Ngôi nhà tọa lạc tại số 13, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) rất nổi tiếng với cái tên nhà "Công tử Bạc Liêu" - nay là khách sạn - một địa chỉ mà bất cứ du khách nào khi đặt chân về Bạc Liêu cũng muốn tìm đến tham quan hoặc nghỉ lại một đêm cho biết.
Đã từ lâu, trong dân gian vẫn truyền miệng câu thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” để chỉ lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, cô chiêu xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đại điền chủ giàu có ở vùng đất Nam Bộ dưới thời thực dân, phong kiến. Nhân vật tiêu biểu của danh xưng này chính là Trần Trinh Huy (tên thật là Trần Trinh Quy), sinh năm 1900 tại làng Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, mất năm 1974 tại Sài Gòn.
< Ngay tại tầng 1 của ngôi biệt thự là phòng thờ của Ông bà hội đồng Trần Trinh Trạch (Cha mẹ đẻ của Công tử Bạc Liêu).
Thời Pháp thuộc, vùng đất thuộc địa Nam Kỳ do ổn định từ sớm nên việc chế độ thực dân phân chia lại ruộng đất đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này.
Các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp.
< Lối cầu thang dẫn lên phòng của Công tử Bạc Liêu.
Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình. Trong số đó có công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy bởi chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và mức độ ăn chơi.
< Nơi trước đây Công tử Bạc Liêu ngồi uống trà và ăn nhậu.
Cha của Huy là ông Trần Trinh Trạch (hay còn gọi là Hội đồng Trạch) thời đó đã là chủ sở hữu 74 sở điền với 110.000 ha đất lúa, gần 100.000 ha ruộng muối, vài chục căn nhà ở Bạc Liêu và nhiều biệt thự sang trọng ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt...
< Tầng áp mái giờ đây không còn là nơi để đồ đạc như xưa.
Ngôi nhà "Công tử Bạc Liêu" được xây dựng năm 1919 do kỹ sư người Pháp thiết kế. Nhà có hai tầng, tầng dưới có hai phoìng ngủ, hai đại sảnh. Chính giữa là cầu thang lên lầu trên gồm ba phòng ngủ, hai đại sảnh. Phòng ở hướng đông bắc là phòng của ông Trần Trinh Trạch, đối diện là phòng của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
< Một số khu vực trong khuôn viên ngôi biệt thự giờ đã được tận dụng để kinh doanh dịch vụ cafe.
Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua, căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà nhằm đưa vào kinh doanh văn hóa, du lịch.
Chị Võ Kim Cương – Giám đốc Khách sạn "Công tử Bạc Liêu" cho biết: từ ngày đưa vào hoạt động, khách sạn này luôn đạt công suất gần 80%.
< Khu vườn đã được sửa sang để làm nhà hàng ăn uống.
Riêng căn phòng của Công tử Bạc Liêu (phòng 101) muốn thuê phải đặt trước từ 7-10 ngày, vì phòng này lúc nào cũng có khách, phần đông là Việt kiều.
Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử mà vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều, nhưng với những gì còn sót lại và được bảo quản như hiện nay cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội đồng Trạch lúc bấy giờ.
Trao đổi với chúng tôi, chị Võ Kim Cương cho biết, tương lai, một khách sạn mới được xây xong, nhà của Công tử Bạc Liêu sẽ không còn là khách sạn. Lúc đó ngôi nhà này sẽ là một di tích lịch sử - văn hóa mang tính đặc thù của Bạc Liêu để khách tham quan hiểu về cung cách tiêu xài của các công tử nhà giàu thời xưa ở Nam Bộ.
Du lịch, GO! - Theo DulichVN
Đã từ lâu, trong dân gian vẫn truyền miệng câu thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” để chỉ lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, cô chiêu xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đại điền chủ giàu có ở vùng đất Nam Bộ dưới thời thực dân, phong kiến. Nhân vật tiêu biểu của danh xưng này chính là Trần Trinh Huy (tên thật là Trần Trinh Quy), sinh năm 1900 tại làng Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, mất năm 1974 tại Sài Gòn.
< Ngay tại tầng 1 của ngôi biệt thự là phòng thờ của Ông bà hội đồng Trần Trinh Trạch (Cha mẹ đẻ của Công tử Bạc Liêu).
Thời Pháp thuộc, vùng đất thuộc địa Nam Kỳ do ổn định từ sớm nên việc chế độ thực dân phân chia lại ruộng đất đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này.
Các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp.
< Lối cầu thang dẫn lên phòng của Công tử Bạc Liêu.
Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình. Trong số đó có công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy bởi chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và mức độ ăn chơi.
< Nơi trước đây Công tử Bạc Liêu ngồi uống trà và ăn nhậu.
Cha của Huy là ông Trần Trinh Trạch (hay còn gọi là Hội đồng Trạch) thời đó đã là chủ sở hữu 74 sở điền với 110.000 ha đất lúa, gần 100.000 ha ruộng muối, vài chục căn nhà ở Bạc Liêu và nhiều biệt thự sang trọng ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt...
< Tầng áp mái giờ đây không còn là nơi để đồ đạc như xưa.
Ngôi nhà "Công tử Bạc Liêu" được xây dựng năm 1919 do kỹ sư người Pháp thiết kế. Nhà có hai tầng, tầng dưới có hai phoìng ngủ, hai đại sảnh. Chính giữa là cầu thang lên lầu trên gồm ba phòng ngủ, hai đại sảnh. Phòng ở hướng đông bắc là phòng của ông Trần Trinh Trạch, đối diện là phòng của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
< Một số khu vực trong khuôn viên ngôi biệt thự giờ đã được tận dụng để kinh doanh dịch vụ cafe.
Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua, căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà nhằm đưa vào kinh doanh văn hóa, du lịch.
Chị Võ Kim Cương – Giám đốc Khách sạn "Công tử Bạc Liêu" cho biết: từ ngày đưa vào hoạt động, khách sạn này luôn đạt công suất gần 80%.
< Khu vườn đã được sửa sang để làm nhà hàng ăn uống.
Riêng căn phòng của Công tử Bạc Liêu (phòng 101) muốn thuê phải đặt trước từ 7-10 ngày, vì phòng này lúc nào cũng có khách, phần đông là Việt kiều.
Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử mà vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều, nhưng với những gì còn sót lại và được bảo quản như hiện nay cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội đồng Trạch lúc bấy giờ.
Trao đổi với chúng tôi, chị Võ Kim Cương cho biết, tương lai, một khách sạn mới được xây xong, nhà của Công tử Bạc Liêu sẽ không còn là khách sạn. Lúc đó ngôi nhà này sẽ là một di tích lịch sử - văn hóa mang tính đặc thù của Bạc Liêu để khách tham quan hiểu về cung cách tiêu xài của các công tử nhà giàu thời xưa ở Nam Bộ.
Du lịch, GO! - Theo DulichVN
0 nhận xét :
Đăng nhận xét