Đất nước Việt Nam mình có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều địa danh nổi tiếng, những cung đường kỳ thú. Đi để khám phá, để nhìn thấy Việt Nam hùng vĩ, quyến rũ như thế nào.
Chúng tôi đã may mắn cùng cộng đồng Caravan Viet đến với con đường Trường Sơn huyền thoại nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở con đường này như nhiều chuyến du lịch mang đầy tính nhân văn, ý nghĩa lịch sử về nguồn mà cộng dồng đã hướng tới
Ấn tượng với chúng tôi trong suốt hành trình về với Trường Sơn là những vẻ đẹp hoang dã, kỳ vĩ với núi non trùng điệp, những đường cua uốn cong như thách thức khi đi trên con đường đã từng in hằn dấu chân của người xưa trong lịch sử đầy khổ nhọc, và những mất mát, những chiến công hiển hách...
Xuất phát từ TP Hồ Chí Minh, ngang qua Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc Bombo đến với điểm cuối của đường Hồ Chí Minh tại ngã tư Chơn Thành - nơi từng là con đường dẫn dầu trong thời kỳ kháng chiến với bao con người từng gùi trên vai những dòng xăng... Nay những bản làng phố xá đã che lấp đi dấu tích một thời nhưng vẫn còn hiện rõ trong mỗi cảnh vật con người nơi đây.
Cảm giác như hành quân trong đêm khi đến Buôn Ma Thuột vào một buổi chiều tối đầy mưa. Những chiếc xe cứ nối đuôi nhau nhích dần từng vòng trong đêm qua các đèo, khúc cua khi mưa và sương mù choáng hết cả không gian.
Những chiếc cần gạt nước cứ đung đưa không ngừng... chỉ nhận diện với nhau bằng ánh đèn nhấp nháy liên hồi... Để rồi được bù đắp bằng việc hòa mình với thắng cảnh đẹp của thiên nhiên tại đèo lò xo với những trải nghiệm đầy mới lạ.
Từ Đông Hà đến Nghĩa Trang Trường Sơn
Mưa đã theo chúng tôi trong suốt hành trình như càng tạo thêm cảm xúc thật khi trở về với con đường Trường Sơn năm nao. Một thành viên trong đoàn cho biết “chúng ta thật may mắn khi “hành quân” trong những ngày mưa này mới thấu hiểu được một phần nào tự do mà người xưa đã từng mang đến cho chúng ta hôm nay”. Cứ thế mà hành trình dần qua các địa danh từ Quảng Nam đến Quảng Trị. Có chăng đây là quãng đường hội tụ những khó khăn, mạo hiểm...
Những vòng cua khúc khuỷa, quanh co với một bên là vách núi cao sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm với sương mù dày đặc, “đoàn quân” cứ thế mà hành quân trong khung cảnh đầy mạo hiểm mà nên thơ vô cùng. Có lẽ những bức tranh đẹp như “mơ” ấy chỉ có ở cung đường Trường Sơn mà thôi .
Vượt qua cửa khẩu Lao Bảo, đến với Bảo tàng Khe Sanh. Một con đường lởm chởm những viên đá nhỏ nhưng tuyệt đẹp bởi luống hoa cúc dại bên đường. Bảo tàng còn lưu lại chiếc máy bay đạn pháo, có những chiếc bị hư hại. Khe Sanh nằm trên quốc lộ số 9 thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Năm 1965 - 1966, Khe Sanh là cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9, một tuyến phòng thủ được coi là “bất khả xâm phạm”.
Vĩ Tuyến 17 và những cảm xúc
Chưa đầy 20 phút, đoàn lại phải gấp rút ra Vĩ tuyến 17. Từ Khe Sanh qua một bộ mặt khác của con đường Hồ Chí Minh với mặt đường bê tông rộng, hai bên là những sỏi đá, đường xá nhộn nhịp với cuộc sống của người dân nơi đây. Vượt qua đèo Sa mù cao hơn 1.050m đây là một trong những nhánh đặc biệt nhất của nhánh Tây Trường Sơn. Vẫn còn nguyên đó chứng tích gợi lại hào khí anh hùng của con đường huyền thoại một thời chiến tranh.
Rời chiến tuyến này ra Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn, những đoạn đường heo hút thênh thang đã đưa đoàn vào bên trong, hàng ngàn ngôi mộ của các chiến sĩ nằm trong mưa như càng gợi lên lòng biết ơn những người đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Cùng nhau tưởng niệm, thắp nén tâm linh dành cho các anh hùng. Đoàn chúng tôi lại hành trình xuôi về phương Nam.
Từ một tour du lịch khám Trường Sơn...
Từ một tour du lịch để khám phá tìm hiểu những địa điểm di tích gắn liền với con đường huyền thoại này. Bên cạnh ưu điểm vốn sẵn có, ở một góc cạnh nào đó, nó vẫn chưa đủ để hấp dẫn cho du lịch cũng như nâng tầm vị trí trong những hướng phát triển du lịch. Vì sự cảm nhận chưa đủ để xây dựng thành một điểm đến cũng như chưa thu hút được du lịch cộng đồng. Saigonguider - thành viên Caravaniet cho biết: Một ý kiến cho rằng, muốn biến Trường Sơn thành điểm tham quan thì chúng ta phải có định hướng phát triển thành “hậu cần du lịch”. Làm sao để con đường Trường Sơn là điểm đến của ba nước Đông Dương.
Du lịch đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh
Nửa thế kỷ đã trôi qua, kỳ tích đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh - "Con đường huyền thoại" trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn còn nguyên những giá trị lịch sử. Con đường ấy hiện là huyết mạch giao thông phát triển kinh tế- xã hội của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng là tuyến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước, nối miền trung - Tây Nguyên đến tận các tỉnh miền đông Nam Bộ.
Du lịch đường Trường Sơn nhằm góp phần giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, thông qua việc tổ chức các chương trình du lịch về nguồn, thăm lại chiến trường xưa; lôi cuốn du khách nước ngoài quan tâm tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đặc biệt là những cựu binh Mỹ và thân nhân của họ; góp phần tăng nguồn thu cho đất nước, phát triển vùng sâu, vùng xa, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số dọc Trường Sơn.
Những năm gần đây, nhất là sau khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế và của địa phương trong vùng đã thiết lập các tua du lịch đường Trường Sơn. Một số tour chuyên đề: Du lịch mô-tô, xe đạp, ô-tô, du lịch hang động, sinh thái, leo núi, đi bộ... được đưa vào khai thác.
Phần lớn các chương trình tập trung vào đoạn đường Trường Sơn và các di tích chiến tranh thuộc Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế cùng những tua du lịch có gắn với di tích căn cứ, trận chiến khốc liệt thuộc khu vực Tây Nguyên thời chiến tranh, bao gồm cả các điểm tham quan thuộc địa bàn Tây Ninh, Bình Phước, miền đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh.
Có thể kể đến khu vực trung bộ với: Ðiểm Km số 0 đường Hồ Chí Minh tại Tân Kỳ (Nghệ An), Ngã ba Ðồng Lộc, Khe Ve, Phà Long Ðại, Phà Xuân Sơn, Làng Ho, sân bay Khe Cát, động Phong Nha, rừng nguyên sinh Kẻ Bàng, đèo Mụ Giạ, Chỉ huy sở Bộ đội 559 (Quảng Bình), Ðịa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cửa Tùng, cảng Cửa Việt, cồn Tiên, Dốc Miếu, tìm hiểu hàng rào điện tử Mác Na-ma-ra, Khe Sanh, Tà Cơn, làng Vây, Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, cầu Ðác Rông, căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam... (Quảng Trị), các thắng cảnh, di tích lịch sử, bản dân tộc Vân Kiều, Pa Cô tại Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế...
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có di tích địa đạo Ðám Toái-Bình Châu, di tích chống giặc càn quét Vạn Tường, căn cứ Chu Lai, Núi Thành, Buôn Ðôn, Hồ Lắc, Biển Hồ, căn cứ Plây-Me, Thủy điện Ya Ly, Ðức Cơ, thung lũng Iadrăng, Ðác Tô-Tân Cảnh, Sân bay Phượng Hoàng, đồi Charlie, Bộ Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, ngã ba biên giới, Nhà thờ gỗ Kon Tum; các buôn làng dân tộc Tây Nguyên.
Khu vực Ðông Nam Bộ là: cứ điểm Trung ương Cục miền nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (Xa Mát), núi Bà Ðen, hồ Dầu Tiếng, Bộ Tư lệnh miền ở Tà Thiết, Nhà Giao tế Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Lộc Ninh, nơi diễn ra Hội nghị bốn bên, sân bay Lộc Ninh, điểm cuối đường Hồ Chí Minh tại ngã ba Lộc Tấn thuộc tỉnh Bình Phước, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh tại Lộc Ninh, đường ống xăng, dầu tại Bù Gia Mập, Bù Ðăng, Bù Ðốp, di tích điểm gặp gỡ giữa liên lạc Ðoàn 559 và B90 trên đường 14 vào năm 1960, v.v.
Đường Trường Sơn còn là con đường kết nối 3 di sản Đà Nẳng, Hội An và Huế với những vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo để du khách tha hồ khám phá những điều thú vị và bổ ích mà khó nơi đâu có được.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TapchiDulich, VnMedia và nhiều nguồn ảnh khác
Tây Nguyên - đường 14C...
Chúng tôi đã may mắn cùng cộng đồng Caravan Viet đến với con đường Trường Sơn huyền thoại nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở con đường này như nhiều chuyến du lịch mang đầy tính nhân văn, ý nghĩa lịch sử về nguồn mà cộng dồng đã hướng tới
Ấn tượng với chúng tôi trong suốt hành trình về với Trường Sơn là những vẻ đẹp hoang dã, kỳ vĩ với núi non trùng điệp, những đường cua uốn cong như thách thức khi đi trên con đường đã từng in hằn dấu chân của người xưa trong lịch sử đầy khổ nhọc, và những mất mát, những chiến công hiển hách...
Xuất phát từ TP Hồ Chí Minh, ngang qua Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc Bombo đến với điểm cuối của đường Hồ Chí Minh tại ngã tư Chơn Thành - nơi từng là con đường dẫn dầu trong thời kỳ kháng chiến với bao con người từng gùi trên vai những dòng xăng... Nay những bản làng phố xá đã che lấp đi dấu tích một thời nhưng vẫn còn hiện rõ trong mỗi cảnh vật con người nơi đây.
Cảm giác như hành quân trong đêm khi đến Buôn Ma Thuột vào một buổi chiều tối đầy mưa. Những chiếc xe cứ nối đuôi nhau nhích dần từng vòng trong đêm qua các đèo, khúc cua khi mưa và sương mù choáng hết cả không gian.
Những chiếc cần gạt nước cứ đung đưa không ngừng... chỉ nhận diện với nhau bằng ánh đèn nhấp nháy liên hồi... Để rồi được bù đắp bằng việc hòa mình với thắng cảnh đẹp của thiên nhiên tại đèo lò xo với những trải nghiệm đầy mới lạ.
Từ Đông Hà đến Nghĩa Trang Trường Sơn
Mưa đã theo chúng tôi trong suốt hành trình như càng tạo thêm cảm xúc thật khi trở về với con đường Trường Sơn năm nao. Một thành viên trong đoàn cho biết “chúng ta thật may mắn khi “hành quân” trong những ngày mưa này mới thấu hiểu được một phần nào tự do mà người xưa đã từng mang đến cho chúng ta hôm nay”. Cứ thế mà hành trình dần qua các địa danh từ Quảng Nam đến Quảng Trị. Có chăng đây là quãng đường hội tụ những khó khăn, mạo hiểm...
Những vòng cua khúc khuỷa, quanh co với một bên là vách núi cao sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm với sương mù dày đặc, “đoàn quân” cứ thế mà hành quân trong khung cảnh đầy mạo hiểm mà nên thơ vô cùng. Có lẽ những bức tranh đẹp như “mơ” ấy chỉ có ở cung đường Trường Sơn mà thôi .
Vượt qua cửa khẩu Lao Bảo, đến với Bảo tàng Khe Sanh. Một con đường lởm chởm những viên đá nhỏ nhưng tuyệt đẹp bởi luống hoa cúc dại bên đường. Bảo tàng còn lưu lại chiếc máy bay đạn pháo, có những chiếc bị hư hại. Khe Sanh nằm trên quốc lộ số 9 thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Năm 1965 - 1966, Khe Sanh là cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9, một tuyến phòng thủ được coi là “bất khả xâm phạm”.
Vĩ Tuyến 17 và những cảm xúc
Chưa đầy 20 phút, đoàn lại phải gấp rút ra Vĩ tuyến 17. Từ Khe Sanh qua một bộ mặt khác của con đường Hồ Chí Minh với mặt đường bê tông rộng, hai bên là những sỏi đá, đường xá nhộn nhịp với cuộc sống của người dân nơi đây. Vượt qua đèo Sa mù cao hơn 1.050m đây là một trong những nhánh đặc biệt nhất của nhánh Tây Trường Sơn. Vẫn còn nguyên đó chứng tích gợi lại hào khí anh hùng của con đường huyền thoại một thời chiến tranh.
Rời chiến tuyến này ra Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn, những đoạn đường heo hút thênh thang đã đưa đoàn vào bên trong, hàng ngàn ngôi mộ của các chiến sĩ nằm trong mưa như càng gợi lên lòng biết ơn những người đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Cùng nhau tưởng niệm, thắp nén tâm linh dành cho các anh hùng. Đoàn chúng tôi lại hành trình xuôi về phương Nam.
Từ một tour du lịch khám Trường Sơn...
Từ một tour du lịch để khám phá tìm hiểu những địa điểm di tích gắn liền với con đường huyền thoại này. Bên cạnh ưu điểm vốn sẵn có, ở một góc cạnh nào đó, nó vẫn chưa đủ để hấp dẫn cho du lịch cũng như nâng tầm vị trí trong những hướng phát triển du lịch. Vì sự cảm nhận chưa đủ để xây dựng thành một điểm đến cũng như chưa thu hút được du lịch cộng đồng. Saigonguider - thành viên Caravaniet cho biết: Một ý kiến cho rằng, muốn biến Trường Sơn thành điểm tham quan thì chúng ta phải có định hướng phát triển thành “hậu cần du lịch”. Làm sao để con đường Trường Sơn là điểm đến của ba nước Đông Dương.
Du lịch đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh
Nửa thế kỷ đã trôi qua, kỳ tích đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh - "Con đường huyền thoại" trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn còn nguyên những giá trị lịch sử. Con đường ấy hiện là huyết mạch giao thông phát triển kinh tế- xã hội của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng là tuyến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước, nối miền trung - Tây Nguyên đến tận các tỉnh miền đông Nam Bộ.
Du lịch đường Trường Sơn nhằm góp phần giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, thông qua việc tổ chức các chương trình du lịch về nguồn, thăm lại chiến trường xưa; lôi cuốn du khách nước ngoài quan tâm tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đặc biệt là những cựu binh Mỹ và thân nhân của họ; góp phần tăng nguồn thu cho đất nước, phát triển vùng sâu, vùng xa, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số dọc Trường Sơn.
Những năm gần đây, nhất là sau khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế và của địa phương trong vùng đã thiết lập các tua du lịch đường Trường Sơn. Một số tour chuyên đề: Du lịch mô-tô, xe đạp, ô-tô, du lịch hang động, sinh thái, leo núi, đi bộ... được đưa vào khai thác.
Phần lớn các chương trình tập trung vào đoạn đường Trường Sơn và các di tích chiến tranh thuộc Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế cùng những tua du lịch có gắn với di tích căn cứ, trận chiến khốc liệt thuộc khu vực Tây Nguyên thời chiến tranh, bao gồm cả các điểm tham quan thuộc địa bàn Tây Ninh, Bình Phước, miền đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh.
Có thể kể đến khu vực trung bộ với: Ðiểm Km số 0 đường Hồ Chí Minh tại Tân Kỳ (Nghệ An), Ngã ba Ðồng Lộc, Khe Ve, Phà Long Ðại, Phà Xuân Sơn, Làng Ho, sân bay Khe Cát, động Phong Nha, rừng nguyên sinh Kẻ Bàng, đèo Mụ Giạ, Chỉ huy sở Bộ đội 559 (Quảng Bình), Ðịa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cửa Tùng, cảng Cửa Việt, cồn Tiên, Dốc Miếu, tìm hiểu hàng rào điện tử Mác Na-ma-ra, Khe Sanh, Tà Cơn, làng Vây, Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, cầu Ðác Rông, căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam... (Quảng Trị), các thắng cảnh, di tích lịch sử, bản dân tộc Vân Kiều, Pa Cô tại Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế...
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có di tích địa đạo Ðám Toái-Bình Châu, di tích chống giặc càn quét Vạn Tường, căn cứ Chu Lai, Núi Thành, Buôn Ðôn, Hồ Lắc, Biển Hồ, căn cứ Plây-Me, Thủy điện Ya Ly, Ðức Cơ, thung lũng Iadrăng, Ðác Tô-Tân Cảnh, Sân bay Phượng Hoàng, đồi Charlie, Bộ Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, ngã ba biên giới, Nhà thờ gỗ Kon Tum; các buôn làng dân tộc Tây Nguyên.
Khu vực Ðông Nam Bộ là: cứ điểm Trung ương Cục miền nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (Xa Mát), núi Bà Ðen, hồ Dầu Tiếng, Bộ Tư lệnh miền ở Tà Thiết, Nhà Giao tế Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Lộc Ninh, nơi diễn ra Hội nghị bốn bên, sân bay Lộc Ninh, điểm cuối đường Hồ Chí Minh tại ngã ba Lộc Tấn thuộc tỉnh Bình Phước, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh tại Lộc Ninh, đường ống xăng, dầu tại Bù Gia Mập, Bù Ðăng, Bù Ðốp, di tích điểm gặp gỡ giữa liên lạc Ðoàn 559 và B90 trên đường 14 vào năm 1960, v.v.
Đường Trường Sơn còn là con đường kết nối 3 di sản Đà Nẳng, Hội An và Huế với những vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo để du khách tha hồ khám phá những điều thú vị và bổ ích mà khó nơi đâu có được.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TapchiDulich, VnMedia và nhiều nguồn ảnh khác
Tây Nguyên - đường 14C...
0 nhận xét :
Đăng nhận xét