Đất cảng Hải Phòng có nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú. Biết tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng, người dân nơi đây đã làm nên những món ăn vô cùng tinh tế và đặc sắc.
Lẩu bề bề
Giới đầu bếp hay những người hay ăn nhậu thường trêu nhau, bây giờ, con gì ăn được đều có thể làm được lẩu. Quả thế thật, hiện nay, lẩu các loại xuất hiện với mức độ tăng đến chóng mặt: tôm, cá, cua, ốc, ếch, bò bê, trâu, gà, nấm… thậm chí cả thịt chó, thịt mèo cũng được đưa vào làm lẩu.
Thế nhưng đó là những món lẩu đại trà có thể tìm thấy bất cứ nơi đâu, song đến với Hải Phòng có một loại lẩu mà chưa nơi nào có, đó là lẩu bề bề (tôm tít). Hay nói một cách khác, chính đầu bếp Hải Phòng đã sáng tạo ra món ăn độc đáo này - một món ăn bổ dưỡng bổ sung canxi.
Mở vung nồi lẩu lúc chuẩn bị sôi, một màu vàng óng của gạch bề bề lẫn với chút sa tế tỏa mùi thơm dịu, húp chút nước dùng ngọt lừ, ai cũng thấy thích. Nồi nước sôi nhẹ, nhúng thêm chút lòng non, gầu bò hay thịt bắp bò kèm với các loại rau, người không thích ăn cua hay hải sản cũng phải gật gù khen ngon, vì nó ngon thật.
Cái lạ của bề bề là khi giã theo kiểu giã cua, lọc kỹ lấy nước khi đun sôi lại hệt như cua, tức là cũng có gạch. Thế nhưng gạch bề bề trong đẹp hơn và phủ kín nồi, tỏa mùi thơm dễ chịu, nước thì ngọt lừ. Cũng là chất nước lọc ra từ bề bề, đem nấu với mồng tơi sẽ giống món canh cua, nhưng chất nước của bề bề ngon hơn nhiều, vì bề bề là một loại hải sản.
Cách làm lẩu bề bề cũng giống hệt như lẩu cua đồng, tức là lọc xong lấy nước cho gia vị đưa vào nồi đun, trong lúc đun phải ngoáy thật kỹ để cho gạch bề bề không dính vào đáy nồi, nếu không sẽ bị khê nồng, sau đó cho ra nồi lẩu, thêm gia vị lẩu rồi bắc lên bếp. Đồ nhúng lẩu bề bề cũng y chang như lẩu cua đồng: đó là vách ngăn bò, là thịt bắp, lòng non. Rau cũng là các loại: mồng tới, rau muống, rau cải, rau cần...
Bánh mì cay
Bánh mì cay là món ăn bình dân nhưng lại khá nổi danh của đất Cảng. Bánh còn được gọi bằng cái tên theo hình dáng của nó: bánh mì que. Bánh có màu vàng nhạt, dài và nhỏ như hai ngón tay.
Nhiều người cho rằng, có lẽ cái ngon của bánh mì cay nằm ở sự phối hợp hài hòa giữa các thành phần khác nhau để tạo nên vị ngon tổng hợp của miếng bánh. Đó là vị thơm của bột gạo, cay cay của ớt quyện cùng vị béo ngậy của pate và tô điểm cái giòn giòn, thanh mát của những lát dưa chuột...
Bánh đa cua
Hà Nội có rất nhiều quán bánh đa cua ngon nhưng nhắc tới món ăn này, người ta vẫn luôn nhớ, nó là “con ruột” được sinh ra từ đất cảng Hải Phòng.
Món ăn là sự kết hợp của chủ yếu ba thứ: nước riêu cua, rau và bánh đa. Trong đó, nước riêu cua đóng vai trò cốt yếu.
Cua đồng khuấy trong nước cho sạch hết chất bẩn. Bóc bỏ mai và yếm, cho phần thân cua vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn; sau đó đổ nước vào bóp đều, gạn lấy nước thịt đặt lên bếp đun nhỏ lửa làm nước dùng.
Người Hải Phòng hớt thịt cua trong nồi cho ra bát, rồi cho me quả vào nồi nước cua và tiếp tục đun sôi lăn tăn đến khi me chín mang ra dầm lấy nước hòa vào canh. Tiếp đó, thêm bột nêm, mì chính, muối, một chút mắm tôm, nêm nếm nước cho vừa ăn và một ít cà chua xắt miếng. Gạch cua đem trưng thơm cùng hành khô, tỏi khô băm nhuyễn.
Lấy bánh đa đã ngâm nước chần qua sắp ra bát, đặt rau muống đã luộc vào nồi, rồi rưới nước dùng lên trên… Có thể ăn kèm với thịt bò tái, giò tai theo lối ăn hiện nay của người Hà Nội.
Chả chìa
Đây là một món ẩm thực của Viêt Nam và cũng là đặc sản của Hải Phòng vì có thêm nguyên liệu mía. Một dẻ mía chẻ nhỏ bằng ngón tay, phần trên được bao bằng thịt nạc xay nhuyễn với mực khô, phần dưới để nguyên, dùng để cầm khi ăn.
Yếu tố làm nên hương vị riêng của món ăn chính là cá mực khô, mía, thịt nạc. Mực khô phải chọn những con vừa phải, mình dày, cắt nhỏ, trộn sao cho dẻo quánh với thịt xay. Mía mua từng cây, gióng đều, đem về dóc sạch vỏ và chẻ thành dẻ. Pha chế nguyên liệu thành công là khi dùng tay phết lên đầu những dẻ mía, chả sống vẫn còn ấm nóng, tươi hồng và có độ bám chặt.
Sau đó, chả được xếp vào những chiếc mâm đục nhiều lỗ, đem đặt vào nồi hấp. Khi hấp chả, để lửa vừa phải, nước trong nồi luôn bốc hơi đều làm chả chín tới. Những dẻ mía chín, vị ngọt sẽ thấm vào chả cộng với hương thơm của hạt tiêu, nấm hương, mộc nhĩ... Sau đó dỡ chả ra, để nguội. Trước khi ăn, nên chao qua mỡ đang sôi chừng vài phút cho nóng và vàng ruộm.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Haiphonginfo, Datviet
Lẩu bề bề
Giới đầu bếp hay những người hay ăn nhậu thường trêu nhau, bây giờ, con gì ăn được đều có thể làm được lẩu. Quả thế thật, hiện nay, lẩu các loại xuất hiện với mức độ tăng đến chóng mặt: tôm, cá, cua, ốc, ếch, bò bê, trâu, gà, nấm… thậm chí cả thịt chó, thịt mèo cũng được đưa vào làm lẩu.
Thế nhưng đó là những món lẩu đại trà có thể tìm thấy bất cứ nơi đâu, song đến với Hải Phòng có một loại lẩu mà chưa nơi nào có, đó là lẩu bề bề (tôm tít). Hay nói một cách khác, chính đầu bếp Hải Phòng đã sáng tạo ra món ăn độc đáo này - một món ăn bổ dưỡng bổ sung canxi.
Mở vung nồi lẩu lúc chuẩn bị sôi, một màu vàng óng của gạch bề bề lẫn với chút sa tế tỏa mùi thơm dịu, húp chút nước dùng ngọt lừ, ai cũng thấy thích. Nồi nước sôi nhẹ, nhúng thêm chút lòng non, gầu bò hay thịt bắp bò kèm với các loại rau, người không thích ăn cua hay hải sản cũng phải gật gù khen ngon, vì nó ngon thật.
Cái lạ của bề bề là khi giã theo kiểu giã cua, lọc kỹ lấy nước khi đun sôi lại hệt như cua, tức là cũng có gạch. Thế nhưng gạch bề bề trong đẹp hơn và phủ kín nồi, tỏa mùi thơm dễ chịu, nước thì ngọt lừ. Cũng là chất nước lọc ra từ bề bề, đem nấu với mồng tơi sẽ giống món canh cua, nhưng chất nước của bề bề ngon hơn nhiều, vì bề bề là một loại hải sản.
Cách làm lẩu bề bề cũng giống hệt như lẩu cua đồng, tức là lọc xong lấy nước cho gia vị đưa vào nồi đun, trong lúc đun phải ngoáy thật kỹ để cho gạch bề bề không dính vào đáy nồi, nếu không sẽ bị khê nồng, sau đó cho ra nồi lẩu, thêm gia vị lẩu rồi bắc lên bếp. Đồ nhúng lẩu bề bề cũng y chang như lẩu cua đồng: đó là vách ngăn bò, là thịt bắp, lòng non. Rau cũng là các loại: mồng tới, rau muống, rau cải, rau cần...
Bánh mì cay
Bánh mì cay là món ăn bình dân nhưng lại khá nổi danh của đất Cảng. Bánh còn được gọi bằng cái tên theo hình dáng của nó: bánh mì que. Bánh có màu vàng nhạt, dài và nhỏ như hai ngón tay.
Nhiều người cho rằng, có lẽ cái ngon của bánh mì cay nằm ở sự phối hợp hài hòa giữa các thành phần khác nhau để tạo nên vị ngon tổng hợp của miếng bánh. Đó là vị thơm của bột gạo, cay cay của ớt quyện cùng vị béo ngậy của pate và tô điểm cái giòn giòn, thanh mát của những lát dưa chuột...
Bánh đa cua
Hà Nội có rất nhiều quán bánh đa cua ngon nhưng nhắc tới món ăn này, người ta vẫn luôn nhớ, nó là “con ruột” được sinh ra từ đất cảng Hải Phòng.
Món ăn là sự kết hợp của chủ yếu ba thứ: nước riêu cua, rau và bánh đa. Trong đó, nước riêu cua đóng vai trò cốt yếu.
Cua đồng khuấy trong nước cho sạch hết chất bẩn. Bóc bỏ mai và yếm, cho phần thân cua vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn; sau đó đổ nước vào bóp đều, gạn lấy nước thịt đặt lên bếp đun nhỏ lửa làm nước dùng.
Người Hải Phòng hớt thịt cua trong nồi cho ra bát, rồi cho me quả vào nồi nước cua và tiếp tục đun sôi lăn tăn đến khi me chín mang ra dầm lấy nước hòa vào canh. Tiếp đó, thêm bột nêm, mì chính, muối, một chút mắm tôm, nêm nếm nước cho vừa ăn và một ít cà chua xắt miếng. Gạch cua đem trưng thơm cùng hành khô, tỏi khô băm nhuyễn.
Lấy bánh đa đã ngâm nước chần qua sắp ra bát, đặt rau muống đã luộc vào nồi, rồi rưới nước dùng lên trên… Có thể ăn kèm với thịt bò tái, giò tai theo lối ăn hiện nay của người Hà Nội.
Chả chìa
Đây là một món ẩm thực của Viêt Nam và cũng là đặc sản của Hải Phòng vì có thêm nguyên liệu mía. Một dẻ mía chẻ nhỏ bằng ngón tay, phần trên được bao bằng thịt nạc xay nhuyễn với mực khô, phần dưới để nguyên, dùng để cầm khi ăn.
Yếu tố làm nên hương vị riêng của món ăn chính là cá mực khô, mía, thịt nạc. Mực khô phải chọn những con vừa phải, mình dày, cắt nhỏ, trộn sao cho dẻo quánh với thịt xay. Mía mua từng cây, gióng đều, đem về dóc sạch vỏ và chẻ thành dẻ. Pha chế nguyên liệu thành công là khi dùng tay phết lên đầu những dẻ mía, chả sống vẫn còn ấm nóng, tươi hồng và có độ bám chặt.
Sau đó, chả được xếp vào những chiếc mâm đục nhiều lỗ, đem đặt vào nồi hấp. Khi hấp chả, để lửa vừa phải, nước trong nồi luôn bốc hơi đều làm chả chín tới. Những dẻ mía chín, vị ngọt sẽ thấm vào chả cộng với hương thơm của hạt tiêu, nấm hương, mộc nhĩ... Sau đó dỡ chả ra, để nguội. Trước khi ăn, nên chao qua mỡ đang sôi chừng vài phút cho nóng và vàng ruộm.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Haiphonginfo, Datviet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét