Năm 2012, Hội An trở thành đô thị đầu tiên của cả nước và khu vực Đông Nam Á được phủ kín mạng lưới Internet không dây, miễn phí.
Đây không chỉ là cơ hội để “mang Hội An” ra với toàn thế giới, mà ngược lại, còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần điều chỉnh hành vi thương mại, nâng cao dân trí của người dân phố cổ trong thời đại mới...
Ẩn số Hội An
Đến miền Trung, có thể không thăm viếng đâu đấy, nhưng dứt khoát không ai bỏ sót Hội An. Rất nhiều khách du lịch nội địa nói với tôi rằng, họ không thể kể hết số lần mình cùng gia đình, bạn bè đã từng đến với phố cổ. Hội An không rộng lớn, thậm chí nhỏ bé đến mức khó dùng hai từ khám phá.
Hội An cũng chẳng phải là đô thị cổ xưa, độc đáo nhất của khu vực Châu Á, thế giới...; thế nhưng, Hội An lại có sự hấp dẫn đến mê hoặc, thu hút đông du khách và tạo được sự yêu mến đến lạ kỳ. Khó tìm được câu trả lời thuyết phục cho hiện tượng trên.
< Hội An đã được phủ kín wifi.
Không khí ở Hội An, quanh năm ngày nào cũng giống như lễ hội. Phố nhỏ, đường nhỏ, cửa hiệu xinh xắn, người người thong dong dạo chơi như chẳng còn vướng bận lo toan. Không gian tĩnh lặng, nhiều cung bậc sắc màu. Ngay nếp sống, sinh hoạt buôn bán của cư dân bản địa cũng lung linh giống như diễn hội. Yêu Hội An, với nhiều người đôi khi chỉ một ly chè bắp, một thoáng hương càphê góc phố rêu. Tất cả, chỉ vì Hội An là thành phố du lịch chuyên nghiệp, đồng bộ.
Sau tết âm lịch, Hội An nườm nượp khách du xuân từ các vùng miền đổ về. Đó đây trên mạng Internet phàn nàn việc cò mồi tranh giành khách, chèn ép giá, sách nhiễu khách tham quan..., thành phố bé nhỏ vốn yên ắng này bỗng xôn xao bàn tán. Người buôn bán chân chính phẫn nộ vì bị ảnh hưởng đến thương hiệu chung. Chính quyền lập tức có phản ứng toàn cục, kiên quyết trấn áp, loại bỏ “cò mồi” từ cấp thành phố đến cơ sở. Thái độ cầu thị và những hành động cụ thể, hiệu quả của Hội An đã làm nên một luồng dư luận mới. Ngợi ca. Tôi đặt vấn đề phỏng vấn ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành uỷ Hội An.
Ông nửa đùa nửa thật: “Từ sau tết đến chừ, Hội An xuất hiện quá nhiều trên báo chí mi ơi. Tha đi...”. Nhưng khi tiếp chuyện, thì ông giành nói hết cả thời gian, không cho mình kịp đặt câu hỏi. Ông ứng phó khéo léo trong mọi tình huống, để biến việc nhỏ thành sự kiện hấp dẫn, tranh thủ quảng bá cho Hội An là cách làm xưa nay không chỉ của ông Sự, mà của cả chính quyền và nhân dân Hội An.
Thật vậy, chỉ dẹp nạn cò mồi, từ một “sự cố” nhỏ nhưng Hội An đã chuyển hoá thành cơ hội để “nói về mình”, thu hút sự quan tâm trong và ngoài nước. Sự quan tâm ấy không chỉ vì lượng du khách đến với đô thị này rất lớn, xấp xỉ cả triệu lượt người mỗi năm mà còn là sự phản ứng nhanh, thái độ cầu thị của chính quyền, giải pháp thấu tình đạt lý.
Còn nhớ, khi xảy ra thảm hoạ sóng thần gây chấn động thế giới hồi tháng 3.2011 ở Nhật Bản, trái đất dường như không còn biên giới, loài người như xích lại gần nhau và diễn biến thảm hoạ này trở thành tâm điểm chú ý của cả hành tinh. Lập tức, Hội An có ngay một phản ứng đầu tiên - thả hoa đăng trên sông Hoài, tưởng niệm nạn nhân sóng thần, với sự tham gia của hàng ngàn người dân, du khách với đủ quốc tịch khác nhau.
Hành động tức thời, hết sức ý nghĩa và xúc động này lập tức được truyền phát liên tục trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như CNN, BBC, CCTV, NHK... như một thông điệp nhân ái kêu gọi sự chia sẻ của cộng đồng toàn thế giới với nạn nhân thiên tai tại Nhật Bản. Hội An đã tự quảng bá hình ảnh một đô thị cổ xinh đẹp, nhân ái, đầy thiện cảm và biết quan tâm đến toàn thế giới như thế.
Hội An wifi
Sự kiện thứ hai thu hút sự quan tâm không kém ở Hội An vào đầu năm nay là trở thành thành phố wifi miễn đầu tiên của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Theo ông Lê Mạnh Hùng - GĐ Trung tâm Điện toán và truyền số liệu khu vực 3 (VDC3) - đến cuối năm 2012 sẽ hoàn tất việc lắp đặt thiết bị, phủ sóng toàn bộ TP.Hội An và xã đảo Cù Lao Chàm. Hiện, đã lắp đặt được 50/350 điểm truy cập wifi miễn phí tại khu vực trung tâm của phố cổ Hội An.
Theo VDC3, ngoài việc miễn phí truy cập wifi để lướt web, check mail, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tốc độ cao như nghe nhạc, xem phim... phải sử dụng thẻ do VNPT cung cấp. Sau khi giai đoạn 1 kết thúc thành công, VDC3 sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án tại 79 thiết chế văn hoá khối, xã trên địa bàn...
Sử dụng máy tính và Internet ở Hội An không phải là chuyện mới. Từ những năm 1997-1998, người dân Hội An đã sớm biết dùng Internet làm phương tiện kết nối thế giới trong lĩnh vực thương mại và Hội An cũng là địa phương đầu tiên của cả nước “xé rào” cho phép mở Internet công cộng phục vụ du khách và nhân dân trong khu vực. Hàng chục cửa hiệu vải, “may nóng” (may áo quần lấy ngay), các cơ sở sản xuất đèn lồng, hàng thủ công mỹ nghệ lưu niệm... đã giao dịch, bán hàng qua mạng, doanh số cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
< Mọi sinh hoạt thường nhật của cư dân Hội An đều là sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Nhiếp ảnh gia Thái Tuấn Kiệt - CLB Nhiếp ảnh Hội An - tâm sự, làm thương nghiệp, du lịch ở Hội An dường như nó có từ trong máu mỗi người dân. Phần lớn các gia đình, từ TP đến vùng nông thôn ở Hội An, nếu có buôn bán là có dùng Internet. Ngay “Phòng trưng bày ảnh” của CLB, nếu không sử dụng được mạng Internet thì khó có thể bán được ảnh.
Bà Lê Ngọc Hảo - cán bộ phụ trách kinh doanh hiệu vải YaLy (47 Nguyễn Thái Học) - cho biết, chỉ riêng 3 cơ sở của YaLy tại Hội An đã có gần 500 cán bộ, nhân viên và họ đón hàng ngàn lượt khách đến giao dịch, mua hàng, may mặc. Phần lớn là khách nước ngoài, họ biết đến Hội An, đến các hiệu vải “may nóng”, giá rẻ nhất hành tinh là thông qua mạng Internet. Không chỉ đặt may tại chỗ, nhiều du khách đã trở thành khách hàng, môi giới... để cho các hiệu vải ở Hội An giao dịch, bán hàng qua mạng.
“Mang” Hội An ra toàn thế giới
< Du khách tranh thủ lướt web, tra cứu thông tin và làm việc tiện ích ở mọi nơi khi du lịch tại Hội An.
Bí thư Thành uỷ Hội An Nguyễn Sự cho biết, dù chính quyền thành phố đã sớm áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành từ năm 1997, nhưng không bằng thực tiễn áp dụng ngoài dân. “Máu” thương mại đã ngấm vào trong người Hội An từ lịch sử xa, gần và cả thời hiện đại. Internet không chỉ là phương tiện để người Hội An kinh doanh hiệu quả lâu nay, mà nó còn là nhu cầu kết nối xã hội vốn rất lớn của cư dân phố cổ.
Lịch sử xuyên suốt 400 năm, Hội An luôn là đô thị mở, biết tự giới thiệu mình ra thế giới như là một cơ hội tiếp thị, làm ăn. Ngược lại, người Hội An cũng nhanh chóng biết tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, những tinh hoa văn hoá của nhân loại để áp dụng vào đời sống, nâng cao dân trí và nếp sống văn minh. Về mặt xã hội, nhờ Internet mà cả chính quyền lẫn người dân đều có đầy đủ thông tin, có cơ hội để tự điều chỉnh lại mình, hoặc “nói lại cho rõ” khi có những hiểu nhầm. Đây là minh chứng cụ thể cho sự hội nhập của Hội An ở thời hiện đại. Nhìn thấy thực tiễn có nhu cầu thật, thậm chí bức xúc, từ đó Hội An đã có đề án, đệ trình tỉnh, Chính phủ để xin đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông, biến Hội An thành thành phố wifi miễn phí và đã có sự đồng thuận từ cấp trung ương.
Ông Huỳnh Văn Sơn - chủ hiệu buôn ở đường Trần Phú - tự hào về thành phố wifi của mình: “Hội An đã làm được các việc lớn như thành phố không có dây điện lộ thiên, không có cột anten tivi, không có xe máy chạy trong phố cổ, không có kinh doanh các dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội... Tất cả thành công là nhờ chủ trương đúng, cách làm hợp lý và quan trọng là mang lại lợi ích sát sườn cho người dân. Riêng mạng lưới wifi thì sự tiện ích, cả lợi ích của nó đã quá rõ”.
Bên cạnh việc “mang” Hội An đi giới thiệu, quảng bá du lịch, thương mại tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, Hà Nội và mới đây là TP.Hồ Chí Minh, thì việc xây dựng Hội An thành thành phố wifi sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa, để “mang” Hội An ra với toàn thế giới. Không chỉ kế tục, phát huy truyền thống tốt đẹp của lịch sử hình thành hàng trăm năm, những di sản vô giá của cha ông để lại, người Hội An hôm nay vẫn khẳng định tố chất quảng giao của mình, để tiếp tục xây dựng một Hội An thành một đô thị mở - đô thị của thế giới trong mọi thời đại.
Du lịch, GO! - Theo Laodong, internet
Đây không chỉ là cơ hội để “mang Hội An” ra với toàn thế giới, mà ngược lại, còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần điều chỉnh hành vi thương mại, nâng cao dân trí của người dân phố cổ trong thời đại mới...
Ẩn số Hội An
Đến miền Trung, có thể không thăm viếng đâu đấy, nhưng dứt khoát không ai bỏ sót Hội An. Rất nhiều khách du lịch nội địa nói với tôi rằng, họ không thể kể hết số lần mình cùng gia đình, bạn bè đã từng đến với phố cổ. Hội An không rộng lớn, thậm chí nhỏ bé đến mức khó dùng hai từ khám phá.
Hội An cũng chẳng phải là đô thị cổ xưa, độc đáo nhất của khu vực Châu Á, thế giới...; thế nhưng, Hội An lại có sự hấp dẫn đến mê hoặc, thu hút đông du khách và tạo được sự yêu mến đến lạ kỳ. Khó tìm được câu trả lời thuyết phục cho hiện tượng trên.
< Hội An đã được phủ kín wifi.
Không khí ở Hội An, quanh năm ngày nào cũng giống như lễ hội. Phố nhỏ, đường nhỏ, cửa hiệu xinh xắn, người người thong dong dạo chơi như chẳng còn vướng bận lo toan. Không gian tĩnh lặng, nhiều cung bậc sắc màu. Ngay nếp sống, sinh hoạt buôn bán của cư dân bản địa cũng lung linh giống như diễn hội. Yêu Hội An, với nhiều người đôi khi chỉ một ly chè bắp, một thoáng hương càphê góc phố rêu. Tất cả, chỉ vì Hội An là thành phố du lịch chuyên nghiệp, đồng bộ.
Sau tết âm lịch, Hội An nườm nượp khách du xuân từ các vùng miền đổ về. Đó đây trên mạng Internet phàn nàn việc cò mồi tranh giành khách, chèn ép giá, sách nhiễu khách tham quan..., thành phố bé nhỏ vốn yên ắng này bỗng xôn xao bàn tán. Người buôn bán chân chính phẫn nộ vì bị ảnh hưởng đến thương hiệu chung. Chính quyền lập tức có phản ứng toàn cục, kiên quyết trấn áp, loại bỏ “cò mồi” từ cấp thành phố đến cơ sở. Thái độ cầu thị và những hành động cụ thể, hiệu quả của Hội An đã làm nên một luồng dư luận mới. Ngợi ca. Tôi đặt vấn đề phỏng vấn ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành uỷ Hội An.
Ông nửa đùa nửa thật: “Từ sau tết đến chừ, Hội An xuất hiện quá nhiều trên báo chí mi ơi. Tha đi...”. Nhưng khi tiếp chuyện, thì ông giành nói hết cả thời gian, không cho mình kịp đặt câu hỏi. Ông ứng phó khéo léo trong mọi tình huống, để biến việc nhỏ thành sự kiện hấp dẫn, tranh thủ quảng bá cho Hội An là cách làm xưa nay không chỉ của ông Sự, mà của cả chính quyền và nhân dân Hội An.
Thật vậy, chỉ dẹp nạn cò mồi, từ một “sự cố” nhỏ nhưng Hội An đã chuyển hoá thành cơ hội để “nói về mình”, thu hút sự quan tâm trong và ngoài nước. Sự quan tâm ấy không chỉ vì lượng du khách đến với đô thị này rất lớn, xấp xỉ cả triệu lượt người mỗi năm mà còn là sự phản ứng nhanh, thái độ cầu thị của chính quyền, giải pháp thấu tình đạt lý.
Còn nhớ, khi xảy ra thảm hoạ sóng thần gây chấn động thế giới hồi tháng 3.2011 ở Nhật Bản, trái đất dường như không còn biên giới, loài người như xích lại gần nhau và diễn biến thảm hoạ này trở thành tâm điểm chú ý của cả hành tinh. Lập tức, Hội An có ngay một phản ứng đầu tiên - thả hoa đăng trên sông Hoài, tưởng niệm nạn nhân sóng thần, với sự tham gia của hàng ngàn người dân, du khách với đủ quốc tịch khác nhau.
Hành động tức thời, hết sức ý nghĩa và xúc động này lập tức được truyền phát liên tục trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như CNN, BBC, CCTV, NHK... như một thông điệp nhân ái kêu gọi sự chia sẻ của cộng đồng toàn thế giới với nạn nhân thiên tai tại Nhật Bản. Hội An đã tự quảng bá hình ảnh một đô thị cổ xinh đẹp, nhân ái, đầy thiện cảm và biết quan tâm đến toàn thế giới như thế.
Hội An wifi
Sự kiện thứ hai thu hút sự quan tâm không kém ở Hội An vào đầu năm nay là trở thành thành phố wifi miễn đầu tiên của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Theo ông Lê Mạnh Hùng - GĐ Trung tâm Điện toán và truyền số liệu khu vực 3 (VDC3) - đến cuối năm 2012 sẽ hoàn tất việc lắp đặt thiết bị, phủ sóng toàn bộ TP.Hội An và xã đảo Cù Lao Chàm. Hiện, đã lắp đặt được 50/350 điểm truy cập wifi miễn phí tại khu vực trung tâm của phố cổ Hội An.
Theo VDC3, ngoài việc miễn phí truy cập wifi để lướt web, check mail, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tốc độ cao như nghe nhạc, xem phim... phải sử dụng thẻ do VNPT cung cấp. Sau khi giai đoạn 1 kết thúc thành công, VDC3 sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án tại 79 thiết chế văn hoá khối, xã trên địa bàn...
Sử dụng máy tính và Internet ở Hội An không phải là chuyện mới. Từ những năm 1997-1998, người dân Hội An đã sớm biết dùng Internet làm phương tiện kết nối thế giới trong lĩnh vực thương mại và Hội An cũng là địa phương đầu tiên của cả nước “xé rào” cho phép mở Internet công cộng phục vụ du khách và nhân dân trong khu vực. Hàng chục cửa hiệu vải, “may nóng” (may áo quần lấy ngay), các cơ sở sản xuất đèn lồng, hàng thủ công mỹ nghệ lưu niệm... đã giao dịch, bán hàng qua mạng, doanh số cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
< Mọi sinh hoạt thường nhật của cư dân Hội An đều là sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Nhiếp ảnh gia Thái Tuấn Kiệt - CLB Nhiếp ảnh Hội An - tâm sự, làm thương nghiệp, du lịch ở Hội An dường như nó có từ trong máu mỗi người dân. Phần lớn các gia đình, từ TP đến vùng nông thôn ở Hội An, nếu có buôn bán là có dùng Internet. Ngay “Phòng trưng bày ảnh” của CLB, nếu không sử dụng được mạng Internet thì khó có thể bán được ảnh.
Bà Lê Ngọc Hảo - cán bộ phụ trách kinh doanh hiệu vải YaLy (47 Nguyễn Thái Học) - cho biết, chỉ riêng 3 cơ sở của YaLy tại Hội An đã có gần 500 cán bộ, nhân viên và họ đón hàng ngàn lượt khách đến giao dịch, mua hàng, may mặc. Phần lớn là khách nước ngoài, họ biết đến Hội An, đến các hiệu vải “may nóng”, giá rẻ nhất hành tinh là thông qua mạng Internet. Không chỉ đặt may tại chỗ, nhiều du khách đã trở thành khách hàng, môi giới... để cho các hiệu vải ở Hội An giao dịch, bán hàng qua mạng.
“Mang” Hội An ra toàn thế giới
< Du khách tranh thủ lướt web, tra cứu thông tin và làm việc tiện ích ở mọi nơi khi du lịch tại Hội An.
Bí thư Thành uỷ Hội An Nguyễn Sự cho biết, dù chính quyền thành phố đã sớm áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành từ năm 1997, nhưng không bằng thực tiễn áp dụng ngoài dân. “Máu” thương mại đã ngấm vào trong người Hội An từ lịch sử xa, gần và cả thời hiện đại. Internet không chỉ là phương tiện để người Hội An kinh doanh hiệu quả lâu nay, mà nó còn là nhu cầu kết nối xã hội vốn rất lớn của cư dân phố cổ.
Lịch sử xuyên suốt 400 năm, Hội An luôn là đô thị mở, biết tự giới thiệu mình ra thế giới như là một cơ hội tiếp thị, làm ăn. Ngược lại, người Hội An cũng nhanh chóng biết tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, những tinh hoa văn hoá của nhân loại để áp dụng vào đời sống, nâng cao dân trí và nếp sống văn minh. Về mặt xã hội, nhờ Internet mà cả chính quyền lẫn người dân đều có đầy đủ thông tin, có cơ hội để tự điều chỉnh lại mình, hoặc “nói lại cho rõ” khi có những hiểu nhầm. Đây là minh chứng cụ thể cho sự hội nhập của Hội An ở thời hiện đại. Nhìn thấy thực tiễn có nhu cầu thật, thậm chí bức xúc, từ đó Hội An đã có đề án, đệ trình tỉnh, Chính phủ để xin đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông, biến Hội An thành thành phố wifi miễn phí và đã có sự đồng thuận từ cấp trung ương.
Ông Huỳnh Văn Sơn - chủ hiệu buôn ở đường Trần Phú - tự hào về thành phố wifi của mình: “Hội An đã làm được các việc lớn như thành phố không có dây điện lộ thiên, không có cột anten tivi, không có xe máy chạy trong phố cổ, không có kinh doanh các dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội... Tất cả thành công là nhờ chủ trương đúng, cách làm hợp lý và quan trọng là mang lại lợi ích sát sườn cho người dân. Riêng mạng lưới wifi thì sự tiện ích, cả lợi ích của nó đã quá rõ”.
Bên cạnh việc “mang” Hội An đi giới thiệu, quảng bá du lịch, thương mại tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, Hà Nội và mới đây là TP.Hồ Chí Minh, thì việc xây dựng Hội An thành thành phố wifi sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa, để “mang” Hội An ra với toàn thế giới. Không chỉ kế tục, phát huy truyền thống tốt đẹp của lịch sử hình thành hàng trăm năm, những di sản vô giá của cha ông để lại, người Hội An hôm nay vẫn khẳng định tố chất quảng giao của mình, để tiếp tục xây dựng một Hội An thành một đô thị mở - đô thị của thế giới trong mọi thời đại.
Du lịch, GO! - Theo Laodong, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét