong mình hương vị đặc biệt mà không phải bất cứ vùng miền nào có được.
Theo lời kể của bác Cáp Văn Quang, một người lớn tuổi trong làng thì gạo để làm bánh tẻ ngày xưa của làng Phú Nhi phải là những hạt gạo được trồng từ giống lúa hóp (thân cao, hạt dài và trong vắt) thuần chủng, duy nhất, không lai tạo và được trồng trên chính cánh đồng của làng. Hiện nay, giống lúa này không còn nữa vì năng xuất thấp và năm tháng mới cho thu hoạch, nhưng người làng Phú Nhi vẫn lựa chọn loại gạo ngon nhất để làm bánh tẻ.
Bánh tẻ làm không hề đơn giản như một số loại bánh khác. Để làm được những chiếc bánh ngon, dẻo, thơm nó đòi hỏi người làm bánh không chỉ có kinh nghiệm mà còn phải thật khéo léo, thật cẩn thận và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Gạo tẻ ngon đem ngâm trước khoảng hai ngày, đem gạo đã ngâm đi xay, gạn bỏ nước lấy cái tinh, cho vào nồi, khoảng một nửa bột, một nửa nước rồi đun cho sôi và quấy đều tay liên tục cho đến khi bột sền sệt là được. Đây là một trong những khâu đặc biệt quan trọng khi làm bánh tẻ, bởi nếu chỉ lơ là, quấy không đều tay bột sẽ không mềm, mịn và có thể bị vón cục.
Chuẩn bị nhân để làm bánh tẻ có lẽ là công đoạn đơn giản nhất nhưng cũng không thể làm qua quýt. Thịt lợn sấn ngon sau khi rửa sạch và luộc chín đem thái chỉ, hành khô và hành tươi băm nhỏ, mộc nhĩ ngâm nở rồi thái lát mỏng. Tất cả đem ướp với hạt tiêu, gia vị cho ngấm rồi cho lên bếp xào chín.
Sau khi mọi nguyên liệu đã chuẩn bị xong, người ta đem gói với một tàu lá dong bên trong và lá chuối bọc bên ngoài sau đó buộc lại bằng lạt hoặc dây chuối, đem đồ khoảng một tiếng kể từ khi bánh lên hơi là chín. “Bánh tẻ phải được đồ mới dẻo và giòn. Nếu luộc, bánh sẽ bị ngấm nước, không ngon. Ngoài ra, để bánh được ngon và giữ được hương vị đặc biệt thì nhất thiết phải đồ bánh bằng bếp củi” - bác Vân, một người có kinh nghiệm làm bánh lâu năm trong làng chia sẻ.
Nhìn những chiếc bánh được bọc bởi lớp lá chuối khô mộc mạc bên ngoài, ít ai biết rằng ẩn chứa bên trong nó là cả linh hồn của những người làm bánh từ bao đời. Cầm chiếc bánh còn bốc hơi trên tay, nhẹ nhàng tháo lớp lá chuối, hương thơm bốc lên. Vị mềm, dẻo của vỏ bánh hòa vào trong cái vị ngọt của thịt lợn, vị giòn, dai của mọc nhĩ và thơm lừng của hạt tiêu… tất cả đã mang đến sự đậm đà cho bánh tẻ Phú Nhi.
Và, ở đâu đó trong những phiên chợ quê, người ta lại thấy những cụ già miệng món mém nhai trầu, thỉnh thoảng lại nắn buộc ngay ngắn sợi dây trên những chiếc bánh. Giản dị, mộc mạc và quen thuộc, nhưng từ bao đời nay người làng Phú Nhi vẫn giữ phong tục dùng loại bánh do chính bàn tay họ làm ra để làm quà biếu, quà tặng cho những người bạn hoặc người thân ở xa mới về như là một lời nhắn nhủ nhớ về nguồn cội, nhớ về những hương vị truyền thống.
Du lịch, GO! - Theo Thanglong.ictnews, internet
< Bánh tẻ Phú Nhi.
Nói đến bánh tẻ, người ta thường nhắc tới một số thương hiệu nổi tiếng như: Bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh), bánh tẻ Văn Giang (Hưng Yên) và không thể không kể đến là bánh tẻ Phú Nhi (Phú Thịnh, Sơn Tây).
Cũng được làm từ bột gạo tẻ, được gói bằng lá dong và có nhân thịt lợn, mọc nhĩ, nhưng bánh tẻ Phú Nhi lại mang trong mình hương vị đặc biệt mà không phải bất cứ vùng miền nào có được.
Theo lời kể của bác Cáp Văn Quang, một người lớn tuổi trong làng thì gạo để làm bánh tẻ ngày xưa của làng Phú Nhi phải là những hạt gạo được trồng từ giống lúa hóp (thân cao, hạt dài và trong vắt) thuần chủng, duy nhất, không lai tạo và được trồng trên chính cánh đồng của làng. Hiện nay, giống lúa này không còn nữa vì năng xuất thấp và năm tháng mới cho thu hoạch, nhưng người làng Phú Nhi vẫn lựa chọn loại gạo ngon nhất để làm bánh tẻ.
Bánh tẻ làm không hề đơn giản như một số loại bánh khác. Để làm được những chiếc bánh ngon, dẻo, thơm nó đòi hỏi người làm bánh không chỉ có kinh nghiệm mà còn phải thật khéo léo, thật cẩn thận và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Gạo tẻ ngon đem ngâm trước khoảng hai ngày, đem gạo đã ngâm đi xay, gạn bỏ nước lấy cái tinh, cho vào nồi, khoảng một nửa bột, một nửa nước rồi đun cho sôi và quấy đều tay liên tục cho đến khi bột sền sệt là được. Đây là một trong những khâu đặc biệt quan trọng khi làm bánh tẻ, bởi nếu chỉ lơ là, quấy không đều tay bột sẽ không mềm, mịn và có thể bị vón cục.
Chuẩn bị nhân để làm bánh tẻ có lẽ là công đoạn đơn giản nhất nhưng cũng không thể làm qua quýt. Thịt lợn sấn ngon sau khi rửa sạch và luộc chín đem thái chỉ, hành khô và hành tươi băm nhỏ, mộc nhĩ ngâm nở rồi thái lát mỏng. Tất cả đem ướp với hạt tiêu, gia vị cho ngấm rồi cho lên bếp xào chín.
Sau khi mọi nguyên liệu đã chuẩn bị xong, người ta đem gói với một tàu lá dong bên trong và lá chuối bọc bên ngoài sau đó buộc lại bằng lạt hoặc dây chuối, đem đồ khoảng một tiếng kể từ khi bánh lên hơi là chín. “Bánh tẻ phải được đồ mới dẻo và giòn. Nếu luộc, bánh sẽ bị ngấm nước, không ngon. Ngoài ra, để bánh được ngon và giữ được hương vị đặc biệt thì nhất thiết phải đồ bánh bằng bếp củi” - bác Vân, một người có kinh nghiệm làm bánh lâu năm trong làng chia sẻ.
Nhìn những chiếc bánh được bọc bởi lớp lá chuối khô mộc mạc bên ngoài, ít ai biết rằng ẩn chứa bên trong nó là cả linh hồn của những người làm bánh từ bao đời. Cầm chiếc bánh còn bốc hơi trên tay, nhẹ nhàng tháo lớp lá chuối, hương thơm bốc lên. Vị mềm, dẻo của vỏ bánh hòa vào trong cái vị ngọt của thịt lợn, vị giòn, dai của mọc nhĩ và thơm lừng của hạt tiêu… tất cả đã mang đến sự đậm đà cho bánh tẻ Phú Nhi.
Và, ở đâu đó trong những phiên chợ quê, người ta lại thấy những cụ già miệng món mém nhai trầu, thỉnh thoảng lại nắn buộc ngay ngắn sợi dây trên những chiếc bánh. Giản dị, mộc mạc và quen thuộc, nhưng từ bao đời nay người làng Phú Nhi vẫn giữ phong tục dùng loại bánh do chính bàn tay họ làm ra để làm quà biếu, quà tặng cho những người bạn hoặc người thân ở xa mới về như là một lời nhắn nhủ nhớ về nguồn cội, nhớ về những hương vị truyền thống.
Du lịch, GO! - Theo Thanglong.ictnews, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét