Cái ý định quay trở lại Hà Giang vẫn luôn đeo đuổi tôi kể từ ngày chia tay năm 2005 với cái tỉnh nghèo nhất, khó khăn nhất nhưng cũng là cái địa danh cuốn hút vào bậc nhất đối với những ai muốn có những chuyến đi tiện nghi tối thiểu nhưng được đắm mình trong cái nguyên sơ của vùng cao nguyên đá để có được những cung bậc cảm xúc mà chỉ ở vùng cực bắc này của Tổ quốc chúng ta mới cảm nhận được.
Con trai tôi, Sơn, 19 tuổi, sinh viên năm thứ 1 ĐH và thằng cháu con ông anh tôi, Phương, sv năm thứ 4 là hai điển hình của thế hệ 9X, thế hệ của lớp bán trú, của học thêm, bài vở, thế hệ của Doremon và Game online. Anh Phương thì còn khá bởi hai bác Thanh đã để Phương tự lập từ bé chứ Sơn thì lại bị bố mẹ ông bà o bế thế nên ngày xưa khi chưa vào đại học là ở dạng “ đẩy cho ra đường, lơ ngơ chả biết đi chơi đâu lại mò vào nhà” như mẹ Sơn vẫn nói.
Cuộc sống thôn dã bên ngoài cái bàn học và chiếc máy tính đối với cả hai cu cậu là cái gì đó thật là bất thường và xa lạ. Cái ý niệm này không chỉ của Sơn mà còn của ông bà và mẹ Sơn nữa, vì vậy cái chuyến đi của hai bố con lên Hà Giang vào dịp 30/4 đã gây cho cả nhà một nỗi lo lắng thật sự. Cũng phải thôi, lần đầu tiên ông bà thấy thằng cháu đích tôn lên tận cái vùng biên ải xa xôi hiểm trở ấy lại đi bằng xe máy. Đồng hành với nó chỉ có bố và anh Phương, với đội hình như vậy, ông bà và mẹ vẫn coi đó là một chuyến đi đầy bất trắc dọc đường ! Vâng, gần 20 nhưng bao giờ cũng vậy, đứa cháu và con trai trong mắt ông bà và mẹ vẫn chỉ là anh Mẩu lẫm chẫm cần bàn tay cả nhà bao bọc …
< Bắt đầu xuất phát từ nhà lúc 4.45h.
Sơn và anh Phương thân với nhau từ bé. Anh Phương là thần tượng của em Sơn từ khi em Sơn mới 2,3 tuổi. Từ mấy tháng nay, tuần hai buổi, hai anh em lại cùng được ông kèm thêm tiếng Đức. Với kiểu con cháu trong nhà như vậy, trách nhiệm phải quản lý kỷ luật hai anh này đối với tôi là không có vấn đề gì cả, nhưng trách nhiệm lo phần an toàn giao thông và hậu cần ăn ngủ là cần phải đặc biệt chú trọng.
Cuối cùng thì cái ngày lên đường cũng đến, ba bố con chú cháu từ 4.45 h sáng 29/4 đã xuất phát lên đường, đi sớm để được cái giờ tốt khởi hành theo lịch Khổng Minh mà mấy bác gái đồng nghiệp đã automatic nhiệt tình xem giúp, để còn có thời gian thong thả trên đường , để có thể đến Hà Giang sớm để 2 cu cậu còn nghỉ ngơi trước khi phi xe lên Lũng Cú vào ngày hôm sau.
Đối với tôi, lần trở lại Hà Giang lần này cũng thật đặc biệt, bởi lần trước, năm 2005, đi bằng ôtô, và lần này, 43 tuổi lại cùng con trai và cháu đi bằng xe máy, vượt chặng đường ngót 1000 km cả đi lẫn về trên hai xe Future Neo của Phương và Wave RSX của Sơn. Đi với con, cháu là điều mà tôi vẫn ao ước. Tôi muốn cho các cháu nhìn thấy sự khác biệt chốn phồn hoa đô thị với miền đất cùng với những con người xa xôi nghèo khó nhưng đầy cuốn hút, cũng như những điều kỳ diệu của nơi này sẽ khác xa với thế giới ảo internet, yahoo chat, game online, facebook v.v...mà các cháu hàng ngày vẫn đắm mình trong đó.
Chặng nghỉ chân đầu tiên bên cầu Đoan Hùng với tượng đài chiến thắng Sông Lô lịch sử. Với hai 9X mà tôi đang “dẫn đường chỉ lối” này thì việc tuyên truyền về lịch sử là một điều tự tôi thấy nên làm. Những bài học lịch sử khô khan, nhàm chán ở trường chắc hẳn đã out khỏi đầu 2 anh từ lâu và những điều “mới mẻ “ về chiến thắng của tiểu đoàn Bình Ca, với những khẩu sơn pháo cũ kỹ đầy chiến công, những khẩu súng ta thu được sau chiến thắng hiện đang được trưng bày trong bảo tàng đã làm cái ham muốn hiểu biết của hai anh được cơ hội bộc lộ.
< Những khẩu sơn pháo cổ lỗ sĩ nhưng đầy chiến công.
Tôi cũng có cơ hội để giải thích cho hai anh thế nào là con đường mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lệnh cho tiểu đoàn 2 ''sống chết với con đường Bình Ca – Thái Nguyên '' không cho Pháp tiến vào Tân Trào, rồi sơn pháo của ta có khẩu phải hàn chắp nòng pháo thế nào v.v.. và tôi cũng chợt nhận ra rằng mình cũng yêu nước lắm và đã truyền được cái tình cảm đó cho hai anh, ngay lúc này đây, chỉ trong một lúc, bên tượng đài chiến thắng Sông Lô...
Những thị trấn làng mạc cứ lùi lại sau chúng tôi, phong cảnh trung du hẳn đã mang lại cho hai anh sự phấn khích, anh Sơn không còn vẻ thờ ơ như mọi ngày.
Anh luôn hỏi và có nhận xét về mọi thay đổi trên đường, chứng tỏ rằng ngoại cảnh đang rất cuốn hút anh. Anh ngồi sau để bố lái xe, tay bấm máy liên tục ghi lại những cảnh mà anh chưa bao giờ nhìn thấy: cánh đồng lúa xanh, đồi cọ rợp bóng che, sông Lô chảy uốn khúc theo con đường ...
< Treo cờ kỷ niệm 30/4 theo quy chuẩn của sở tiêu chuẩn chất lượng đo lường.
Quốc lộ số 2 không có nhiều đổi thay mấy so với lần tôi đi năm 2005, điều khác biệt nhất là ở các thị trấn, thị tứ trong những ngày kỷ niệm 35 năm chiến thắng 30-4 là cờ đỏ, cờ đỏ rực rỡ dọc đường qua thị trấn, cờ treo trang trọng trước mỗi ngôi nhà với cột cờ được “tiêu chuẩn hóa” và dựng thẳng hàng bên đường. Trên đất Hà Tuyên này, sự nghiêm cẩn của chính quyền được thể hiện rõ rệt ở nhiều mặt, mà treo cờ chỉ là một ví dụ.
< Cổng chào bằng ống đuy ra nên có cảm giác Hà Giang đang chuyển hướng từ du lịch văn hóa sang phát triển công nghiệp.
Sau khi ăn trưa và nghỉ một lát ở Việt Quang, chúng tôi đến thị xã Hà Giang lúc 14.30 h . Hà Giang vẫn hiền hòa thanh bình như năm nào tôi đã qua, chỉ hơi tiếc cho cái cổng chào mới bằng khung đuy- ra bóng loáng đầu thị xã hơi lệch pha với cái yên bình ở đây.
Tôi đưa hai anh đến cái khách sạn nhỏ trước bảo tàng tỉnh thuê trọ ở đó, giá phòng ở Hà Giang rất dễ chịu, trăm tám phòng 3 giường khép kín điều hòa.
Sau khi đã cất đồ và tắm rửa qua loa, tôi để hai anh ở lại ks rồi phóng xe đến chào anh bạn công tác tại Ngoại vụ Hà Giang.
Như tôi đã kể ở trên, cái cảm giác của tôi về sự nghiêm túc của chính quyền cùng tác phong công chức của cán bộ nhà nước trên này rất lịch sự càng thấy rõ khi tôi phải đi tìm trụ sở Ngoại vụ; loanh quanh hỏi mấy nơi và ở đâu tôi cũng nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình của chu đáo.
< Cỏ ba lá nhưng có bốn thùy-hai anh bảo là phải may mắn lắm mới thấy.
Tôi - một thằng quần bò áo phông, chân xỏ giày bộ đội vào hỏi đường nhưng đều có câu “ tôi có thể giúp gì được anh ? “ khiến tôi rất ngạc nhiên, ở Hà nội tôi chưa nghe thấy câu đó bao giờ mặc dù tôi vì công việc phải thường xuyên tiếp xúc với cơ quan nhà nước. Có lẽ ở đây mọi người đều tin ở nhau chứ Hà nội là chốn tập trung đủ mọi thành phần nên phải cảnh giác cách mạng chăng ? và cũng có lẽ ở Thủ đô, công chức ta gần trung ương nên tự cảm thấy quan trọng hơn chăng ?
< Nhận điện thoại của mẹ xong mới dám đặt món ăn. Bàn phía sau sắp có uống rượu bắt tay - đặc trưng của vùng Lào-Yên-Tuyên.
Bữa chiều diễn ra tại phố ẩm thực Hà Giang, sở dĩ tôi nói là diễn ra bởi cái tính bi hài của nó. Chuyến đi không có phụ nữ đi cùng, Sơn thì vốn chỉ biết những món mẹ làm, nhìn menu là chịu chết, Phương thì cũng không khá hơn mấy. Gặp phải ông chú đồng dạng kiểu thực bất chi kỳ vị, menu trong restaurant là bảng tuần hoàn hóa học Meldeleev, có nhìn mà chả thấy ! Vậy là thực đơn cho ba bố con chú cháu do Hà nội quyết định !!!
Đại khái như sau : “ Anh gọi thịt lợn rang cho con nó ăn, thịt gà là nó không ăn đâu, à ! nếu không anh bảo người ta làm cho đĩa trứng rán là con nó thích ăn đấy !” rồi là “ con lại gọi gà à? gà trên đấy thịt ít con không thích ăn đâu, đọc cái menu mẹ xem nào “
Hay là “ Mấy chú cháu đang ăn gì hả Phương? Vẫn thịt gà à ?... KHÔNG ĐƯỢC ! Thịt gà không được ăn với canh cua !!! Đặt món khác đi ! thay canh cua bằng rau cải !” … cứ như thế mà cuối cùng ba bố con có một bữa tối ngon miệng và no nê.
Tối đến, sau một tá điện thoại về nhà báo cáo tình hình, bố con chú cháu lên xe lượn quanh Hà Giang, mục đích chính là đáp ứng đề nghị của hai anh : đi tìm xem con đom đóm ở ngoài đời nó như thế nào ! Đồng thời kiểm tra cái Định vị toàn cầu của anh Phương hoạt động ra sao ! Vâng, hai điều tưởng chừng như đối ngược một cách ngô nghê lại phải làm cùng trong một buổi tối ! Thế là phóng về phía đi Đồng Văn rồi quay về dừng lại trên một cây cầu, nơi tụi thanh niên hay ra hóng mát. Hai anh không tìm được con đom đóm nào nhưng lại hí hửng thỏa mãn vì được ngắm trăng trên sông Lô (cũng là một yêu cầu phát sinh thêm lúc đi đường ).
Lão chú thì có lẽ đã già, qua cái tuổi mơ mộng đó nên chỉ lầu bầu rằng ở đâu chả là trăng đấy, Nam Đồng , Hạ Hồi với Hà Giang thì khác quái gì nhau. Hai anh chắc nể bố nên không thèm nói gì, nhưng trong bụng tụi nó hẳn đang cười khẩy vào cái sự cằn cỗi của anh già. Nhưng quả thật là nhìn trông cũng quái dị : đêm trăng sáng vùng cao lại có hai thằng cầm GPS đi đi lại lại để tìm tracklog. Rồi là nói chuyện với nhau toàn những từ lạ tai không thể nhớ nổi trong thế giới computer của chúng nó...
HaHoi
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3
Du lịch, GO! - Theo Taybacgroup.com
Con trai tôi, Sơn, 19 tuổi, sinh viên năm thứ 1 ĐH và thằng cháu con ông anh tôi, Phương, sv năm thứ 4 là hai điển hình của thế hệ 9X, thế hệ của lớp bán trú, của học thêm, bài vở, thế hệ của Doremon và Game online. Anh Phương thì còn khá bởi hai bác Thanh đã để Phương tự lập từ bé chứ Sơn thì lại bị bố mẹ ông bà o bế thế nên ngày xưa khi chưa vào đại học là ở dạng “ đẩy cho ra đường, lơ ngơ chả biết đi chơi đâu lại mò vào nhà” như mẹ Sơn vẫn nói.
Cuộc sống thôn dã bên ngoài cái bàn học và chiếc máy tính đối với cả hai cu cậu là cái gì đó thật là bất thường và xa lạ. Cái ý niệm này không chỉ của Sơn mà còn của ông bà và mẹ Sơn nữa, vì vậy cái chuyến đi của hai bố con lên Hà Giang vào dịp 30/4 đã gây cho cả nhà một nỗi lo lắng thật sự. Cũng phải thôi, lần đầu tiên ông bà thấy thằng cháu đích tôn lên tận cái vùng biên ải xa xôi hiểm trở ấy lại đi bằng xe máy. Đồng hành với nó chỉ có bố và anh Phương, với đội hình như vậy, ông bà và mẹ vẫn coi đó là một chuyến đi đầy bất trắc dọc đường ! Vâng, gần 20 nhưng bao giờ cũng vậy, đứa cháu và con trai trong mắt ông bà và mẹ vẫn chỉ là anh Mẩu lẫm chẫm cần bàn tay cả nhà bao bọc …
< Bắt đầu xuất phát từ nhà lúc 4.45h.
Sơn và anh Phương thân với nhau từ bé. Anh Phương là thần tượng của em Sơn từ khi em Sơn mới 2,3 tuổi. Từ mấy tháng nay, tuần hai buổi, hai anh em lại cùng được ông kèm thêm tiếng Đức. Với kiểu con cháu trong nhà như vậy, trách nhiệm phải quản lý kỷ luật hai anh này đối với tôi là không có vấn đề gì cả, nhưng trách nhiệm lo phần an toàn giao thông và hậu cần ăn ngủ là cần phải đặc biệt chú trọng.
Cuối cùng thì cái ngày lên đường cũng đến, ba bố con chú cháu từ 4.45 h sáng 29/4 đã xuất phát lên đường, đi sớm để được cái giờ tốt khởi hành theo lịch Khổng Minh mà mấy bác gái đồng nghiệp đã automatic nhiệt tình xem giúp, để còn có thời gian thong thả trên đường , để có thể đến Hà Giang sớm để 2 cu cậu còn nghỉ ngơi trước khi phi xe lên Lũng Cú vào ngày hôm sau.
Đối với tôi, lần trở lại Hà Giang lần này cũng thật đặc biệt, bởi lần trước, năm 2005, đi bằng ôtô, và lần này, 43 tuổi lại cùng con trai và cháu đi bằng xe máy, vượt chặng đường ngót 1000 km cả đi lẫn về trên hai xe Future Neo của Phương và Wave RSX của Sơn. Đi với con, cháu là điều mà tôi vẫn ao ước. Tôi muốn cho các cháu nhìn thấy sự khác biệt chốn phồn hoa đô thị với miền đất cùng với những con người xa xôi nghèo khó nhưng đầy cuốn hút, cũng như những điều kỳ diệu của nơi này sẽ khác xa với thế giới ảo internet, yahoo chat, game online, facebook v.v...mà các cháu hàng ngày vẫn đắm mình trong đó.
Chặng nghỉ chân đầu tiên bên cầu Đoan Hùng với tượng đài chiến thắng Sông Lô lịch sử. Với hai 9X mà tôi đang “dẫn đường chỉ lối” này thì việc tuyên truyền về lịch sử là một điều tự tôi thấy nên làm. Những bài học lịch sử khô khan, nhàm chán ở trường chắc hẳn đã out khỏi đầu 2 anh từ lâu và những điều “mới mẻ “ về chiến thắng của tiểu đoàn Bình Ca, với những khẩu sơn pháo cũ kỹ đầy chiến công, những khẩu súng ta thu được sau chiến thắng hiện đang được trưng bày trong bảo tàng đã làm cái ham muốn hiểu biết của hai anh được cơ hội bộc lộ.
< Những khẩu sơn pháo cổ lỗ sĩ nhưng đầy chiến công.
Tôi cũng có cơ hội để giải thích cho hai anh thế nào là con đường mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lệnh cho tiểu đoàn 2 ''sống chết với con đường Bình Ca – Thái Nguyên '' không cho Pháp tiến vào Tân Trào, rồi sơn pháo của ta có khẩu phải hàn chắp nòng pháo thế nào v.v.. và tôi cũng chợt nhận ra rằng mình cũng yêu nước lắm và đã truyền được cái tình cảm đó cho hai anh, ngay lúc này đây, chỉ trong một lúc, bên tượng đài chiến thắng Sông Lô...
Những thị trấn làng mạc cứ lùi lại sau chúng tôi, phong cảnh trung du hẳn đã mang lại cho hai anh sự phấn khích, anh Sơn không còn vẻ thờ ơ như mọi ngày.
Anh luôn hỏi và có nhận xét về mọi thay đổi trên đường, chứng tỏ rằng ngoại cảnh đang rất cuốn hút anh. Anh ngồi sau để bố lái xe, tay bấm máy liên tục ghi lại những cảnh mà anh chưa bao giờ nhìn thấy: cánh đồng lúa xanh, đồi cọ rợp bóng che, sông Lô chảy uốn khúc theo con đường ...
< Treo cờ kỷ niệm 30/4 theo quy chuẩn của sở tiêu chuẩn chất lượng đo lường.
Quốc lộ số 2 không có nhiều đổi thay mấy so với lần tôi đi năm 2005, điều khác biệt nhất là ở các thị trấn, thị tứ trong những ngày kỷ niệm 35 năm chiến thắng 30-4 là cờ đỏ, cờ đỏ rực rỡ dọc đường qua thị trấn, cờ treo trang trọng trước mỗi ngôi nhà với cột cờ được “tiêu chuẩn hóa” và dựng thẳng hàng bên đường. Trên đất Hà Tuyên này, sự nghiêm cẩn của chính quyền được thể hiện rõ rệt ở nhiều mặt, mà treo cờ chỉ là một ví dụ.
< Cổng chào bằng ống đuy ra nên có cảm giác Hà Giang đang chuyển hướng từ du lịch văn hóa sang phát triển công nghiệp.
Sau khi ăn trưa và nghỉ một lát ở Việt Quang, chúng tôi đến thị xã Hà Giang lúc 14.30 h . Hà Giang vẫn hiền hòa thanh bình như năm nào tôi đã qua, chỉ hơi tiếc cho cái cổng chào mới bằng khung đuy- ra bóng loáng đầu thị xã hơi lệch pha với cái yên bình ở đây.
Tôi đưa hai anh đến cái khách sạn nhỏ trước bảo tàng tỉnh thuê trọ ở đó, giá phòng ở Hà Giang rất dễ chịu, trăm tám phòng 3 giường khép kín điều hòa.
Sau khi đã cất đồ và tắm rửa qua loa, tôi để hai anh ở lại ks rồi phóng xe đến chào anh bạn công tác tại Ngoại vụ Hà Giang.
Như tôi đã kể ở trên, cái cảm giác của tôi về sự nghiêm túc của chính quyền cùng tác phong công chức của cán bộ nhà nước trên này rất lịch sự càng thấy rõ khi tôi phải đi tìm trụ sở Ngoại vụ; loanh quanh hỏi mấy nơi và ở đâu tôi cũng nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình của chu đáo.
< Cỏ ba lá nhưng có bốn thùy-hai anh bảo là phải may mắn lắm mới thấy.
Tôi - một thằng quần bò áo phông, chân xỏ giày bộ đội vào hỏi đường nhưng đều có câu “ tôi có thể giúp gì được anh ? “ khiến tôi rất ngạc nhiên, ở Hà nội tôi chưa nghe thấy câu đó bao giờ mặc dù tôi vì công việc phải thường xuyên tiếp xúc với cơ quan nhà nước. Có lẽ ở đây mọi người đều tin ở nhau chứ Hà nội là chốn tập trung đủ mọi thành phần nên phải cảnh giác cách mạng chăng ? và cũng có lẽ ở Thủ đô, công chức ta gần trung ương nên tự cảm thấy quan trọng hơn chăng ?
< Nhận điện thoại của mẹ xong mới dám đặt món ăn. Bàn phía sau sắp có uống rượu bắt tay - đặc trưng của vùng Lào-Yên-Tuyên.
Bữa chiều diễn ra tại phố ẩm thực Hà Giang, sở dĩ tôi nói là diễn ra bởi cái tính bi hài của nó. Chuyến đi không có phụ nữ đi cùng, Sơn thì vốn chỉ biết những món mẹ làm, nhìn menu là chịu chết, Phương thì cũng không khá hơn mấy. Gặp phải ông chú đồng dạng kiểu thực bất chi kỳ vị, menu trong restaurant là bảng tuần hoàn hóa học Meldeleev, có nhìn mà chả thấy ! Vậy là thực đơn cho ba bố con chú cháu do Hà nội quyết định !!!
Đại khái như sau : “ Anh gọi thịt lợn rang cho con nó ăn, thịt gà là nó không ăn đâu, à ! nếu không anh bảo người ta làm cho đĩa trứng rán là con nó thích ăn đấy !” rồi là “ con lại gọi gà à? gà trên đấy thịt ít con không thích ăn đâu, đọc cái menu mẹ xem nào “
Hay là “ Mấy chú cháu đang ăn gì hả Phương? Vẫn thịt gà à ?... KHÔNG ĐƯỢC ! Thịt gà không được ăn với canh cua !!! Đặt món khác đi ! thay canh cua bằng rau cải !” … cứ như thế mà cuối cùng ba bố con có một bữa tối ngon miệng và no nê.
Tối đến, sau một tá điện thoại về nhà báo cáo tình hình, bố con chú cháu lên xe lượn quanh Hà Giang, mục đích chính là đáp ứng đề nghị của hai anh : đi tìm xem con đom đóm ở ngoài đời nó như thế nào ! Đồng thời kiểm tra cái Định vị toàn cầu của anh Phương hoạt động ra sao ! Vâng, hai điều tưởng chừng như đối ngược một cách ngô nghê lại phải làm cùng trong một buổi tối ! Thế là phóng về phía đi Đồng Văn rồi quay về dừng lại trên một cây cầu, nơi tụi thanh niên hay ra hóng mát. Hai anh không tìm được con đom đóm nào nhưng lại hí hửng thỏa mãn vì được ngắm trăng trên sông Lô (cũng là một yêu cầu phát sinh thêm lúc đi đường ).
Lão chú thì có lẽ đã già, qua cái tuổi mơ mộng đó nên chỉ lầu bầu rằng ở đâu chả là trăng đấy, Nam Đồng , Hạ Hồi với Hà Giang thì khác quái gì nhau. Hai anh chắc nể bố nên không thèm nói gì, nhưng trong bụng tụi nó hẳn đang cười khẩy vào cái sự cằn cỗi của anh già. Nhưng quả thật là nhìn trông cũng quái dị : đêm trăng sáng vùng cao lại có hai thằng cầm GPS đi đi lại lại để tìm tracklog. Rồi là nói chuyện với nhau toàn những từ lạ tai không thể nhớ nổi trong thế giới computer của chúng nó...
HaHoi
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3
Du lịch, GO! - Theo Taybacgroup.com
0 nhận xét :
Đăng nhận xét