Thác Liêng Nung (còn gọi là thác Diệu Thanh) nằm ở buôn N’Jriêng, xã Đắk Nia, cách thị xã Gia Nghĩa - Đắk Nông khoảng 10 km theo Quốc lộ 28 hướng đi tỉnh Lâm Đồng. Từ thị xã Gia Nghĩa, đi dọc theo quốc lộ 28, khoảng 8km bạn sẽ đến thác Liêng Nung, một trong những thắng cảnh kỳ thú với một thác nước đẹp và thơ mộng, cảnh quan thiên nhiên chung quanh thật hoang dã.
< Thác Liêng Nung đang giãy chết?
Thượng nguồn của thác là hồ Đắk Nia bắt nguồn từ sông Đắk Tit, nhánh của sông Đồng Nai đổ đến. Hồ Đắk Nia rộng chừng 12ha với trữ lượng ổn định đã cung cấp nguồn nước tưới và phục vụ sản xuất nông nghiệp cho cư dân trong vùng và cũng là chốn tạo thành thác Liêng Nung.
< Thác Liêng Nung trước kia.
Đây là một thác nước được biết đến với vẻ đẹp huyền ảo và thơ mộng, cảnh quan thiên nhiên xung quanh hoang dã là một trong những thắng cảnh kỳ thú và hấp dẫn của tỉnh Đắk Nông được quy hoạch thành khu du lich sinh thái với diện tích rộng 127ha, trong đó có 12,7ha là rừng tự nhiên.
< Do khai thác rừng nguyên sinh, nước đầu nguồn khô cạn.
< Nguyên nhân do con người khai thác rừng, cây cổ thụ lâu đời xung quanh để lấy gỗ…
Những năm gần đây, do thượng nguồn suối Đắk Ninh đã được ngăn đập để chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nên thác Liêng Nung ngày càng ít nước, mái tóc của nàng H’Dệt ngày càng 'mỏng' đi và đang đứng trước nguy cơ hết nước vào mùa khô.
< … và làm nương rẫy.
Song song đó, sau nhiều lần thay đổi chủ quản lý thì thác Liêng Nung bây giờ được giao cho UBND xã Đắk Nia quản lí và bảo vệ.
< Dùng dây cáp làm phương tiện kéo gỗ...
Đáng tiếc là những cảnh quan thiên nhiên trong khu du lịch liên tục biến thành những đồi trồng sắn, nhiều cây cổ thụ ven thác bị lâm tặc khai thác tan hoang. Do mất dần rừng nên ngày nay, con thác này đang dần cạn kiệt nước.
< … ở ven dòng suối.
Thắng cảnh có thể mất đi vĩnh viễn và sự nguy hiểm của lũ trong mùa mưa về cũng cận kề. Chính vì vậy, hơn ai hết, bà con các buôn làng nơi đây đang rất mong chờ những dự án du lịch mà tỉnh đã và đang qui hoạch, kêu gọi đầu tư sớm được triển khai để bảo vệ dòng thác Liêng Nung trường tồn mãi với thời gian.
Du lịch, GO! - Biên tập từ báo Báo Đắk Nông, internet
Thác Liêng Nung - Đắk Nông
Đi tìm những dòng thác xưa đã khuất
< Thác Liêng Nung đang giãy chết?
Thượng nguồn của thác là hồ Đắk Nia bắt nguồn từ sông Đắk Tit, nhánh của sông Đồng Nai đổ đến. Hồ Đắk Nia rộng chừng 12ha với trữ lượng ổn định đã cung cấp nguồn nước tưới và phục vụ sản xuất nông nghiệp cho cư dân trong vùng và cũng là chốn tạo thành thác Liêng Nung.
< Thác Liêng Nung trước kia.
Đây là một thác nước được biết đến với vẻ đẹp huyền ảo và thơ mộng, cảnh quan thiên nhiên xung quanh hoang dã là một trong những thắng cảnh kỳ thú và hấp dẫn của tỉnh Đắk Nông được quy hoạch thành khu du lich sinh thái với diện tích rộng 127ha, trong đó có 12,7ha là rừng tự nhiên.
< Do khai thác rừng nguyên sinh, nước đầu nguồn khô cạn.
< Nguyên nhân do con người khai thác rừng, cây cổ thụ lâu đời xung quanh để lấy gỗ…
Những năm gần đây, do thượng nguồn suối Đắk Ninh đã được ngăn đập để chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nên thác Liêng Nung ngày càng ít nước, mái tóc của nàng H’Dệt ngày càng 'mỏng' đi và đang đứng trước nguy cơ hết nước vào mùa khô.
< … và làm nương rẫy.
Song song đó, sau nhiều lần thay đổi chủ quản lý thì thác Liêng Nung bây giờ được giao cho UBND xã Đắk Nia quản lí và bảo vệ.
< Dùng dây cáp làm phương tiện kéo gỗ...
Đáng tiếc là những cảnh quan thiên nhiên trong khu du lịch liên tục biến thành những đồi trồng sắn, nhiều cây cổ thụ ven thác bị lâm tặc khai thác tan hoang. Do mất dần rừng nên ngày nay, con thác này đang dần cạn kiệt nước.
< … ở ven dòng suối.
Thắng cảnh có thể mất đi vĩnh viễn và sự nguy hiểm của lũ trong mùa mưa về cũng cận kề. Chính vì vậy, hơn ai hết, bà con các buôn làng nơi đây đang rất mong chờ những dự án du lịch mà tỉnh đã và đang qui hoạch, kêu gọi đầu tư sớm được triển khai để bảo vệ dòng thác Liêng Nung trường tồn mãi với thời gian.
Du lịch, GO! - Biên tập từ báo Báo Đắk Nông, internet
Thác Liêng Nung - Đắk Nông
Đi tìm những dòng thác xưa đã khuất
0 nhận xét :
Đăng nhận xét