Từ đại ngàn Trường Sơn, trước khi đổ về biển lớn, con sông Thu Bồn không chỉ bồi đắp cho mảnh đất xứ Quảng chất đất phù sa màu mỡ mà còn góp phần tạo dựng nên nhiều dấu ấn văn hóa rực rỡ, trong đó có Di sản Văn hóa Thế giới Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An.
< Sông Thu Bồn bắt nguồn từ nhiều con suối nhỏ trên đỉnh núi Ngọc Linh giữa đại ngàn Trường Sơn. Ảnh chụp từ máy bay.
Con sông Thu Bồn khởi nguyên từ những dòng suối nhỏ chảy qua các cánh rừng nức mùi hương quế và loài sâm quý Ngọc Linh trên đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.500m nằm giữa đại ngàn Trường Sơn, thuộc địa phận huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
< Sông Thu Bồn có lưu vực lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích trên 10 nghìn km².
Từ đó cho đến địa bàn các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, con sông mang một cái tên quê mùa, dân dã: sông Tranh. Phải đến địa bàn huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, khi hợp lưu với sông Vu Gia, nó mới trở thành một dòng sông chững chạc với danh xưng: Thu Bồn.
< Cầu tre bắc qua sông Thu Bồn.
Từ thuở xa xưa, người Chăm, một trong những thành viên của cộng đồng dân tộc Việt đã từng sinh sống và chịu ảnh hưởng rất lớn của nền văn hóa sóng nước sông Thu Bồn. Và chứng tích huy hoàng ngày ấy mà nay chúng ta vẫn còn may mắn được chứng kiến, đó là tuyệt tác Di sản Văn hóa Thế giới Thánh địa Mỹ Sơn trên địa bàn huyện Duy Xuyên.
Đến với Thánh địa Mỹ Sơn hôm nay, con người như được quay trở về với một thời kì hoàng kim và lộng lẫy. Ở đó có quang cảnh của những ngày thánh lễ với hàng đoàn voi ngựa, với những chiếc kiệu vàng lấp lánh ánh hào quang và những đoàn vũ nữ Apsara rực rỡ xiêm y đang múa lượn theo những điệu nhạc của thần linh bên chân tháp cổ.
< Rớ Cửa Đại, một nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Thu Bồn.
Hối hả xuôi về biển cả, trước khi đổ ra đại dương, con sông Thu Bồn còn kịp dừng chân kiến tạo để lại cho đời sau một trong những cảng thị và đô thị cổ đẹp nhất Việt Nam mà hiện nay vẫn còn, đó là Di sản Văn hóa Thế giới phố cổ Hội An. Ngày nay, phố cổ Hội An cùng với làng rau Trà Quế, làng gốm cổ Thanh Hà, Cửa Đại… hợp thành một quần thể du lịch độc đáo dọc theo sông Thu Bồn.
< Một đám cưới trên sông nước của cư dân đôi bờ Thu Bồn.
Trên hành trình xuôi ra biển của mình, con sông Thu Bồn chở nặng phù sa còn để lại cho đời những cánh đồng màu mỡ để con người đến khai phá, dựng bản, dựng làng. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, cư dân sinh sống trên những vùng đất phù sa màu mỡ ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An (Quảng Nam) vẫn tôn thờ sông Thu Bồn là “sông Mẹ”.
< Lễ hội đua thuyền trên sông Thu Bồn.
“Sông Mẹ” Thu Bồn không những ban phát cho dân chài tôm cá đầy ắp, mà còn giúp cư dân của nhiều làng nghề nức tiếng như làng trầm Nông Sơn, làng dệt vải Tằm Tang (Duy Xuyên), làng gốm Thanh Hà (Hội An)… đưa những sản phẩm nổi tiếng của mình xuôi theo dòng sông qua thương cảng Hội An đến với bạn bè thế giới từ thời thế kỉ XVII.
Vào tháng 3 hàng năm, cư dân vùng Duy Xuyên lại tổ chức Lễ hội bà Thu Bồn để tưởng nhớ “sông Mẹ” đã ban phát cho họ nghề cày cấy và nghề nuôi tằm dệt vải. Vào ngày ấy, dân làng ra sông rước “Mẹ Thu Bồn” đến với từng nhà như khẳng định một ý niệm đầy tính nhân văn, đó là “sông Mẹ” đã hiện hữu và đến từng nhà cư dân đôi bờ để ban phát mùa màng và sự ấm no.
< Chiều vàng trên sông Thu Bồn.
“Sông mẹ” Thu Bồn ra đến Cửa Đại tạo nên một cảnh quang vừa mênh mông hùng vĩ, vừa nên thơ sâu lắng với cảnh sóng nước mênh mang và những làng chài, những chiếc vó bè rực vàng trong ánh hoàng hôn…
Trước khi về với biển, “sông Mẹ” Thu Bồn chồm lên thành những ngọn sóng kiêu hãnh đỏ nặng phù sa để sẵn sàng hòa mình vào biển lớn. Và kể từ đây, “Mẹ Thu Bồn” đã hoàn thành xứ mệnh chở phù sa bồi đắp cho ruộng đồng và văn hóa của người xứ Quảng.
Dẫu đã hòa tan vào biển cả nhưng “sông Mẹ” vẫn muôn đời còn mãi trong chuyện kể của cư dân đôi bờ và vẫn đang viết tiếp những câu chuyện mới về cuộc sống của ngày hôm nay.
Vì thế, chuyện kể về “Mẹ Thu Bồn” vẫn cứ dài mãi, dài hơn cả chặng đường từ đại ngàn Trường Sơn về biển cả mà dòng sông đã nhọc nhằn và kiêu hãnh đi qua.
Du lịch, GO! - Theo Vnanet
< Sông Thu Bồn bắt nguồn từ nhiều con suối nhỏ trên đỉnh núi Ngọc Linh giữa đại ngàn Trường Sơn. Ảnh chụp từ máy bay.
Con sông Thu Bồn khởi nguyên từ những dòng suối nhỏ chảy qua các cánh rừng nức mùi hương quế và loài sâm quý Ngọc Linh trên đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.500m nằm giữa đại ngàn Trường Sơn, thuộc địa phận huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
< Sông Thu Bồn có lưu vực lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích trên 10 nghìn km².
Từ đó cho đến địa bàn các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, con sông mang một cái tên quê mùa, dân dã: sông Tranh. Phải đến địa bàn huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, khi hợp lưu với sông Vu Gia, nó mới trở thành một dòng sông chững chạc với danh xưng: Thu Bồn.
< Cầu tre bắc qua sông Thu Bồn.
Từ thuở xa xưa, người Chăm, một trong những thành viên của cộng đồng dân tộc Việt đã từng sinh sống và chịu ảnh hưởng rất lớn của nền văn hóa sóng nước sông Thu Bồn. Và chứng tích huy hoàng ngày ấy mà nay chúng ta vẫn còn may mắn được chứng kiến, đó là tuyệt tác Di sản Văn hóa Thế giới Thánh địa Mỹ Sơn trên địa bàn huyện Duy Xuyên.
Đến với Thánh địa Mỹ Sơn hôm nay, con người như được quay trở về với một thời kì hoàng kim và lộng lẫy. Ở đó có quang cảnh của những ngày thánh lễ với hàng đoàn voi ngựa, với những chiếc kiệu vàng lấp lánh ánh hào quang và những đoàn vũ nữ Apsara rực rỡ xiêm y đang múa lượn theo những điệu nhạc của thần linh bên chân tháp cổ.
< Rớ Cửa Đại, một nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Thu Bồn.
Hối hả xuôi về biển cả, trước khi đổ ra đại dương, con sông Thu Bồn còn kịp dừng chân kiến tạo để lại cho đời sau một trong những cảng thị và đô thị cổ đẹp nhất Việt Nam mà hiện nay vẫn còn, đó là Di sản Văn hóa Thế giới phố cổ Hội An. Ngày nay, phố cổ Hội An cùng với làng rau Trà Quế, làng gốm cổ Thanh Hà, Cửa Đại… hợp thành một quần thể du lịch độc đáo dọc theo sông Thu Bồn.
< Một đám cưới trên sông nước của cư dân đôi bờ Thu Bồn.
Trên hành trình xuôi ra biển của mình, con sông Thu Bồn chở nặng phù sa còn để lại cho đời những cánh đồng màu mỡ để con người đến khai phá, dựng bản, dựng làng. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, cư dân sinh sống trên những vùng đất phù sa màu mỡ ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An (Quảng Nam) vẫn tôn thờ sông Thu Bồn là “sông Mẹ”.
< Lễ hội đua thuyền trên sông Thu Bồn.
“Sông Mẹ” Thu Bồn không những ban phát cho dân chài tôm cá đầy ắp, mà còn giúp cư dân của nhiều làng nghề nức tiếng như làng trầm Nông Sơn, làng dệt vải Tằm Tang (Duy Xuyên), làng gốm Thanh Hà (Hội An)… đưa những sản phẩm nổi tiếng của mình xuôi theo dòng sông qua thương cảng Hội An đến với bạn bè thế giới từ thời thế kỉ XVII.
Vào tháng 3 hàng năm, cư dân vùng Duy Xuyên lại tổ chức Lễ hội bà Thu Bồn để tưởng nhớ “sông Mẹ” đã ban phát cho họ nghề cày cấy và nghề nuôi tằm dệt vải. Vào ngày ấy, dân làng ra sông rước “Mẹ Thu Bồn” đến với từng nhà như khẳng định một ý niệm đầy tính nhân văn, đó là “sông Mẹ” đã hiện hữu và đến từng nhà cư dân đôi bờ để ban phát mùa màng và sự ấm no.
< Chiều vàng trên sông Thu Bồn.
“Sông mẹ” Thu Bồn ra đến Cửa Đại tạo nên một cảnh quang vừa mênh mông hùng vĩ, vừa nên thơ sâu lắng với cảnh sóng nước mênh mang và những làng chài, những chiếc vó bè rực vàng trong ánh hoàng hôn…
Trước khi về với biển, “sông Mẹ” Thu Bồn chồm lên thành những ngọn sóng kiêu hãnh đỏ nặng phù sa để sẵn sàng hòa mình vào biển lớn. Và kể từ đây, “Mẹ Thu Bồn” đã hoàn thành xứ mệnh chở phù sa bồi đắp cho ruộng đồng và văn hóa của người xứ Quảng.
Dẫu đã hòa tan vào biển cả nhưng “sông Mẹ” vẫn muôn đời còn mãi trong chuyện kể của cư dân đôi bờ và vẫn đang viết tiếp những câu chuyện mới về cuộc sống của ngày hôm nay.
Vì thế, chuyện kể về “Mẹ Thu Bồn” vẫn cứ dài mãi, dài hơn cả chặng đường từ đại ngàn Trường Sơn về biển cả mà dòng sông đã nhọc nhằn và kiêu hãnh đi qua.
Du lịch, GO! - Theo Vnanet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét