(Tiếp theo)
Đến Thạnh Mỹ, bọn mình chạy dọc theo QL14 tìm chổ trọ, thoắt thấy ngã 3 nên rẽ vào. Đường này chạy song song với QL ngoài kia, trong đó có chợ nhưng quá trưa rồi nên không con ai bán gì cả.
< Cây cầu Thạnh Mỹ bắt ngang dòng Vu Gia. Theo hướng mình đi thì rẽ trái vào Thạnh Mỹ còn qua Cầu là đi đường Hồ Chí Minh đến A Sờ, Prao...
Cuối đường lại chạm mặt QL, mình chạy tới lui rồi ngang qua vài nhà trọ rồi tấp đại vô nhà nghỉ Lâm Dũng thuê phòng với giá 100k/ngày - có WC, TV, quạt máy, giường mùng...; nói chung là ok so với giá trên.
< Thị trấn Thạnh Mỹ đây. Người ta tận dụng luôn các con lươn giữa đường để trồng... rau (các mớ rau này khá tươi tốt mới hay chứ!).
Giấc chiều chạy ngược xuôi nhìn kỹ lại mới thấy cái thị trấn bé tý này có khá nhiều nhà nghỉ, có lẽ không dưới số chục. Tuy nhiên do ở đây chưa đầy 1 ngày nên quơ quào đại cho xong: chủ yếu là có chổ ngủ đêm - thời gian còn lại thì chạy lung tung, đâu có ở nhà.
< QL14 chạy theo chiều dài thị trấn khá thưa người vao buổi trưa.
Thạnh Mỹ - Bến Giằng là một thị trấn nhỏ thuộc huyện miền núi Nam Giang, chung quanh là các xã: Cà Dy, Tà Bhing, Tà Pơơ, Đắk Pring, Đăk Pree, La Dêê, Chơ Chun, La Êê, Đắk Tôi, Chà Vàl và xã Zuôih.
< Có bằng lái không mà chạy nhanh vậy cô bé?
Thị trấn có con đường chính chạy dài là QL14 cùng đường nội ô chạy song song với hai đầu nối vào QL. Dân số thưa, đa số là người dân tộc Ve, Cơ Tu, Tà Riềng với một số người miền Bắc vào đây lập nghiệp.
< Dĩa cơm thật vĩ đại! Nói thật cả hai đứa mình ăn một dĩa cũng không hết nổi, nhất là phải gặm sạch những miếng gà và sườn khá dai kia.
Có chốn ở rồi thì sau khi bỏ hành lý xuống, bọn mình chạy dọc theo đường chính kiếm bữa cơm trưa. Ghé vào một quán bên đường: đông nghẹt nhưng... hổng thấy ai ăn ngoài mình, họ chỉ uống... nước trà. Hóa ra đoàn người đang chờ xe khách sửa chữa tít đằng kia.
< TT Giaó dục Thường Xuyên Nam Giang đây, các em đang lục tục vào lớp học buổi chiều.
Gọi món: 30k/dĩa, ăn một lần chắc sẽ nhớ hoài. Nhớ là nhớ cái dĩa cơm thật vĩ đại - thịt sườn, thịt gà trên đó rất dai... Có lẽ do nguồn cung cấp là gà... rừng, heo mọi... rừng.
< Xả hành lý xuống rồi thì lại xách xe đi, bọn mình trở lại cầu Thạnh Mỹ hướng lên Prao - Bấy giờ đã là 13h55.
Luyện "răng hàm mặt" một hồi cũng xong được nửa dĩa, rau cải hết sạch nhưng những cục sà gườn (sườn, gà) thì cạp không xiết đành pó tay. Về chuẩn bị qua loa rồi khởi hành đi Prao.
< Sông Vu Gia nhìn từ trên cầu: thật đẹp nhưng cũng là chổ 'bám' của vô số những thủy điện tại đây.
< Qua cầu Thạnh Mỹ rồi thì nơi này đã là con đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên: đoạn Thạnh Mỹ - Khâm Đức cũng có nhiều bảng khẳng định tên đường như trên.
Tên gọi đường HCM hay QL14 cũng không thành vấn đề gì, cái đáng chú ý là đoạn Thạnh Mỹ - A Sờ - Prao... này thật đẹp...
< Bạn có thấy cây đèn đường hiện đại bên đường xài bóng LED, năng lượng mặt trời không?
Có lẽ không nhiều và người ta chỉ đặt tại những góc cua quan trọng.
< Liên tục có những dốc từ 9 đến 10°, còn các cua vòng vo thì nhiều không kể xiết...
Dù địa phương còn nghèo nhưng tuổi trẻ Thạnh Mỹ, nhất là dân tộc Ve có truyền thống hiếu học. Tại thị trấn có khá nhiều trường: từ trường PTCS Thạnh Mỹ, Trường THCS Nam Giang, TT Giáo dục Thường Xuyên Nam Giang, trường tiểu học Thạnh Mỹ... Trong đó có trường PT Dân tộc Nội trú Huyện Nam Giang dành cho trẻ vùng cao học nội trú.
< Gọi là 'đường' nhưng tại đây không khác gì 'đèo' cả. Vậy thì nếu chạy thẳng qua Prao đến A Roàng: đạo đanh 'Bà Lệch sẽ gọi là 'đèo' hay... 'siêu đèo' nhỉ?
< Mình mê cảnh núi rừng, khoái tỉ khi đi những con đèo - những cung đường thế này thường là niềm mơ ước...
< Công trường đang thi công, hạn chế tốc độ: 5Km/h. Tuy nhiên công trường đã xong từ thời tám hoánh nào rồi nhưng người ta quên gỡ bảng.
Thi công chắc là khúc 'rắn bò' phía trước.
< Phía trên là đường dây 500KVA Bắc Nam. Chợt nghĩ lại lúc người ta thi công những đoạn băng núi băng rừng, chắc khó khăn trăm bề. Tuy nhiên đây là sự thành công lớn của cố TT Võ Văn Kiệt hồi ấy.
< Khe Gát 490km. Đi thì ham nhưng giờ này, đường dốc này thì... đừng có mà mơ, he he...
< Núi rừng xanh um, vái Trời cho in ít các ông lâm tặc để những cảnh này còn mãi. Chỉ ngại rằng lâm tặc cũng nhiều loại, thậm chí có khi dính đến cả kiểm lâm mới vô cùng nguy hiểm.
< Núi rừng Trường Sơn mênh mông ngút tầm mắt.
Sau này về, mình còn biết được tại Thạnh Mỹ - Nam Giang còn có những khu vườn ở thôn Dung được người dân gọi là Vườn Ươm. Vườn Ươm không phải ươm mầm cây cỏ, mà ở đó bao lớp học sinh dân tộc vùng cao ngày tháng dài ươm mầm con chữ, nuôi ước mơ đổi thay cuộc đời.
< Đang chạy thì giật mình vì bắt gặp chiếc 'xe tăng' này sừng sững sau một khúc cua. Dĩ nhiên mình phải né vì ông trâu nhà ta không cần biết luật lệ gì - vẫn đủng đĩnh dành quyền ưu tiên leo đèo.
< Suốt từ Thạnh Mỹ đến đây mình chỉ gặp một vài chiếc xe và cũng chả có nhà cửa gì. Vậy nên xe hư, xẹp bánh hay hết xăng... là chuyện bi đát. Chính vì vậy mà các xe khách chỉ thích đi QL1, nơi có hậu cần tốt hơn.
Bọn mình không lo lắm vì cũng thủ phần nào 'đồ chơi, xăng cũng không lo thiếu vì Win chứa khá nhiều.
< Đẹp thì thích thật nhưng lúc này bắt đầu ép phê. Không phải vì mệt đâu, chỉ do con đường dốc cua nhiều nên tốn khá nhiều thời gian dù lúc nào ga cũng cao. Ga cao nhưng không nhanh được vì toàn phải trả số lại để leo dốc.
< Gặp thủy điện Sông Bung 5, một trong 'cả đống' thủy điện tại đây.
"Vườn ươm" chỉ là những túp lều, đơn sơ tạm bợ, không cửa ngõ ở khu vườn ẩm thấp dưới những tán lồ ô - ban ngày ít bóng người vì các em đều đi học hoặc lên rẫy kiếm rau, ra suối bắt cá, tối mới về. Người ta không biết rõ có bao nhiêu đứa đến đây dựng lều nuôi chữ.
< Bên này cầu xây dựng, bên kia là lán trại công nhân.
Chỉ biết Vườn Ươm bắt đầu có từ cách đây gần chục năm khi trường THPT Nam Giang được xây dựng. Con em đồng bào vùng xa về đây xin ở nhờ. Rồi dần mọi người quen gọi là Vườn Ươm. Mà nhà các em không phải gần đâu, thông thường phải cắt rừng năm bảy chục km mới về đén nhà.
< Chay vài cây số nữa thì gặp trạm trộn bê tông để xây thủy điện...
Vậy nên vườn nhà người này, người khác dần mọc lên những lán nhỏ với số lều trại càng ngày càng tăng. Lớp học sinh này ra trường, lại có các em khác...
< Thêm đoạn nữa là nơi xay xát đá, cũng dành cho Sông Bung 5.
< Lúc này bọn mình có bạn đồng hành trên một khoảng đường khá dài: hai chiếc mô tô chở ông và bà Tây đi cùng hướng. Vậy là vẫy tay chào hello; có lẽ hai 'phượt' ngoại thăm lại chiến trường xưa?
< Dẫu gì có xe song hành cũng đỡ cảm giác trơ trọi.
Với các em trú tại 'Vườn ươm', mình nghe nói hằng tháng, gia đình gửi 20 kg gạo cho mỗi đứa, chỉ vậy thôi chứ không có gì khác. Mỗi tháng, bọn trẻ được nhà trường cấp 100 ngàn đồng theo chế độ. Các em thường rủ nhau lên rẫy, ra suối kiếm rau rừng, bắt cá, ốc về nấu ăn thêm.
< Lên dốc xuống đèo, hai chiếc mô tô chở Tây ba lô vẫn chạy, khi thì phía trước, lúc thì phía sau...
Theo thông tin từ hiệu trưởng trường THPT Nam Giang thì do trường không phải là trường dân tộc nội trú nên không có kinh phí. Ký túc xá (PT Dân tộc Nội trú Huyện Nam Giang) không đủ chỗ nên chỉ dành cho các em trong độ tuổi tiểu học.
< Rồi bắt gặp một mỏ đá, nơi người ta khai thác để làm thủy điện Sông Bung 5. Đất đá vương vãi cả đoạn đường, một vạt rừng phải chịu cảnh cày xới.
Vậy nên các em lớn hơn đành ra ngoài dựng lều trọ học. Em nào khó khăn quá thì nhà trường vận động thầy cô giúp, nhưng cũng chỉ là cân gạo, cân muối mà thôi.
< Chiếc xe 'Tây' vẫn chạy phía trước với hai tài xế là người Việt ta. Đột nhiên họ dừng lại nghỉ, vậy là chỉ còn 'ta ba lô' vi vu trên cung đường vắng.
Trước chuyến đi, bọn mình chỉ biết tại đây có trường nội trú Nam Giang của nhà nước; còn các thông tin về 'vườn ươm' thì về tới nhà mới biết. Do vậy bà xã cũng chỉ chuẩn bị chút quà mọn cho ít bạn nhỏ ở A Sờ, Bến Giằng (bởi thế nên túi treo xe cứng căng, nặng kinh khủng!). Ai ngờ chốn này còn có những bạn trẻ khó khăn hơn ngay cạnh nơi ở mà mình không hay.
< Trụ cây số bên đường chỉ Km 473 - còn cách Đắc Rông 223km, sắp đến A Sờ rồi, Prao thì còn xa; phải thêm hăm mí cây số nữa.
Tối về, thấy những cô cậu bé từ trong trường tụ họp ra đầy bên này đường để xem ké truyền hình của người dân, bà xã có dịp cho kẹo cho bọn trẻ. Thầm tiếc trong lòng với một chuyến đi miền cao, thật xa mà không làm được gì có ý nghĩa lớn lao hơn nhưng sức mình kém, đành chỉ vậy thôi.
< Những nẻo đường quanh co kiểu rắn bò, cũng không hề thấy bóng ai.
An ủi một tý do bọn trẻ trong 'vườn ươm' đã lớn, cận tuổi thanh niên nên ý chí tự lo - tự sống rất cao. Âu đây cũng là môi trường rèn luyện thể chất tốt cho các em trước khi bước vào đời sống tự lập.
< Không bóng ai là chuyện ở ngoài QL. Còn nếu gặp một con suối, một lạch nước: đi vào trong một đoạn có thể gặp người: các cô gái người dân tộc Ve hay Cơ Tu gì đó đang tắm suối.
< Chạy thêm vài cây số nữa thì gặp bảng 'Làng thanh niên lập nghiệp A Sờ - Quảng Nam" bên phải đường, có đường nhánh rẽ vào.
< Thêm một đoạn thì "Đùng một phát" giữa chốn hẻo lánh: ngôi chợ TTCX A Sờ xuất hiện bên phải đường.
Nhìn xa xa thì trong đó có người, vậy là ghé lại nghỉ chân một tý.
Còn tiếp
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18
Đến Thạnh Mỹ, bọn mình chạy dọc theo QL14 tìm chổ trọ, thoắt thấy ngã 3 nên rẽ vào. Đường này chạy song song với QL ngoài kia, trong đó có chợ nhưng quá trưa rồi nên không con ai bán gì cả.
< Cây cầu Thạnh Mỹ bắt ngang dòng Vu Gia. Theo hướng mình đi thì rẽ trái vào Thạnh Mỹ còn qua Cầu là đi đường Hồ Chí Minh đến A Sờ, Prao...
Cuối đường lại chạm mặt QL, mình chạy tới lui rồi ngang qua vài nhà trọ rồi tấp đại vô nhà nghỉ Lâm Dũng thuê phòng với giá 100k/ngày - có WC, TV, quạt máy, giường mùng...; nói chung là ok so với giá trên.
< Thị trấn Thạnh Mỹ đây. Người ta tận dụng luôn các con lươn giữa đường để trồng... rau (các mớ rau này khá tươi tốt mới hay chứ!).
Giấc chiều chạy ngược xuôi nhìn kỹ lại mới thấy cái thị trấn bé tý này có khá nhiều nhà nghỉ, có lẽ không dưới số chục. Tuy nhiên do ở đây chưa đầy 1 ngày nên quơ quào đại cho xong: chủ yếu là có chổ ngủ đêm - thời gian còn lại thì chạy lung tung, đâu có ở nhà.
< QL14 chạy theo chiều dài thị trấn khá thưa người vao buổi trưa.
Thạnh Mỹ - Bến Giằng là một thị trấn nhỏ thuộc huyện miền núi Nam Giang, chung quanh là các xã: Cà Dy, Tà Bhing, Tà Pơơ, Đắk Pring, Đăk Pree, La Dêê, Chơ Chun, La Êê, Đắk Tôi, Chà Vàl và xã Zuôih.
< Có bằng lái không mà chạy nhanh vậy cô bé?
Thị trấn có con đường chính chạy dài là QL14 cùng đường nội ô chạy song song với hai đầu nối vào QL. Dân số thưa, đa số là người dân tộc Ve, Cơ Tu, Tà Riềng với một số người miền Bắc vào đây lập nghiệp.
< Dĩa cơm thật vĩ đại! Nói thật cả hai đứa mình ăn một dĩa cũng không hết nổi, nhất là phải gặm sạch những miếng gà và sườn khá dai kia.
Có chốn ở rồi thì sau khi bỏ hành lý xuống, bọn mình chạy dọc theo đường chính kiếm bữa cơm trưa. Ghé vào một quán bên đường: đông nghẹt nhưng... hổng thấy ai ăn ngoài mình, họ chỉ uống... nước trà. Hóa ra đoàn người đang chờ xe khách sửa chữa tít đằng kia.
< TT Giaó dục Thường Xuyên Nam Giang đây, các em đang lục tục vào lớp học buổi chiều.
Gọi món: 30k/dĩa, ăn một lần chắc sẽ nhớ hoài. Nhớ là nhớ cái dĩa cơm thật vĩ đại - thịt sườn, thịt gà trên đó rất dai... Có lẽ do nguồn cung cấp là gà... rừng, heo mọi... rừng.
< Xả hành lý xuống rồi thì lại xách xe đi, bọn mình trở lại cầu Thạnh Mỹ hướng lên Prao - Bấy giờ đã là 13h55.
Luyện "răng hàm mặt" một hồi cũng xong được nửa dĩa, rau cải hết sạch nhưng những cục sà gườn (sườn, gà) thì cạp không xiết đành pó tay. Về chuẩn bị qua loa rồi khởi hành đi Prao.
< Sông Vu Gia nhìn từ trên cầu: thật đẹp nhưng cũng là chổ 'bám' của vô số những thủy điện tại đây.
< Qua cầu Thạnh Mỹ rồi thì nơi này đã là con đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên: đoạn Thạnh Mỹ - Khâm Đức cũng có nhiều bảng khẳng định tên đường như trên.
Tên gọi đường HCM hay QL14 cũng không thành vấn đề gì, cái đáng chú ý là đoạn Thạnh Mỹ - A Sờ - Prao... này thật đẹp...
< Bạn có thấy cây đèn đường hiện đại bên đường xài bóng LED, năng lượng mặt trời không?
Có lẽ không nhiều và người ta chỉ đặt tại những góc cua quan trọng.
< Liên tục có những dốc từ 9 đến 10°, còn các cua vòng vo thì nhiều không kể xiết...
Dù địa phương còn nghèo nhưng tuổi trẻ Thạnh Mỹ, nhất là dân tộc Ve có truyền thống hiếu học. Tại thị trấn có khá nhiều trường: từ trường PTCS Thạnh Mỹ, Trường THCS Nam Giang, TT Giáo dục Thường Xuyên Nam Giang, trường tiểu học Thạnh Mỹ... Trong đó có trường PT Dân tộc Nội trú Huyện Nam Giang dành cho trẻ vùng cao học nội trú.
< Gọi là 'đường' nhưng tại đây không khác gì 'đèo' cả. Vậy thì nếu chạy thẳng qua Prao đến A Roàng: đạo đanh 'Bà Lệch sẽ gọi là 'đèo' hay... 'siêu đèo' nhỉ?
< Mình mê cảnh núi rừng, khoái tỉ khi đi những con đèo - những cung đường thế này thường là niềm mơ ước...
< Công trường đang thi công, hạn chế tốc độ: 5Km/h. Tuy nhiên công trường đã xong từ thời tám hoánh nào rồi nhưng người ta quên gỡ bảng.
Thi công chắc là khúc 'rắn bò' phía trước.
< Phía trên là đường dây 500KVA Bắc Nam. Chợt nghĩ lại lúc người ta thi công những đoạn băng núi băng rừng, chắc khó khăn trăm bề. Tuy nhiên đây là sự thành công lớn của cố TT Võ Văn Kiệt hồi ấy.
< Khe Gát 490km. Đi thì ham nhưng giờ này, đường dốc này thì... đừng có mà mơ, he he...
< Núi rừng xanh um, vái Trời cho in ít các ông lâm tặc để những cảnh này còn mãi. Chỉ ngại rằng lâm tặc cũng nhiều loại, thậm chí có khi dính đến cả kiểm lâm mới vô cùng nguy hiểm.
< Núi rừng Trường Sơn mênh mông ngút tầm mắt.
Sau này về, mình còn biết được tại Thạnh Mỹ - Nam Giang còn có những khu vườn ở thôn Dung được người dân gọi là Vườn Ươm. Vườn Ươm không phải ươm mầm cây cỏ, mà ở đó bao lớp học sinh dân tộc vùng cao ngày tháng dài ươm mầm con chữ, nuôi ước mơ đổi thay cuộc đời.
< Đang chạy thì giật mình vì bắt gặp chiếc 'xe tăng' này sừng sững sau một khúc cua. Dĩ nhiên mình phải né vì ông trâu nhà ta không cần biết luật lệ gì - vẫn đủng đĩnh dành quyền ưu tiên leo đèo.
< Suốt từ Thạnh Mỹ đến đây mình chỉ gặp một vài chiếc xe và cũng chả có nhà cửa gì. Vậy nên xe hư, xẹp bánh hay hết xăng... là chuyện bi đát. Chính vì vậy mà các xe khách chỉ thích đi QL1, nơi có hậu cần tốt hơn.
Bọn mình không lo lắm vì cũng thủ phần nào 'đồ chơi, xăng cũng không lo thiếu vì Win chứa khá nhiều.
< Đẹp thì thích thật nhưng lúc này bắt đầu ép phê. Không phải vì mệt đâu, chỉ do con đường dốc cua nhiều nên tốn khá nhiều thời gian dù lúc nào ga cũng cao. Ga cao nhưng không nhanh được vì toàn phải trả số lại để leo dốc.
< Gặp thủy điện Sông Bung 5, một trong 'cả đống' thủy điện tại đây.
"Vườn ươm" chỉ là những túp lều, đơn sơ tạm bợ, không cửa ngõ ở khu vườn ẩm thấp dưới những tán lồ ô - ban ngày ít bóng người vì các em đều đi học hoặc lên rẫy kiếm rau, ra suối bắt cá, tối mới về. Người ta không biết rõ có bao nhiêu đứa đến đây dựng lều nuôi chữ.
< Bên này cầu xây dựng, bên kia là lán trại công nhân.
Chỉ biết Vườn Ươm bắt đầu có từ cách đây gần chục năm khi trường THPT Nam Giang được xây dựng. Con em đồng bào vùng xa về đây xin ở nhờ. Rồi dần mọi người quen gọi là Vườn Ươm. Mà nhà các em không phải gần đâu, thông thường phải cắt rừng năm bảy chục km mới về đén nhà.
< Chay vài cây số nữa thì gặp trạm trộn bê tông để xây thủy điện...
Vậy nên vườn nhà người này, người khác dần mọc lên những lán nhỏ với số lều trại càng ngày càng tăng. Lớp học sinh này ra trường, lại có các em khác...
< Thêm đoạn nữa là nơi xay xát đá, cũng dành cho Sông Bung 5.
< Lúc này bọn mình có bạn đồng hành trên một khoảng đường khá dài: hai chiếc mô tô chở ông và bà Tây đi cùng hướng. Vậy là vẫy tay chào hello; có lẽ hai 'phượt' ngoại thăm lại chiến trường xưa?
< Dẫu gì có xe song hành cũng đỡ cảm giác trơ trọi.
Với các em trú tại 'Vườn ươm', mình nghe nói hằng tháng, gia đình gửi 20 kg gạo cho mỗi đứa, chỉ vậy thôi chứ không có gì khác. Mỗi tháng, bọn trẻ được nhà trường cấp 100 ngàn đồng theo chế độ. Các em thường rủ nhau lên rẫy, ra suối kiếm rau rừng, bắt cá, ốc về nấu ăn thêm.
< Lên dốc xuống đèo, hai chiếc mô tô chở Tây ba lô vẫn chạy, khi thì phía trước, lúc thì phía sau...
Theo thông tin từ hiệu trưởng trường THPT Nam Giang thì do trường không phải là trường dân tộc nội trú nên không có kinh phí. Ký túc xá (PT Dân tộc Nội trú Huyện Nam Giang) không đủ chỗ nên chỉ dành cho các em trong độ tuổi tiểu học.
< Rồi bắt gặp một mỏ đá, nơi người ta khai thác để làm thủy điện Sông Bung 5. Đất đá vương vãi cả đoạn đường, một vạt rừng phải chịu cảnh cày xới.
Vậy nên các em lớn hơn đành ra ngoài dựng lều trọ học. Em nào khó khăn quá thì nhà trường vận động thầy cô giúp, nhưng cũng chỉ là cân gạo, cân muối mà thôi.
< Chiếc xe 'Tây' vẫn chạy phía trước với hai tài xế là người Việt ta. Đột nhiên họ dừng lại nghỉ, vậy là chỉ còn 'ta ba lô' vi vu trên cung đường vắng.
Trước chuyến đi, bọn mình chỉ biết tại đây có trường nội trú Nam Giang của nhà nước; còn các thông tin về 'vườn ươm' thì về tới nhà mới biết. Do vậy bà xã cũng chỉ chuẩn bị chút quà mọn cho ít bạn nhỏ ở A Sờ, Bến Giằng (bởi thế nên túi treo xe cứng căng, nặng kinh khủng!). Ai ngờ chốn này còn có những bạn trẻ khó khăn hơn ngay cạnh nơi ở mà mình không hay.
< Trụ cây số bên đường chỉ Km 473 - còn cách Đắc Rông 223km, sắp đến A Sờ rồi, Prao thì còn xa; phải thêm hăm mí cây số nữa.
Tối về, thấy những cô cậu bé từ trong trường tụ họp ra đầy bên này đường để xem ké truyền hình của người dân, bà xã có dịp cho kẹo cho bọn trẻ. Thầm tiếc trong lòng với một chuyến đi miền cao, thật xa mà không làm được gì có ý nghĩa lớn lao hơn nhưng sức mình kém, đành chỉ vậy thôi.
< Những nẻo đường quanh co kiểu rắn bò, cũng không hề thấy bóng ai.
An ủi một tý do bọn trẻ trong 'vườn ươm' đã lớn, cận tuổi thanh niên nên ý chí tự lo - tự sống rất cao. Âu đây cũng là môi trường rèn luyện thể chất tốt cho các em trước khi bước vào đời sống tự lập.
< Không bóng ai là chuyện ở ngoài QL. Còn nếu gặp một con suối, một lạch nước: đi vào trong một đoạn có thể gặp người: các cô gái người dân tộc Ve hay Cơ Tu gì đó đang tắm suối.
< Chạy thêm vài cây số nữa thì gặp bảng 'Làng thanh niên lập nghiệp A Sờ - Quảng Nam" bên phải đường, có đường nhánh rẽ vào.
< Thêm một đoạn thì "Đùng một phát" giữa chốn hẻo lánh: ngôi chợ TTCX A Sờ xuất hiện bên phải đường.
Nhìn xa xa thì trong đó có người, vậy là ghé lại nghỉ chân một tý.
Còn tiếp
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18
0 nhận xét :
Đăng nhận xét