Vùng đất Bình Định nổi tiếng với hệ thống tháp Chăm có tuổi thọ ngót 1.000 năm mang kiến trúc nghệ thuật độc đáo và đẹp đến ngỡ ngàng. 8 cụm di tích với 14 tháp trải trên ba huyện và một thành phố: Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và Quy Nhơn.
< Tháp Bình Lâm ở thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hiện là ngôi tháp Chăm duy nhất nằm giữa khu dân cư.
Các cụm tháp ở tỉnh duyên hải miền Trung này có các đặc điểm được xây dựng cách nhau không xa và xoay quanh thành Đồ Bàn (nay là thành Hoàng Đế ở Nhơn Hậu, An Nhơn). Từ thành phố Quy Nhơn đi trong vòng bán kính 40 km, du khách có thể thăm hầu hết tháp Chăm nơi đây.
< Tháp Phú Lốc (có niên đại từ thế kỉ XII) tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi thuộc huyện An Nhơn.
Nhà nước Chămpa cổ đại hình thành từ đầu Công nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào khoảng thế kỷ X - XV. Và Bình Định được biết đến như một địa danh giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chămpa cổ đại với một nền văn hóa phát triển rực rỡ. Dấu tích văn hóa Chămpa thời kì này còn lưu giữ đến ngày nay, điển hình là quần thể 14 tháp Chăm cổ xưa. Giữa nắng gió miền Trung, những ngôi tháp Chăm nghìn năm tuổi đầy huyền bí vẫn sừng sững in bóng trên nền trời xanh biếc.
Trong Ấn Độ giáo, tháp Chăm là một dạng kiến trúc tiêu biểu của Bà La Môn giáo với đỉnh nhọn, biểu tượng của ngọn núi Mêru thần thoại, nơi ngự của các vị thần. Quá trình trị vì đất nước, các triều đại Chămpa cổ đã cho xây dựng nhiều đền đài, đến nay còn tồn tại một số dạng kiến trúc đền đài là các tháp Chăm. Điển hình như các tháp Chăm ở Bình Định được xây dựng từ thế kỉ thứ XI đến thế kỉ thứ XV. Đây là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Chămpa, đồng thời chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo.
< Tháp Đôi thuộc loại độc đáo nhất của kiến trúc Chămpa, có niên đại nửa đầu thế kỉ XII, nay thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn.
Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, về kiến trúc, tháp Chăm Bình Định được thiết kế hoành tráng, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng tập trung chủ yếu ở thành phố Quy Nhơn và 3 huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn trong khu vực thành Đồ Bàn, kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa cổ đại.
Các ngôi tháp Chăm truyền thống có hình vuông, nhiều tầng, gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong. Các góc tháp có tượng chim thần Garuda hai tay đưa cao nâng đỡ mái tháp... Phong cách kiến trúc tôn giáo của người Chăm thời kì này thể hiện tính hoành tráng nhưng trang trí không cầu kỳ mà đi vào mảng khối, vòm cửa thu vào và vút cao thành hình mũi giáo, tạo ấn tượng mạnh...
< Những đường nét trang trí mang đậm nét kiến trúc Chămpa trên đỉnh tháp Bánh Ít.
Tháp Chăm Bình Định có phong cách dung hòa giữa nghệ thuật kiến trúc Chămpa và Khmer, nên khiến chúng có sự khác biệt so với những quần thể tháp Chăm có trước và sau đó.Tọa lạc trong khung cảnh thơ mộng tại trung tâm thành phố Quy Nhơn, cụm tháp Đôi (tháp Hưng Thạnh) được xây vào thế kỉ XII gồm tháp Bắc cao khoảng 16m và tháp Nam thấp hơn một chút, đứng song đôi đúng như tên gọi của chúng. Tháp có cấu trúc độc đáo bậc nhất của kiến trúc Chămpa cổ với kĩ thuật mài giũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau vững chãi, nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc hình chim thần, thú thần theo tín ngưỡng của người Chăm.
Theo hướng Bắc, cách Quy Nhơn khoảng 10 km, ở thôn Đại Lộc, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước có khu tháp Bánh Ít (còn gọi là Tháp Bạc) được xây dựng vào khoảng giai đoạn thế kỉ XI – XII. Cụm tháp Bánh Ít gồm 4 tháp, các tháp cao khoảng 20m, xây trên ngọn đồi cao nằm ngay bên đường quốc lộ, giữa khung cảnh làng quê thanh bình quanh năm tràn ngập nắng và gió.
< Một ngọn tháp thuộc cụm tháp Bánh Ít có niên đại từ thế kỷ XI gồm bốn tòa tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước.
Về hướng Đông chừng 15 km, tháp Bình Lâm toạ lạc tại xóm Long Mai, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước. Toàn bộ cấu trúc tháp cao độ 20m và được chia thành 3 tầng. Đây là một trong những tháp được xây dựng sớm nhất tại Bình Định, tức vào khoảng cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XI.
Đến địa phận huyện An Nhơn, có tháp Cánh Tiên (hay còn gọi là tháp Đồng) toạ lạc trên một gò đất tại thôn Nam An, xã Nhơn Hậu. Tháp xây dựng vào thế kỉ XII, dáng thanh thóat và đặc sắc với trang trí cầu kì. Từ vai tháp trở lên, 4 phía đều giống như cánh tiên bay lên. Ở thôn Châu Thành, xã Nhơn Thành có tháp Phú Lốc (còn gọi là Tháp Vàng), được xây dựng vào thế kỉ XII. Tháp cao 15m, toạ lạc trên đồi cao…
< Tháp Cánh Tiên.
Hoành tráng và đồ sộ nhất là khu tháp Dương Long (tháp Ngà). Tháp được xây dựng trên địa phận 2 thôn: Vân Tường, xã Bình Hoà và An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỉ XII- XIII. Cụm ba tháp này bề thế và đẹp nhất trong số tháp Chăm còn sót lại trên dải đất miền Trung. Tháp giữa cao 40m, hai tháp hai bên cao 38m. Thân tháp xây bằng gạch, các góc được ghép từ những tảng đá lớn chạm khắc tinh xảo. Nửa phần trên của tháp gồm các khối đá lớn xếp chồng lên nhau. Hình tượng được khắc trên các góc là chim thần Garuda, dơi, đại bàng... Các bức tường được trang trí hình lá, cảnh múa hát, hình tu sĩ đầu to đội mũ chỏm cao...
< Những cánh tiên bằng đá trên đỉnh tháp Cánh Tiên.
Hiện nay, các tháp Chăm Bình Định đang được bảo tồn, gìn giữ khá tốt, trừ tháp Hòn Chuông ở Núi Bà, huyện Phú Cát bị sụp đổ nhiều. Việc khai quật khảo cổ tại các tháp đã góp phần hé mở bức màn bí ẩn của hệ thống tháp Chăm Bình Định với nhiều phát hiện mới về niên đại, cấu trúc, vật liệu xây tháp… làm cơ sở vững chắc phục vụ công tác nghiên cứu lập kế hoạch trùng tu, bảo tồn. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, phần lớn chất kết dính dùng để xây dựng nên các tòa tháp Chăm ở Bình Định là một hỗn hợp phức tạp, trong đó có thành phần chính là nhựa của một loài cây có nhiều ở miền Trung. Loại nhựa cây này có độ kết dính chặt và bền, không thấm nước. Ngoài ra, việc người xưa chọn các vùng đồi núi hoặc gò đất cao, nơi có cấu tạo địa chất vững vàng để xây dựng cũng là yếu tố giúp cho các tòa tháp Chăm có thể đứng vững suốt nghìn năm qua mà không bị nghiên lún.
Ngày nay, việc trùng tu các ngôi tháp đang được tiến hành một cách cẩn thận. Những người tham gia công việc trùng tu cho biết, gạch dùng để trùng tu là loại gạch đặc dụng, có kích cỡ tương đương gạch cổ, được nung ở nhiệt độ cao, tuyển lựa kĩ càng, sau đó được mài nhẵn 4 mặt. Khi xây, người ta dùng loại dầu cây bời lời để ghép từng viên gạch một.
< Cụm tháp Dương Long đang trong giai đoạn trùng tu.
Ông Đặng Hữu Thọ, Giám đốc Ban Quản lí Di tích Lịch sử tỉnh Bình Định cho biết, đến nay hầu hết các tháp Chăm Bình Định đã được khai quật khảo cổ và tiến hành trùng tu. Các ngành chức năng cũng đã lên dự toán quy họach, xây dựng khuôn viên xung quanh tháp, cơ sở hạ tầng, tránh phá vỡ cảnh quan... để đưa vào phục vụ khách du lịch, nhằm đến mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá Chămpa.
Trải qua nghìn năm, những ngôi tháp Chăm Bình Định vẫn chứa đựng những giá trị văn hóa và nghệ thuậ to lớn. Chính vì vậy, người ta đang dự tính sẽ thành lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận tháp Chăm Bình Định là Di sản Văn hóa Thế giới.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Báo Ảnh VN, VnExpress
< Tháp Bình Lâm ở thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hiện là ngôi tháp Chăm duy nhất nằm giữa khu dân cư.
Các cụm tháp ở tỉnh duyên hải miền Trung này có các đặc điểm được xây dựng cách nhau không xa và xoay quanh thành Đồ Bàn (nay là thành Hoàng Đế ở Nhơn Hậu, An Nhơn). Từ thành phố Quy Nhơn đi trong vòng bán kính 40 km, du khách có thể thăm hầu hết tháp Chăm nơi đây.
< Tháp Phú Lốc (có niên đại từ thế kỉ XII) tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi thuộc huyện An Nhơn.
Nhà nước Chămpa cổ đại hình thành từ đầu Công nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào khoảng thế kỷ X - XV. Và Bình Định được biết đến như một địa danh giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chămpa cổ đại với một nền văn hóa phát triển rực rỡ. Dấu tích văn hóa Chămpa thời kì này còn lưu giữ đến ngày nay, điển hình là quần thể 14 tháp Chăm cổ xưa. Giữa nắng gió miền Trung, những ngôi tháp Chăm nghìn năm tuổi đầy huyền bí vẫn sừng sững in bóng trên nền trời xanh biếc.
Trong Ấn Độ giáo, tháp Chăm là một dạng kiến trúc tiêu biểu của Bà La Môn giáo với đỉnh nhọn, biểu tượng của ngọn núi Mêru thần thoại, nơi ngự của các vị thần. Quá trình trị vì đất nước, các triều đại Chămpa cổ đã cho xây dựng nhiều đền đài, đến nay còn tồn tại một số dạng kiến trúc đền đài là các tháp Chăm. Điển hình như các tháp Chăm ở Bình Định được xây dựng từ thế kỉ thứ XI đến thế kỉ thứ XV. Đây là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Chămpa, đồng thời chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo.
< Tháp Đôi thuộc loại độc đáo nhất của kiến trúc Chămpa, có niên đại nửa đầu thế kỉ XII, nay thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn.
Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, về kiến trúc, tháp Chăm Bình Định được thiết kế hoành tráng, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng tập trung chủ yếu ở thành phố Quy Nhơn và 3 huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn trong khu vực thành Đồ Bàn, kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa cổ đại.
Các ngôi tháp Chăm truyền thống có hình vuông, nhiều tầng, gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong. Các góc tháp có tượng chim thần Garuda hai tay đưa cao nâng đỡ mái tháp... Phong cách kiến trúc tôn giáo của người Chăm thời kì này thể hiện tính hoành tráng nhưng trang trí không cầu kỳ mà đi vào mảng khối, vòm cửa thu vào và vút cao thành hình mũi giáo, tạo ấn tượng mạnh...
< Những đường nét trang trí mang đậm nét kiến trúc Chămpa trên đỉnh tháp Bánh Ít.
Tháp Chăm Bình Định có phong cách dung hòa giữa nghệ thuật kiến trúc Chămpa và Khmer, nên khiến chúng có sự khác biệt so với những quần thể tháp Chăm có trước và sau đó.Tọa lạc trong khung cảnh thơ mộng tại trung tâm thành phố Quy Nhơn, cụm tháp Đôi (tháp Hưng Thạnh) được xây vào thế kỉ XII gồm tháp Bắc cao khoảng 16m và tháp Nam thấp hơn một chút, đứng song đôi đúng như tên gọi của chúng. Tháp có cấu trúc độc đáo bậc nhất của kiến trúc Chămpa cổ với kĩ thuật mài giũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau vững chãi, nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc hình chim thần, thú thần theo tín ngưỡng của người Chăm.
Theo hướng Bắc, cách Quy Nhơn khoảng 10 km, ở thôn Đại Lộc, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước có khu tháp Bánh Ít (còn gọi là Tháp Bạc) được xây dựng vào khoảng giai đoạn thế kỉ XI – XII. Cụm tháp Bánh Ít gồm 4 tháp, các tháp cao khoảng 20m, xây trên ngọn đồi cao nằm ngay bên đường quốc lộ, giữa khung cảnh làng quê thanh bình quanh năm tràn ngập nắng và gió.
< Một ngọn tháp thuộc cụm tháp Bánh Ít có niên đại từ thế kỷ XI gồm bốn tòa tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước.
Về hướng Đông chừng 15 km, tháp Bình Lâm toạ lạc tại xóm Long Mai, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước. Toàn bộ cấu trúc tháp cao độ 20m và được chia thành 3 tầng. Đây là một trong những tháp được xây dựng sớm nhất tại Bình Định, tức vào khoảng cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XI.
Đến địa phận huyện An Nhơn, có tháp Cánh Tiên (hay còn gọi là tháp Đồng) toạ lạc trên một gò đất tại thôn Nam An, xã Nhơn Hậu. Tháp xây dựng vào thế kỉ XII, dáng thanh thóat và đặc sắc với trang trí cầu kì. Từ vai tháp trở lên, 4 phía đều giống như cánh tiên bay lên. Ở thôn Châu Thành, xã Nhơn Thành có tháp Phú Lốc (còn gọi là Tháp Vàng), được xây dựng vào thế kỉ XII. Tháp cao 15m, toạ lạc trên đồi cao…
< Tháp Cánh Tiên.
Hoành tráng và đồ sộ nhất là khu tháp Dương Long (tháp Ngà). Tháp được xây dựng trên địa phận 2 thôn: Vân Tường, xã Bình Hoà và An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỉ XII- XIII. Cụm ba tháp này bề thế và đẹp nhất trong số tháp Chăm còn sót lại trên dải đất miền Trung. Tháp giữa cao 40m, hai tháp hai bên cao 38m. Thân tháp xây bằng gạch, các góc được ghép từ những tảng đá lớn chạm khắc tinh xảo. Nửa phần trên của tháp gồm các khối đá lớn xếp chồng lên nhau. Hình tượng được khắc trên các góc là chim thần Garuda, dơi, đại bàng... Các bức tường được trang trí hình lá, cảnh múa hát, hình tu sĩ đầu to đội mũ chỏm cao...
< Những cánh tiên bằng đá trên đỉnh tháp Cánh Tiên.
Hiện nay, các tháp Chăm Bình Định đang được bảo tồn, gìn giữ khá tốt, trừ tháp Hòn Chuông ở Núi Bà, huyện Phú Cát bị sụp đổ nhiều. Việc khai quật khảo cổ tại các tháp đã góp phần hé mở bức màn bí ẩn của hệ thống tháp Chăm Bình Định với nhiều phát hiện mới về niên đại, cấu trúc, vật liệu xây tháp… làm cơ sở vững chắc phục vụ công tác nghiên cứu lập kế hoạch trùng tu, bảo tồn. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, phần lớn chất kết dính dùng để xây dựng nên các tòa tháp Chăm ở Bình Định là một hỗn hợp phức tạp, trong đó có thành phần chính là nhựa của một loài cây có nhiều ở miền Trung. Loại nhựa cây này có độ kết dính chặt và bền, không thấm nước. Ngoài ra, việc người xưa chọn các vùng đồi núi hoặc gò đất cao, nơi có cấu tạo địa chất vững vàng để xây dựng cũng là yếu tố giúp cho các tòa tháp Chăm có thể đứng vững suốt nghìn năm qua mà không bị nghiên lún.
Ngày nay, việc trùng tu các ngôi tháp đang được tiến hành một cách cẩn thận. Những người tham gia công việc trùng tu cho biết, gạch dùng để trùng tu là loại gạch đặc dụng, có kích cỡ tương đương gạch cổ, được nung ở nhiệt độ cao, tuyển lựa kĩ càng, sau đó được mài nhẵn 4 mặt. Khi xây, người ta dùng loại dầu cây bời lời để ghép từng viên gạch một.
< Cụm tháp Dương Long đang trong giai đoạn trùng tu.
Ông Đặng Hữu Thọ, Giám đốc Ban Quản lí Di tích Lịch sử tỉnh Bình Định cho biết, đến nay hầu hết các tháp Chăm Bình Định đã được khai quật khảo cổ và tiến hành trùng tu. Các ngành chức năng cũng đã lên dự toán quy họach, xây dựng khuôn viên xung quanh tháp, cơ sở hạ tầng, tránh phá vỡ cảnh quan... để đưa vào phục vụ khách du lịch, nhằm đến mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá Chămpa.
Trải qua nghìn năm, những ngôi tháp Chăm Bình Định vẫn chứa đựng những giá trị văn hóa và nghệ thuậ to lớn. Chính vì vậy, người ta đang dự tính sẽ thành lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận tháp Chăm Bình Định là Di sản Văn hóa Thế giới.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Báo Ảnh VN, VnExpress
0 nhận xét :
Đăng nhận xét