Người Hội An bày tỏ lòng mến khách của “chủ nhà” lịch thiệp và nhẹ nhàng, tạo ấn tượng khó quên để du khách còn nhớ mãi và hẹn dịp trở lại.
< Con trai của ông Hanstein Wilhelm vui chơi trong phố cổ.
Ngày 2-2, ngay sau Tết Nguyên đán, phố cổ Hội An (thuộc TP Hội An - Quảng Nam) thêm một ngày trong tuần không có tiếng động cơ (tăng từ 5 ngày lên 6 ngày - vào các ngày từ thứ hai đến thứ bảy và 7 đêm trong tuần). Một lần nữa, người Hội An bày tỏ lòng mến khách và tạo ấn tượng khó quên để du khách còn nhớ mãi và quay lại.
Tận hưởng hạnh phúc “sống chậm”
Bước chân thong thả trên những con phố yên tĩnh, trên gương mặt người dân phố cổ và du khách là sự an vui, thanh thản. Khung cảnh này thật hợp với phong thái của người đang được “sống chậm” sau những ngày bôn ba, nặng nhọc với bon chen đời thường, với công việc và lo toan. Tiếng nhạc từ các thùng loa được gắn khéo sau từng góc phố phát đi những bản du dương. Bóng cây xanh, phố sạch, những căn nhà cổ, dấu rêu phong sau những bức tường… Một thế giới tĩnh lặng, bình an của cư dân Hội An và du khách.
Đã 10 năm qua, năm nào chị Phương Loan và chồng - ông Hanstein Wilhelm (quốc tịch Đức) cũng về với Hội An để nghỉ ngơi, thư giãn. Chị Loan cho biết: “Hội An là nơi vợ chồng tôi gặp nhau lần đầu tiên nên nơi này rất nhiều kỷ niệm. Không có gì tuyệt vời bằng được dạo phố trong tiếng nhạc dìu dặt, đầu óc thảnh thơi nghĩ về những điều tốt đẹp. Tôi rất thích khi thấy cậu con trai mới 2 tuổi của mình chạy nhảy tung tăng hay đi xe đạp một cách thoải mái tự do ngay giữa phố”.
Với Trần Minh Thìn, đang làm việc tại Công ty Thiết bị y tế Đà Nẵng, Hội An không chỉ là địa danh nổi tiếng ai cũng muốn đến trong những chuyến đi mà bởi Hội An còn níu chân anh và bạn bè thân thiết. Thìn cho biết: “Hễ rảnh là chúng tôi vào Hội An chơi. Những người bạn của tôi từ Hà Nội, TPHCM đều mê đắm Hội An. Họ ở TP lớn, một bước lên xe, tất bật công việc và cả tiệc tùng sôi động, ít có thời gian để nghỉ ngơi đúng nghĩa. Ra đây, họ được thỏa sức… đi bộ, khám phá, hòa mình với cuộc sống, sinh hoạt của người Hội An, ai cũng vui và… khỏe ra”…
Từ ý tưởng đến hiện thực
Nói cho đủ ngọn nguồn thì chuyện phố cổ không có tiếng động cơ đã được đặt ra từ hàng chục năm qua. Đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe thô sơ” được Hội An thực hiện thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 24-7-2004 nhưng ý tưởng về một đô thị cổ không có tiếng ồn của xe máy đã được khai sinh từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi các cán bộ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An khảo sát khu phố cổ để lên kế hoạch phát triển phục vụ du lịch.
Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao Hội An, nhớ lại: “Vào năm 1995, du lịch Hội An đã có những tín hiệu phát triển, đời sống của người dân khá lên so với trước, nhiều người sắm xe máy. Đây cũng là thời điểm Hội An bắt đầu thu hút khách du lịch tới tham quan nhiều hơn. Đã có một vài vụ va quẹt xe máy - tuy không nghiêm trọng - xảy ra ngay trong khu phố cổ đối với du khách.
Từ đó, chúng tôi nảy sinh ý tưởng làm thế nào để có thể dừng việc chạy xe máy trong khu phố cổ để bảo đảm an toàn cho du khách và giữ gìn vẻ đẹp tĩnh lặng khu phố cổ. Nhưng từ ý tưởng cho đến việc thực hiện là cả một câu chuyện dài và phải làm từng bước, từ việc khảo sát, thăm dò ý kiến người dân đến việc lập dự án và thực hiện thí điểm trên một con đường duy nhất”.
Năm 2003, khi Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An phát hành phiếu thăm dò ý kiến người dân trong khu phố cổ về việc xây dựng khu phố đi bộ đã gặp những phản ứng không đồng tình của người dân vì việc không lưu thông xe máy trong khu phố cổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và thói quen hằng ngày của họ.
Ông Trần Văn Nhân, nguyên trưởng phòng hướng dẫn tham quan, trưởng một nhóm khảo sát, đã nhận được một phiếu thăm dò với sự phản ứng khá gay gắt, trong đó, ông Nhân nhớ nhất những câu này: “Ông Trần Văn Nhân, ông là ai? Ông sống ở đâu? Ông đâu có sống trong khu phố để mà biết những rắc rối chúng tôi sẽ gặp phải nếu không được đi xe máy trong khu phố cổ…”.
Du khách an tâm, hàng bán được nhiều
Để thay đổi một thói quen sinh hoạt là việc rất khó khăn nhưng với quyết tâm tạo nên cảm giác an toàn, thoải mái cho nhân dân và du khách đi lại, tham quan mua sắm tại khu phố cổ, tạo nên một khu phố cổ đẹp hơn, một địa chỉ tham quan du lịch độc đáo để du khách đến tham quan nhiều hơn, mua sắm, chi tiêu, lưu trú nhiều hơn, chính quyền và các cơ quan ban, ngành Hội An đã từng bước thực hiện để dự án thành công.
Năm 2004, khi 70% phiếu thăm dò của người dân đồng tình với việc xây dựng “Phố cổ không có tiếng động cơ”, TP đưa đường Bạch Đằng vào hoạt động thí điểm một tuần một ngày thứ bảy và mỗi tháng vào đêm 14 âm lịch. Như “mưa dầm thấm lâu”, hoạt động phố cổ không có tiếng động cơ đã trở thành thói quen trong sinh hoạt của người dân Hội An và tạo được sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Bởi vậy, ngay sau thời gian hoạt động thí điểm không lâu, tất cả các tuyến đường trong khu phố cổ đều thực hiện “Phố chỉ dành cho người đi bộ và xe thô sơ”.
Bà Hoàng Thị Hồng Thoại, chủ nhân nhà số 44 Trần Phú, cho biết: “Nhờ việc TP tổ chức phố dành cho người đi bộ và xe thô sơ, giờ đây du khách có thể dạo chơi trong khu phố cổ với tâm lý thoải mái, vừa chụp ảnh lưu niệm vừa mua sắm, trò chuyện trên đường phố mà không hề lo sợ phải tránh xe cho nên cửa hàng nhà tôi cũng như các cửa hiệu trên phố đều bán được nhiều hơn trước”.
Để phố đi bộ hấp dẫn hơn, Hội An đã tăng thêm những điểm hòa tấu nhạc cụ dân tộc, những điểm biểu diễn ca nhạc cổ truyền và những điểm dạy hát dân ca hoạt động vào ban đêm trong khu phố cổ. Nhờ thực hiện “Phố cổ không có tiếng động cơ”, Hội An ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.
Nhằm bảo đảm việc giữ xe cho người dân trong khu phố cổ, năm 2009, UBND TP Hội An đã xây dựng một bãi giữ xe miễn phí. Tuy nhiên, nhiều người gửi xe tại các điểm giữ xe của tư nhân có thu phí để có thể về nhà tiện hơn.
Để giải quyết việc này, theo ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, TP đã có kế hoạch xây dựng thêm một số bãi giữ xe miễn phí. Sắp tới, sẽ có thêm hai điểm, một ở gần chùa Cầu và một ở gần chợ Hội An.
Du lịch, GO! - Theo NLĐ, internet
< Con trai của ông Hanstein Wilhelm vui chơi trong phố cổ.
Ngày 2-2, ngay sau Tết Nguyên đán, phố cổ Hội An (thuộc TP Hội An - Quảng Nam) thêm một ngày trong tuần không có tiếng động cơ (tăng từ 5 ngày lên 6 ngày - vào các ngày từ thứ hai đến thứ bảy và 7 đêm trong tuần). Một lần nữa, người Hội An bày tỏ lòng mến khách và tạo ấn tượng khó quên để du khách còn nhớ mãi và quay lại.
Tận hưởng hạnh phúc “sống chậm”
Bước chân thong thả trên những con phố yên tĩnh, trên gương mặt người dân phố cổ và du khách là sự an vui, thanh thản. Khung cảnh này thật hợp với phong thái của người đang được “sống chậm” sau những ngày bôn ba, nặng nhọc với bon chen đời thường, với công việc và lo toan. Tiếng nhạc từ các thùng loa được gắn khéo sau từng góc phố phát đi những bản du dương. Bóng cây xanh, phố sạch, những căn nhà cổ, dấu rêu phong sau những bức tường… Một thế giới tĩnh lặng, bình an của cư dân Hội An và du khách.
Đã 10 năm qua, năm nào chị Phương Loan và chồng - ông Hanstein Wilhelm (quốc tịch Đức) cũng về với Hội An để nghỉ ngơi, thư giãn. Chị Loan cho biết: “Hội An là nơi vợ chồng tôi gặp nhau lần đầu tiên nên nơi này rất nhiều kỷ niệm. Không có gì tuyệt vời bằng được dạo phố trong tiếng nhạc dìu dặt, đầu óc thảnh thơi nghĩ về những điều tốt đẹp. Tôi rất thích khi thấy cậu con trai mới 2 tuổi của mình chạy nhảy tung tăng hay đi xe đạp một cách thoải mái tự do ngay giữa phố”.
Với Trần Minh Thìn, đang làm việc tại Công ty Thiết bị y tế Đà Nẵng, Hội An không chỉ là địa danh nổi tiếng ai cũng muốn đến trong những chuyến đi mà bởi Hội An còn níu chân anh và bạn bè thân thiết. Thìn cho biết: “Hễ rảnh là chúng tôi vào Hội An chơi. Những người bạn của tôi từ Hà Nội, TPHCM đều mê đắm Hội An. Họ ở TP lớn, một bước lên xe, tất bật công việc và cả tiệc tùng sôi động, ít có thời gian để nghỉ ngơi đúng nghĩa. Ra đây, họ được thỏa sức… đi bộ, khám phá, hòa mình với cuộc sống, sinh hoạt của người Hội An, ai cũng vui và… khỏe ra”…
Từ ý tưởng đến hiện thực
Nói cho đủ ngọn nguồn thì chuyện phố cổ không có tiếng động cơ đã được đặt ra từ hàng chục năm qua. Đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe thô sơ” được Hội An thực hiện thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 24-7-2004 nhưng ý tưởng về một đô thị cổ không có tiếng ồn của xe máy đã được khai sinh từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi các cán bộ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An khảo sát khu phố cổ để lên kế hoạch phát triển phục vụ du lịch.
Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao Hội An, nhớ lại: “Vào năm 1995, du lịch Hội An đã có những tín hiệu phát triển, đời sống của người dân khá lên so với trước, nhiều người sắm xe máy. Đây cũng là thời điểm Hội An bắt đầu thu hút khách du lịch tới tham quan nhiều hơn. Đã có một vài vụ va quẹt xe máy - tuy không nghiêm trọng - xảy ra ngay trong khu phố cổ đối với du khách.
Từ đó, chúng tôi nảy sinh ý tưởng làm thế nào để có thể dừng việc chạy xe máy trong khu phố cổ để bảo đảm an toàn cho du khách và giữ gìn vẻ đẹp tĩnh lặng khu phố cổ. Nhưng từ ý tưởng cho đến việc thực hiện là cả một câu chuyện dài và phải làm từng bước, từ việc khảo sát, thăm dò ý kiến người dân đến việc lập dự án và thực hiện thí điểm trên một con đường duy nhất”.
Năm 2003, khi Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An phát hành phiếu thăm dò ý kiến người dân trong khu phố cổ về việc xây dựng khu phố đi bộ đã gặp những phản ứng không đồng tình của người dân vì việc không lưu thông xe máy trong khu phố cổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và thói quen hằng ngày của họ.
Ông Trần Văn Nhân, nguyên trưởng phòng hướng dẫn tham quan, trưởng một nhóm khảo sát, đã nhận được một phiếu thăm dò với sự phản ứng khá gay gắt, trong đó, ông Nhân nhớ nhất những câu này: “Ông Trần Văn Nhân, ông là ai? Ông sống ở đâu? Ông đâu có sống trong khu phố để mà biết những rắc rối chúng tôi sẽ gặp phải nếu không được đi xe máy trong khu phố cổ…”.
Du khách an tâm, hàng bán được nhiều
Để thay đổi một thói quen sinh hoạt là việc rất khó khăn nhưng với quyết tâm tạo nên cảm giác an toàn, thoải mái cho nhân dân và du khách đi lại, tham quan mua sắm tại khu phố cổ, tạo nên một khu phố cổ đẹp hơn, một địa chỉ tham quan du lịch độc đáo để du khách đến tham quan nhiều hơn, mua sắm, chi tiêu, lưu trú nhiều hơn, chính quyền và các cơ quan ban, ngành Hội An đã từng bước thực hiện để dự án thành công.
Năm 2004, khi 70% phiếu thăm dò của người dân đồng tình với việc xây dựng “Phố cổ không có tiếng động cơ”, TP đưa đường Bạch Đằng vào hoạt động thí điểm một tuần một ngày thứ bảy và mỗi tháng vào đêm 14 âm lịch. Như “mưa dầm thấm lâu”, hoạt động phố cổ không có tiếng động cơ đã trở thành thói quen trong sinh hoạt của người dân Hội An và tạo được sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Bởi vậy, ngay sau thời gian hoạt động thí điểm không lâu, tất cả các tuyến đường trong khu phố cổ đều thực hiện “Phố chỉ dành cho người đi bộ và xe thô sơ”.
Bà Hoàng Thị Hồng Thoại, chủ nhân nhà số 44 Trần Phú, cho biết: “Nhờ việc TP tổ chức phố dành cho người đi bộ và xe thô sơ, giờ đây du khách có thể dạo chơi trong khu phố cổ với tâm lý thoải mái, vừa chụp ảnh lưu niệm vừa mua sắm, trò chuyện trên đường phố mà không hề lo sợ phải tránh xe cho nên cửa hàng nhà tôi cũng như các cửa hiệu trên phố đều bán được nhiều hơn trước”.
Để phố đi bộ hấp dẫn hơn, Hội An đã tăng thêm những điểm hòa tấu nhạc cụ dân tộc, những điểm biểu diễn ca nhạc cổ truyền và những điểm dạy hát dân ca hoạt động vào ban đêm trong khu phố cổ. Nhờ thực hiện “Phố cổ không có tiếng động cơ”, Hội An ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.
Nhằm bảo đảm việc giữ xe cho người dân trong khu phố cổ, năm 2009, UBND TP Hội An đã xây dựng một bãi giữ xe miễn phí. Tuy nhiên, nhiều người gửi xe tại các điểm giữ xe của tư nhân có thu phí để có thể về nhà tiện hơn.
Để giải quyết việc này, theo ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, TP đã có kế hoạch xây dựng thêm một số bãi giữ xe miễn phí. Sắp tới, sẽ có thêm hai điểm, một ở gần chùa Cầu và một ở gần chợ Hội An.
Du lịch, GO! - Theo NLĐ, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét