Tại một vùng rừng núi hẻo lánh ở Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, có một "bảo tàng" đang lưu giữ hàng trăm giống động, thực vật quý được sưu tập từ khắp mọi miền đất nước.
< Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong một vùng rừng núi hẻo lánh, cách Hà Nội khoảng 70km.
Đó là Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, được Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lập nhằm bảo tồn nguồn gene bản địa. Nằm trên diện tích hơn 170 ha, song đội ngũ "vận hành" trạm chỉ có 8 người. Đây là nơi sở hữu một cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với quần thể sinh vật phong phú, đem lại nhiều điều thú vị cho những ai ưa khám phá…
< Đây là nơi sở hữu một cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với quần thể sinh vật phong phú.
Nằm tại một vùng rừng núi hẻo lánh thuộc xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh được ví như một "bảo tàng sống" – nơi lưu giữ hàng trăm giống động, thực vật quý được sưu tập từ khắp mọi miền đất nước.
< Có thể bắt gặp từ những loài cây quen thuộc như cây xấu hổ...
Do tiếp giáp với Vườn quốc gia Tam Đảo, đây cũng là nơi sở hữu một cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với quần thể sinh vật phong phú, đem lại nhiều điều thú vị cho những ai đam mê sự hoang dã…
< Cho đến những loài thực vật lạ mắt mà nhiều người chưa từng bắt gặp bao giờ, như một loài thuộc họ dương xỉ này.
< Chùm quả mọng đỏ của một loài cây thuốc.
Theo quan điểm hệ sinh thái, thảm thực vật là tấm gương phản ánh khách quan các điều kiện tự nhiên, nhân tác của môi trường và là một thành phần quan trọng của sinh quyển. Chúng không những là một yếu tố tự nhiên quan trọng của lớp vỏ địa lý mà còn chứa nhiều giá trị tài nguyên, cung cấp nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sống của con người.
< Một dòng suối trong vắt đầy thơ mộng vắt ngang qua mảnh rừng.
Vì vậy, những năm gần đây, bên cạnh những nghiên cứu cơ bản, thảm thực vật còn là đối tượng của các hướng nghiên cứu ứng dụng nhằm đề xuất các hướng sử dụng hợp lý, bền vững thảm thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học và qui hoạch môi trường
< Sự sống nảy nở mạnh mẽ trên bề mặt những tảng đá.
Sự phát triển hướng nghiên cứu này đặc biệt được quan tâm trong các khu bảo tồn và các vườn quốc gia, nơi nguồn gen tự nhiên còn khá phong phú, đa dạng. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là một trong số ít địa điểm có những thuận lợi đó và được chúng tôi lựa chọn để thực hiện nghiên cứu của mình.
< Chú muỗm non hòa mình vào màu xanh của cây cỏ.
Nội dung nghiên cứu của chúng tôi là phân tích đặc điểm của các quần xã thực vật trong khu vực nghiên cứu, thống kê thành phần loài ưu thế, cấu trúc, sinh thái của mỗi đơn vị thảm thực vật, đánh giá tính đa dạng sinh học và tiềm năng tái sinh của chúng. Từ đó làm cơ sở khoa học đề xuất một số định hướng sử dụng hợp lý thảm thực vật.
< Một con bọ cánh cứng nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa.
< Những bãi đất trống là điểm đến ưa thích của loài bướm với những sắc màu rực rỡ.
< Vươn lên đón những tia nắng hiếm hoi lọt xuống qua tán rừng.
Ngoài trạm trưởng và trạm phó, trạm Mê Linh còn có bốn bảo vệ chịu trách nhiệm trông coi bảo vệ các trạm khỏi sự tác động của con người từ bên ngoài. Khi đi tuần, từ sáng sớm, họ đi bộ xuyên rừng đến chiều tối mới hết một vòng và trở về. Tuy việc trông coi tốn công sức nhưng bù lại người dân ở đây có ý thức bảo vệ, giữ gìn cho trạm, nên chưa xảy cháy rừng như các khu vực xung quanh.
< Bóng tối và sự ẩm ướt là thiên đường của nấm.
"Hệ sinh thái" của trạm giờ đây không chỉ có các loài cây bản địa mà còn được bổ sung 88 loài thực vật trên khắp đất nước như kim giao, nghiến, sưa, sao đen, nhội, lát hoa, vàng anh, kháo, chò nâu... Một số loài hươu, rùa… bản địa cũng được được các nhà khoa học đưa tới đây nuôi.
Bộ sưu tập động vật ở trạm hiện chỉ có 11 loài rùa với hơn 50 cá thể và 8 con hươu. Các loài rùa như rùa Trung Bộ, Đất Lớn, Bốn Mắt, Núi Vàng, Sê-pôn, Sa nhân... được nuôi trong môi trường tự nhiên và bán tự nhiên để so sánh. Trạm chỉ mới có một nhân viên kiêm nhiệm cho động vật ăn và theo dõi sức khỏe của chúng.
< Mèo rừng? Không phải, có vẻ đây là một chú mèo nhà bơ vơ giữa rừng núi.
Phần lớn rùa được tiếp nhận từ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn hoặc từ các nghiên cứu khoa học, còn hươu được mang từ vùng núi phía tây Nghệ An về.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Datviet, TT Dữ liệu Thực vật VN, Khoahoc.com
< Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong một vùng rừng núi hẻo lánh, cách Hà Nội khoảng 70km.
Đó là Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, được Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lập nhằm bảo tồn nguồn gene bản địa. Nằm trên diện tích hơn 170 ha, song đội ngũ "vận hành" trạm chỉ có 8 người. Đây là nơi sở hữu một cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với quần thể sinh vật phong phú, đem lại nhiều điều thú vị cho những ai ưa khám phá…
< Đây là nơi sở hữu một cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với quần thể sinh vật phong phú.
Nằm tại một vùng rừng núi hẻo lánh thuộc xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh được ví như một "bảo tàng sống" – nơi lưu giữ hàng trăm giống động, thực vật quý được sưu tập từ khắp mọi miền đất nước.
< Có thể bắt gặp từ những loài cây quen thuộc như cây xấu hổ...
Do tiếp giáp với Vườn quốc gia Tam Đảo, đây cũng là nơi sở hữu một cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với quần thể sinh vật phong phú, đem lại nhiều điều thú vị cho những ai đam mê sự hoang dã…
< Cho đến những loài thực vật lạ mắt mà nhiều người chưa từng bắt gặp bao giờ, như một loài thuộc họ dương xỉ này.
< Chùm quả mọng đỏ của một loài cây thuốc.
Theo quan điểm hệ sinh thái, thảm thực vật là tấm gương phản ánh khách quan các điều kiện tự nhiên, nhân tác của môi trường và là một thành phần quan trọng của sinh quyển. Chúng không những là một yếu tố tự nhiên quan trọng của lớp vỏ địa lý mà còn chứa nhiều giá trị tài nguyên, cung cấp nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sống của con người.
< Một dòng suối trong vắt đầy thơ mộng vắt ngang qua mảnh rừng.
Vì vậy, những năm gần đây, bên cạnh những nghiên cứu cơ bản, thảm thực vật còn là đối tượng của các hướng nghiên cứu ứng dụng nhằm đề xuất các hướng sử dụng hợp lý, bền vững thảm thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học và qui hoạch môi trường
< Sự sống nảy nở mạnh mẽ trên bề mặt những tảng đá.
Sự phát triển hướng nghiên cứu này đặc biệt được quan tâm trong các khu bảo tồn và các vườn quốc gia, nơi nguồn gen tự nhiên còn khá phong phú, đa dạng. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là một trong số ít địa điểm có những thuận lợi đó và được chúng tôi lựa chọn để thực hiện nghiên cứu của mình.
< Chú muỗm non hòa mình vào màu xanh của cây cỏ.
Nội dung nghiên cứu của chúng tôi là phân tích đặc điểm của các quần xã thực vật trong khu vực nghiên cứu, thống kê thành phần loài ưu thế, cấu trúc, sinh thái của mỗi đơn vị thảm thực vật, đánh giá tính đa dạng sinh học và tiềm năng tái sinh của chúng. Từ đó làm cơ sở khoa học đề xuất một số định hướng sử dụng hợp lý thảm thực vật.
< Một con bọ cánh cứng nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa.
< Những bãi đất trống là điểm đến ưa thích của loài bướm với những sắc màu rực rỡ.
< Vươn lên đón những tia nắng hiếm hoi lọt xuống qua tán rừng.
Ngoài trạm trưởng và trạm phó, trạm Mê Linh còn có bốn bảo vệ chịu trách nhiệm trông coi bảo vệ các trạm khỏi sự tác động của con người từ bên ngoài. Khi đi tuần, từ sáng sớm, họ đi bộ xuyên rừng đến chiều tối mới hết một vòng và trở về. Tuy việc trông coi tốn công sức nhưng bù lại người dân ở đây có ý thức bảo vệ, giữ gìn cho trạm, nên chưa xảy cháy rừng như các khu vực xung quanh.
< Bóng tối và sự ẩm ướt là thiên đường của nấm.
"Hệ sinh thái" của trạm giờ đây không chỉ có các loài cây bản địa mà còn được bổ sung 88 loài thực vật trên khắp đất nước như kim giao, nghiến, sưa, sao đen, nhội, lát hoa, vàng anh, kháo, chò nâu... Một số loài hươu, rùa… bản địa cũng được được các nhà khoa học đưa tới đây nuôi.
Bộ sưu tập động vật ở trạm hiện chỉ có 11 loài rùa với hơn 50 cá thể và 8 con hươu. Các loài rùa như rùa Trung Bộ, Đất Lớn, Bốn Mắt, Núi Vàng, Sê-pôn, Sa nhân... được nuôi trong môi trường tự nhiên và bán tự nhiên để so sánh. Trạm chỉ mới có một nhân viên kiêm nhiệm cho động vật ăn và theo dõi sức khỏe của chúng.
< Mèo rừng? Không phải, có vẻ đây là một chú mèo nhà bơ vơ giữa rừng núi.
Phần lớn rùa được tiếp nhận từ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn hoặc từ các nghiên cứu khoa học, còn hươu được mang từ vùng núi phía tây Nghệ An về.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Datviet, TT Dữ liệu Thực vật VN, Khoahoc.com
0 nhận xét :
Đăng nhận xét