Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Cát Bà còn được gọi là "đảo Ngọc", là hòn đảo lớn nhất trong số 366 hòn đảo thuộc miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả quần đảo trong vịnh Hạ Long.

< Thuyền chài trên đảo Cát Bà.

Đây là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70 m so với mực nước biển. Trên đảo có thị trấn Cát Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám. Cư dân sinh sống trên đảo chủ yếu là người Kinh.

< Làng chài trên đảo.

Ngoại trừ một số ít vùng đất màu mỡ thì đảo có địa hình quá nhiều đá trên đảo không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Do đó, hầu hết cư dân ở đây đều kiếm sống từ biển, một số khác mưu sinh bằng du lịch. Tại đây cũng có vài làng chài đang phát triển nhanh chóng.

< Những khách sạn nhà nghỉ phục vụ khách du lịch.

Có khoảng 13.000 cư dân sống trên đảo Cát Bà và 4.000 người sinh sống trực tiếp trên các làng chài nổi ở ngoài khơi.

< Cát Bà có 3 bãi tắm nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Cát Cò 1 và Cát Cò 2. Khách ra bãi tắm bằng xe ôm với giá 5.000 đồng.

Phần lớn cư dân tập trung chủ yếu tại thị trấn Cát Bà nằm ở mũi phía nam của đảo và là trung tâm thương mại trên đảo.

Từ năm 1997, thị trấn Cát Bà đã phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một trung tâm du lịch đảo lớn. Cuộc sống của ngư dân đã có nhiều cải thiện đáng kể trong suốt thập kỷ qua bởi hòn đảo đã trở thành điểm đến yêu thích vào mùa hè của cả khách du lịch trong nước và quốc tế.

Năm 1986, gần một nửa diện tích đảo Cát Bà (đảo Cát Bà rộng 354 km2) và 90 km2 vùng biển lân cận đã được quy hoạch thành một công viên quốc gia để bảo vệ sự đa dạng của hệ thống sinh thái trên đảo.

Chúng bao gồm các khu rừng cận nhiệt đới trên đồi, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập mặn ven biển, các vùng nước ngọt nhỏ có và các rạn san hô. Hầu hết các bờ biển đều có nhiều vách đá nhưng có một vài bãi biển có cát nằm ẩn trong các vịnh nhỏ.

Vẻ đẹp tự nhiên của đảo Cát Bà đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường trước mắt. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh của ngành du lịch, săn bắn bất hợp pháp, đánh bắt quá mức và ô nhiễm nước từ vịnh Hạ Long đã đe dọa sự toàn vẹn sinh thái và đa dạng sinh học của đảo, làm giảm và phân mảnh môi trường sống tự nhiên của nhiều loài sinh vật ở Cát Bà.

Du lịch, GO! - Theo Laodong và nhiều nguồn khác.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét