Có lẽ ít người biết đến món ẩm thực đặc sản của quê hương miền sông nước Tây Nam Bộ, Sóc Trăng: bánh cóng Xoài Cà Nã - món bánh ai một lần thưởng thức sẽ không dễ gì quên bởi hương vị không thể lẫn được giữa trăm ngàn món ăn khác.
Nhưng nếu một ai đã một lần được thưởng thức món ăn này thì sẽ không dễ gì quên, bởi hương vị của bánh cóng Xoài Cà Nã không thể lẫn được giữa trăm ngàn món ăn khác.
Thật ra, bánh cóng cũng chẳng phải là một món ăn khó tìm. Mỗi địa phương có thể có những tên gọi khác nhau, và vì thế, cách chế biến cũng có đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, đến Sóc Trăng, thực khách muốn được thưởng thức loại bánh cóng ngon nhất phải tìm đến chợ ven lộ Xoài Cà Nã (Đại Tâm - Mỹ Xuyên), cách thị xã Sóc Trăng khoảng 8km.
Bánh cóng cũng chẳng phải khó làm. Nhưng để có được một chiếc bánh cóng vừa ý thì không phải dễ. Nó đòi hỏi người làm bánh phải cẩn thận, tỉ mỉ từ khâu chọn gạo, ngâm gạo đến trộn nhân.
Trước hết, vỏ bánh được làm từ bột gạo tẻ. Bột ngon quan trọng nhất là khâu chọn gạo và ngâm gạo: người làm bánh phải chọn thứ gạo tốt nhất, chú ý không phải lúa thuần nông ngắn ngày mà phải là gạo lúa mùa thơm ngon, sau đó đem ngâm hai đêm rồi mới xay, xay xong lại pha nước muối loãng, ngâm cùng với bột trong cùng một cái hũ khoảng từ một đến hai đêm nữa. Có như thế, vỏ bánh mới đảm bảo yêu cầu.
Thứ hai là nhân bánh, muốn có một chiếc bánh thơm ngon thì phải chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu cơ bản: nào tép đất còn tươi cách thủy, đậu xanh đồ chín, thịt nạc xay mịn... cùng với rất nhiều gia vị khác.
Để có được một chiếc bánh cóng vừa nóng, giòn, xốp, vừa thơm, hấp dẫn... còn phụ thuộc rất nhiều vào bí quyết pha, trộn bột. Theo các nghệ nhân làm bánh ở Sóc Trăng, đây mới thực sự là khâu quan trọng. Nó quyết định hương vị độc đáo của bánh cóng giữa vùng này với vùng khác, thậm chí giữa nhà này với nhà khác. Vì thế, với món ăn gia truyền này, không ai dạy cho người ngoài mà chỉ truyền lại cho con cháu.
Món nước chấm cho món bánh cóng Sóc Trăng cũng rất cầu kỳ. Nguyên liệu chủ yếu phải là nước mắm chính hiệu cá cơm Phú Quốc, gừng cay nồng giã nhỏ, chanh chua thanh thanh đặc trưng. Khi ăn phải kèm với rau sống. Tùy theo ý thích của mỗi người mà ta có thể lựa chọn các loại rau như: cải, xà lách, rau thơm, rau muống, khế, lá lụa... sao cho vừa chát, vừa chua thì mới đậm đà hấp dẫn.
Bánh cóng Sóc Trăng tuy đơn giản nhưng ít nơi nào có thể bắt chước được bởi đó là món ăn truyền thống độc đáo mà cũng độc quyền của miền đất Sóc Trăng.
Du lịch, GO! - Theo Sotaydulich, internet
Nhưng nếu một ai đã một lần được thưởng thức món ăn này thì sẽ không dễ gì quên, bởi hương vị của bánh cóng Xoài Cà Nã không thể lẫn được giữa trăm ngàn món ăn khác.
Thật ra, bánh cóng cũng chẳng phải là một món ăn khó tìm. Mỗi địa phương có thể có những tên gọi khác nhau, và vì thế, cách chế biến cũng có đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, đến Sóc Trăng, thực khách muốn được thưởng thức loại bánh cóng ngon nhất phải tìm đến chợ ven lộ Xoài Cà Nã (Đại Tâm - Mỹ Xuyên), cách thị xã Sóc Trăng khoảng 8km.
Bánh cóng cũng chẳng phải khó làm. Nhưng để có được một chiếc bánh cóng vừa ý thì không phải dễ. Nó đòi hỏi người làm bánh phải cẩn thận, tỉ mỉ từ khâu chọn gạo, ngâm gạo đến trộn nhân.
Trước hết, vỏ bánh được làm từ bột gạo tẻ. Bột ngon quan trọng nhất là khâu chọn gạo và ngâm gạo: người làm bánh phải chọn thứ gạo tốt nhất, chú ý không phải lúa thuần nông ngắn ngày mà phải là gạo lúa mùa thơm ngon, sau đó đem ngâm hai đêm rồi mới xay, xay xong lại pha nước muối loãng, ngâm cùng với bột trong cùng một cái hũ khoảng từ một đến hai đêm nữa. Có như thế, vỏ bánh mới đảm bảo yêu cầu.
Thứ hai là nhân bánh, muốn có một chiếc bánh thơm ngon thì phải chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu cơ bản: nào tép đất còn tươi cách thủy, đậu xanh đồ chín, thịt nạc xay mịn... cùng với rất nhiều gia vị khác.
Để có được một chiếc bánh cóng vừa nóng, giòn, xốp, vừa thơm, hấp dẫn... còn phụ thuộc rất nhiều vào bí quyết pha, trộn bột. Theo các nghệ nhân làm bánh ở Sóc Trăng, đây mới thực sự là khâu quan trọng. Nó quyết định hương vị độc đáo của bánh cóng giữa vùng này với vùng khác, thậm chí giữa nhà này với nhà khác. Vì thế, với món ăn gia truyền này, không ai dạy cho người ngoài mà chỉ truyền lại cho con cháu.
Món nước chấm cho món bánh cóng Sóc Trăng cũng rất cầu kỳ. Nguyên liệu chủ yếu phải là nước mắm chính hiệu cá cơm Phú Quốc, gừng cay nồng giã nhỏ, chanh chua thanh thanh đặc trưng. Khi ăn phải kèm với rau sống. Tùy theo ý thích của mỗi người mà ta có thể lựa chọn các loại rau như: cải, xà lách, rau thơm, rau muống, khế, lá lụa... sao cho vừa chát, vừa chua thì mới đậm đà hấp dẫn.
Bánh cóng Sóc Trăng tuy đơn giản nhưng ít nơi nào có thể bắt chước được bởi đó là món ăn truyền thống độc đáo mà cũng độc quyền của miền đất Sóc Trăng.
Du lịch, GO! - Theo Sotaydulich, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét