(Tiếp theo)
Thấy được ngõ vào rồi, bọn mình quanh đầu chạy vô. Con đường được đổ bê tông chắc chắn, rất tốt - thậm chí xe 4 bánh cũng có thể vào được... nhưng sẽ không có chổ trở đầu ra đâu nhé.
< Ngõ vào thác Khe Lim - chạy vào một đoạn sẽ gặp nhà quản lý.
Đi một đoạn thì gặp căn nhà có khoảng sân rộng với lối đi tiếp có cây sào vắt ngang. Đây là nơi quản lý thắng cảnh - mình 'trả tiền vé' cho 2 người, cả chiếc xe với chỉ 10k; bây giờ tha hồ vi vu vào đến hết con đường quanh co theo dòng suối, dài khoảng 1km.
< Nhà "quản lý" sau khi mình đã vào trong và ngoái nhìn lại. Trông như một căn hộ, chắc địa phương giao cho một gia đình nào đó trông chừng và thu tiền vé.
Khe Lim nằm ở địa phận xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; cách thị trấn Ái Nghĩa khoảng 20km về phía tây nam.
< Trong này rất yên tĩnh, chỉ có tiếng chim hót, đôi khi có tiếng vài loài thú nào đó kêu thánh thót trong rừng bạt ngàn. Chạy một đoạn, nhìn thấy 2 chiếc xe gắn máy dựng bên vệ đường, dưới kia là suối... nhưng chả thấy ai...
Từ thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, theo con đường quốc lộ 14B khoảng 20 km về phía tây, du khách sẽ đến với thắng cảnh Khe Lim. Nhìn từ xa, thác nước như bức rèm thưa lúc ẩn, lúc hiện giữa núi rừng bao la.
< Bất chợt nhìn thấy thấp thoáng thác phía xa xa...
Nói về cái tên "Khe Lim": Do vùng Lộc Vĩnh có nhiều khe, suối, với nhiều tên gọi khác nhau: có thể theo nhiều địa danh hoặc do truyền thuyết nơi khe hay suối chảy qua nên tạo ra các địa danh như: khe Hoa (có nhiều hoa); khe Dâu (có nhiều dâu dại), khe Tre (có nhiều tre trúc)...
< Một số đoạn nhìn thấy dòng suối chạy theo con đường, nước trong vắt - một đàn cá bé tung tăng bơi lội trong làn nước leo lẻo.
Tên gọi Khe Lim hình thành cũng do bắt nguồn từ khe nước chảy qua nhiều địa phận mà ngày xưa có nhiều cây lim (gỗ lim).
< Hết đường. Đây cũng là chốn thăm thú thắng cảnh Khe Lim. Dĩ nhiên là xe cứ vứt đại tại đó thoải mái, cũng chả có ai mượn tạm ngoài "thần rừng", nếu thần thích chạy xe Win.
Nguồn của Khe Lim từ dãy núi Am Thông nằm trên đỉnh HIO-HIU có độ cao 882m so với mặt biển, chảy quanh co tạo thành dòng nước từ cao ngất đổ xuống nhiều tầng (nơi đây là thác Khe Lim) chảy qua địa phận của hai thôn: thôn 8 và thôn Đông Phước gặp sông Cái, sông Vàng. Từ đây hoà cùng sông Vu Gia xuôi về cửa Đại. Ngày nay, trên đỉnh thác nước ở Khe Lim vẫn còn dấu tích Chùa Am với những giai thoại dân gian huyền bí.
< Dòng suối đây, dĩ nhiên nước từ thác Khe Lim trên kia. Nhưng đứng tại vị trí này thì không thể thấy thác được vì khuất trong những vạt rừng.
< Rất nhiều hốc nước như thế này để bạn tắm. Mùa này khô, nước không nhiều - Tuy nhiên cái hốc này chứa vừa bà xã mình đấy: dòng nước vỗ vào lưng manh như vòi Massage để chế độ tối đa.
Khe Lim đẹp không chỉ riêng ngọn nước từ trên cao đổ xuống mà cả toàn cảnh của nơi này nữa. Hai bên bờ dòng suối là những cánh rừng nguyên sinh yên ả với thảm động thực vật phong phú bao la xanh thẳm, quanh năm có nhiều hoa, lan rừng toả ngát mùi hương.
< Không vực sâu, không nước xoáy. An tâm nên mình đễ nửa kia tha hồ vẫy vùng, còn ta thì băng ngang suối trên những hòn đá rồi trèo lên thêm một đoạn...
Khe Lim cùng dãy HIO- HIU sừng sững ở phía Nam, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng hữu tình.
< Đỉnh thác vẫn lấp ló qua những tán cây rậm rạp, liệu còn trèo lên được nữa không?
Khe Lim ngày nay đã có con đường xi măng rộng vừa đủ một làn xe với lớp bê tông dày 20cm khiến người tham quan có thể chạy xe gắn máy vào dễ dàng.
< Lại theo những hòn đá vượt qua một dòng nước. Thò chân xuống thử: mèn ơi, mát lạnh đến tỉnh cả người.
Tuy nhiên, con đường dài hơn 1km này chỉ dẫn đến đoạn suối ngoài của thác: nơi có một hồ nước thiên nhiên trong vắt mà mát rượi giữa những tảng đá lớn nhỏ, khối to có thể nặng vài tấn - từ nơi này nhìm lên có thể thấy phần ngọn thác Khe Lim.
< Vượt qua một ống dẫn nước bằng sắt của người địa phương, mình ngắm dòng tác trên kia. Ống này chắc lấy từ nguồn trên núi để cung cấp nước sinh hoạt cho thôn.
< Lại cố trèo qua vài tảng lớn nữa để có được góc nhìn tốt nhất. Trèo nữa thì... hổng nổi, đành chấm chỗ ngắm này thôi. Với nhiều tầng đổ: mùa mưa sẽ là tiên cảnh đấy, còn bây giờ là mùa khô nên nước 'hơi bị' ít.
Còn muốn đến tận chân thác thì phải cắt rừng vài trăm mét nữa hoặc men theo dòng nước đi lên, đá lớn chồng chất và cây bụi nhiều: sẽ khá vất vả nên chỉ dành cho người có sức khỏe.
< Máy ảnh lúc này báo pin yếu - nhưng không hề gì vì vẫn còn cặp pin sơ cua mua ở Đà Nẵng. Lại leo trèo trở ra, vốc nước rửa mặt cho sướng! Mát lắm, lại rất trong và không có vắt đỉa gì đâu nhé.
Vào ngày thường không có ai, bạn có thể tắm thoải mái cả tiên hay hổng tiên tùy ý, tha hồ thỏa thích với thiên nhiên.
< Gần 12h, bọn mình trở ra. Vẫn đúng phương châm "Chỉ lấy đi những tấm ảnh - Chỉ để lại những dấu chân".
Cây gác cổng bên ngoài vẫn đóng nhưng gọi một tiếng thì có chị gái ra mở ngay. Chào tạm biệt Khe Lim, bọn mình hướng về Thạnh Mỹ.
Người địa phương còn cho rằng thác Khe Lim còn là nơi dự báo khí tượng nữa đấy. “Nếu trời đang nắng mà nghe tiếng ồ ồ rì rầm từ Khe Lim, ông bà cha mẹ liền nhắc ”Mai trời mưa” và ngược lại trời đang mưa nghe tiếng rầm rì ồ ồ từ Khe Lim thì họ cho biết ngày hôm sau trời nắng”. Không biết có thật không nhưng chắc chắm một điều là với các tầng đá dựng đứng tại phần đổ của khe: thác Khe Lim sẽ rất đẹp trong mùa mưa.
Nghe nói vào những ngày lễ, tết hay ngày cuối tuần: nhiều du khách trong và ngoại tỉnh thường đến ngoạn cảnh, tắm suối. Đây có thể xem là một điểm du lịch lý tưởng cho một vùng trung du của Đại Lộc và Quảng Nam.
Ngó lên đỉnh núi khe Lim
Thác bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao Đại Lộc)
< Các em đi học trên đường QL14B, đoạn thuộc xã Đại Hồng.
Theo từ điển Wikipedia thì Sông Vu Gia là một sông lớn ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Sông bắt nguồn từ vùng núi ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam và ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum. Phần thượng nguồn ở Phước Sơn được gọi là Đăk Mi, sông chảy theo hướng Nam lên Bắc. Khi qua địa bàn phía Đông huyện Nam Giang, sông được gọi là sông Cái.
< Vượt cầu Khe Lim, chạy vài km sẽ lại vượt cầu - cầu sau là cầu 'Khe nước đỏ'. Tất cả những khe nước này sẽ đổ ra dòng Vu Gia chạy ven QL14B cả một đoạn rất dài.
Tại đây, nó nhận một chi lưu lớn ở phía Tây (tả ngạn), đó là sông Giằng. Bắt đầu khi chảy sang huyện Đại Lộc, sông được gọi là Vu Gia và có dòng chảy theo hướng Đông-Tây. Sông Vu Gia chảy đến địa phận xã Đại Hòa ở phía Tây Đại Lộc thì tách ra làm hai dòng, một là sông Yên chảy lên phía Bắc hội lưu với sông Cầu Đỏ, một đi về phía Nam hội lưu với sông Thu Bồn.
Đầu năm 2001, sông Vu Gia tại địa phận xã Đại Cường, huyện Đại Lộc đã tạo ra một dòng chảy mới hội lưu vào sông Thu Bồn và chuyển gần hết lượng nước của mình qua dòng mới đó vào sông Thu Bồn. Việc này làm giảm lượng nước của phân lưu đổ vào sông Yên, và từ đó dẫn tới thiếu nước cho sông Yên và sông Hàn. Các ruộng luống ở phía Bắc Quảng Nam trở nên bị khô hạn trong khi nước mặn từ biển đã thâm nhập vào sông Hàn gây khó khăn cho việc khai thác nước sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng. Tỉnh Quảng Nam đã phải xây một con đập kiên cố để chỉnh dòng chảy của Vu Gia về như cũ.
< Núi non thật trùng trùng, điệp điệp...
Thật may mắn là Đại Lộc còn giữ lại được khá nhiều diện tích rừng.
Theo hướng nhìn là Thường Đức ngày xưa.
Sông Vu Gia chảy trong địa bàn núi và trung du, do đó có nhiều tiềm năng thủy điện. Chính điều này cũng khiến hạ nguồn dòng Vu gia cạn kiệt nước vào mùa khô.
< Thỉnh thoảng dòng Vu Gia lại lộ ra sát cạnh đường. Mùa khô, sông đầy cát.
Chạy đến khúc này lại nhớ chuyện "trúng quả" hàng trăm ký kỳ nam của một nhóm người chuyên tìm trầm tại địa phương, việc này làm chấn động cả một vùng.
Đại Lộc còn mênh mang những chỏm núi, những vạc rừng - vì vậy thi thoảng lại có tin nhóm này trúng "quả" bạc tỉ... Tuy nhiên chuyện trúng đậm hàng trăm ký, bán được hàng trăm tỉ đã tạo nên cơn sốt mang tên kỳ nam hồi tháng 6 năm 2011.
Chuyện trúng đậm có thể là tin vui với những người trúng tại địa phương nhưng tác hại cũng không kém: vật chất cám dỗ khiến già trẻ, lớn bé bỏ ruộng vườn khăn gói vào rừng tìm kỳ nam sa mỗi lần có thông tin trúng lớn kỳ nam tới mức lúc ấy: Cả làng quê chợt vắng lặng bởi vì chỉ còn lại người già ở nhà. Những quán cà phê ngày thường đông vậy, thanh niên từ sáng đến tối ngồi đồng ở quán thì nay chẳng thấy một bóng người.
< Những chọp núi thoạt trông như Tây Bắc.
Một người trúng trầm kể, giữa tháng 4-2011, nhóm tìm trầm của anh Nguyễn Đườngcùng 2 người anh em gia đình trúng một cây dó bị chết mục giữa rừng sâu thuộc khu rừng địa bàn thị trấn An Khê (tỉnh Gia Lai). Số lượng kỳ nam mà nhóm này trúng được không biết bao nhiêu, nhưng nghe nói hàng chục ký, mỗi ký bán được 10 tỷ đồng.
Chuyến này, mỗi người trong nhóm chia nhau được 40 tỷ đồng. Vào đầu tháng 5-2011, anh Đường rủ thêm những người trong gia đình quay lại chỗ cũ đào tiếp và trúng thêm mỗi người 1,6 tỷ đồng.
< Đường vẫn còn dài, nắng nhưng không quá nóng. Thi thoảng vẫn bắt gặp vài chiếc motô do "phượt Tây" chạy theo chiều ngược lại.
< Bất chợt thấy cọc kilômét ven đường: Nam Giang: 3km. Thạnh Mỹ không còn xa...
Mót lần 3, anh Đường cùng gần 60 người là anh em họ hàng một lần nữa quay lại chỗ cũ để đào cội mót tìm kỳ nam. Sau chuyến này, mỗi người chia nhau được từ 180 - 230 triệu đồng. Làng xã lại êm cho đến ngày rộ ra cơn địa chấn trúng hàng trăm ký!
< Vượt con dốc khá cao, nhìn phía trước chả biết bên kia dốc có cái gì.
Lại ngẫm từ chuyện 'trúng' kỳ nam:
Có tiền thì hạnh phúc thật nhưng lần nào cũng vậy, trúng rồi, bán rồi là phải trốn ngay vì dân giang hồ khắp nơi tìm đến nhà những người trúng kỳ nam xin đểu, hăm dọa đủ điều. Cứ nhóm này vừa đi là nhóm khác đến. Đông quá, nên nếu không cho thì nó hăm dọa bắt cóc con khiến ai cũng lo sợ...
< Khi cái cầu có chân cao ngất trời này hiện ra bên phải là mình biết đã đến Thạnh Mỹ rồi. Đây là cầu Thạnh Mỹ bắc ngang dòng Vu Gia, cũng là dòng sông gánh hàng đống thủy điện.
Cuối cùng chuyện trốn biệt xứ một thời gian xem ra là phương kế an toàn nhất! Vậy mới hay: có tiền chưa hẳn là đã sướng, chưa chắc đã thành tiên...
< Cổng vào thị trấn Thạnh Mỹ, thuộc huyện Nam Giang.
Thị trấn Thạnh Mỹ trước kia còn gọi là huyện Giằng. Tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) chả biết sao cũng có thị trấn Thạnh Mỹ, chả biết sao 2 nơi hoàn toàn khác nhau nhưng lại đặt trùng tên, kỳ nhỉ?
Còn tiếp
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18
Thấy được ngõ vào rồi, bọn mình quanh đầu chạy vô. Con đường được đổ bê tông chắc chắn, rất tốt - thậm chí xe 4 bánh cũng có thể vào được... nhưng sẽ không có chổ trở đầu ra đâu nhé.
< Ngõ vào thác Khe Lim - chạy vào một đoạn sẽ gặp nhà quản lý.
Đi một đoạn thì gặp căn nhà có khoảng sân rộng với lối đi tiếp có cây sào vắt ngang. Đây là nơi quản lý thắng cảnh - mình 'trả tiền vé' cho 2 người, cả chiếc xe với chỉ 10k; bây giờ tha hồ vi vu vào đến hết con đường quanh co theo dòng suối, dài khoảng 1km.
< Nhà "quản lý" sau khi mình đã vào trong và ngoái nhìn lại. Trông như một căn hộ, chắc địa phương giao cho một gia đình nào đó trông chừng và thu tiền vé.
Khe Lim nằm ở địa phận xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; cách thị trấn Ái Nghĩa khoảng 20km về phía tây nam.
< Trong này rất yên tĩnh, chỉ có tiếng chim hót, đôi khi có tiếng vài loài thú nào đó kêu thánh thót trong rừng bạt ngàn. Chạy một đoạn, nhìn thấy 2 chiếc xe gắn máy dựng bên vệ đường, dưới kia là suối... nhưng chả thấy ai...
Từ thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, theo con đường quốc lộ 14B khoảng 20 km về phía tây, du khách sẽ đến với thắng cảnh Khe Lim. Nhìn từ xa, thác nước như bức rèm thưa lúc ẩn, lúc hiện giữa núi rừng bao la.
< Bất chợt nhìn thấy thấp thoáng thác phía xa xa...
Nói về cái tên "Khe Lim": Do vùng Lộc Vĩnh có nhiều khe, suối, với nhiều tên gọi khác nhau: có thể theo nhiều địa danh hoặc do truyền thuyết nơi khe hay suối chảy qua nên tạo ra các địa danh như: khe Hoa (có nhiều hoa); khe Dâu (có nhiều dâu dại), khe Tre (có nhiều tre trúc)...
< Một số đoạn nhìn thấy dòng suối chạy theo con đường, nước trong vắt - một đàn cá bé tung tăng bơi lội trong làn nước leo lẻo.
Tên gọi Khe Lim hình thành cũng do bắt nguồn từ khe nước chảy qua nhiều địa phận mà ngày xưa có nhiều cây lim (gỗ lim).
< Hết đường. Đây cũng là chốn thăm thú thắng cảnh Khe Lim. Dĩ nhiên là xe cứ vứt đại tại đó thoải mái, cũng chả có ai mượn tạm ngoài "thần rừng", nếu thần thích chạy xe Win.
Nguồn của Khe Lim từ dãy núi Am Thông nằm trên đỉnh HIO-HIU có độ cao 882m so với mặt biển, chảy quanh co tạo thành dòng nước từ cao ngất đổ xuống nhiều tầng (nơi đây là thác Khe Lim) chảy qua địa phận của hai thôn: thôn 8 và thôn Đông Phước gặp sông Cái, sông Vàng. Từ đây hoà cùng sông Vu Gia xuôi về cửa Đại. Ngày nay, trên đỉnh thác nước ở Khe Lim vẫn còn dấu tích Chùa Am với những giai thoại dân gian huyền bí.
< Dòng suối đây, dĩ nhiên nước từ thác Khe Lim trên kia. Nhưng đứng tại vị trí này thì không thể thấy thác được vì khuất trong những vạt rừng.
< Rất nhiều hốc nước như thế này để bạn tắm. Mùa này khô, nước không nhiều - Tuy nhiên cái hốc này chứa vừa bà xã mình đấy: dòng nước vỗ vào lưng manh như vòi Massage để chế độ tối đa.
Khe Lim đẹp không chỉ riêng ngọn nước từ trên cao đổ xuống mà cả toàn cảnh của nơi này nữa. Hai bên bờ dòng suối là những cánh rừng nguyên sinh yên ả với thảm động thực vật phong phú bao la xanh thẳm, quanh năm có nhiều hoa, lan rừng toả ngát mùi hương.
< Không vực sâu, không nước xoáy. An tâm nên mình đễ nửa kia tha hồ vẫy vùng, còn ta thì băng ngang suối trên những hòn đá rồi trèo lên thêm một đoạn...
Khe Lim cùng dãy HIO- HIU sừng sững ở phía Nam, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng hữu tình.
< Đỉnh thác vẫn lấp ló qua những tán cây rậm rạp, liệu còn trèo lên được nữa không?
Khe Lim ngày nay đã có con đường xi măng rộng vừa đủ một làn xe với lớp bê tông dày 20cm khiến người tham quan có thể chạy xe gắn máy vào dễ dàng.
< Lại theo những hòn đá vượt qua một dòng nước. Thò chân xuống thử: mèn ơi, mát lạnh đến tỉnh cả người.
Tuy nhiên, con đường dài hơn 1km này chỉ dẫn đến đoạn suối ngoài của thác: nơi có một hồ nước thiên nhiên trong vắt mà mát rượi giữa những tảng đá lớn nhỏ, khối to có thể nặng vài tấn - từ nơi này nhìm lên có thể thấy phần ngọn thác Khe Lim.
< Vượt qua một ống dẫn nước bằng sắt của người địa phương, mình ngắm dòng tác trên kia. Ống này chắc lấy từ nguồn trên núi để cung cấp nước sinh hoạt cho thôn.
< Lại cố trèo qua vài tảng lớn nữa để có được góc nhìn tốt nhất. Trèo nữa thì... hổng nổi, đành chấm chỗ ngắm này thôi. Với nhiều tầng đổ: mùa mưa sẽ là tiên cảnh đấy, còn bây giờ là mùa khô nên nước 'hơi bị' ít.
Còn muốn đến tận chân thác thì phải cắt rừng vài trăm mét nữa hoặc men theo dòng nước đi lên, đá lớn chồng chất và cây bụi nhiều: sẽ khá vất vả nên chỉ dành cho người có sức khỏe.
< Máy ảnh lúc này báo pin yếu - nhưng không hề gì vì vẫn còn cặp pin sơ cua mua ở Đà Nẵng. Lại leo trèo trở ra, vốc nước rửa mặt cho sướng! Mát lắm, lại rất trong và không có vắt đỉa gì đâu nhé.
Vào ngày thường không có ai, bạn có thể tắm thoải mái cả tiên hay hổng tiên tùy ý, tha hồ thỏa thích với thiên nhiên.
< Gần 12h, bọn mình trở ra. Vẫn đúng phương châm "Chỉ lấy đi những tấm ảnh - Chỉ để lại những dấu chân".
Cây gác cổng bên ngoài vẫn đóng nhưng gọi một tiếng thì có chị gái ra mở ngay. Chào tạm biệt Khe Lim, bọn mình hướng về Thạnh Mỹ.
Người địa phương còn cho rằng thác Khe Lim còn là nơi dự báo khí tượng nữa đấy. “Nếu trời đang nắng mà nghe tiếng ồ ồ rì rầm từ Khe Lim, ông bà cha mẹ liền nhắc ”Mai trời mưa” và ngược lại trời đang mưa nghe tiếng rầm rì ồ ồ từ Khe Lim thì họ cho biết ngày hôm sau trời nắng”. Không biết có thật không nhưng chắc chắm một điều là với các tầng đá dựng đứng tại phần đổ của khe: thác Khe Lim sẽ rất đẹp trong mùa mưa.
Nghe nói vào những ngày lễ, tết hay ngày cuối tuần: nhiều du khách trong và ngoại tỉnh thường đến ngoạn cảnh, tắm suối. Đây có thể xem là một điểm du lịch lý tưởng cho một vùng trung du của Đại Lộc và Quảng Nam.
Ngó lên đỉnh núi khe Lim
Thác bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao Đại Lộc)
< Các em đi học trên đường QL14B, đoạn thuộc xã Đại Hồng.
Theo từ điển Wikipedia thì Sông Vu Gia là một sông lớn ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Sông bắt nguồn từ vùng núi ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam và ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum. Phần thượng nguồn ở Phước Sơn được gọi là Đăk Mi, sông chảy theo hướng Nam lên Bắc. Khi qua địa bàn phía Đông huyện Nam Giang, sông được gọi là sông Cái.
< Vượt cầu Khe Lim, chạy vài km sẽ lại vượt cầu - cầu sau là cầu 'Khe nước đỏ'. Tất cả những khe nước này sẽ đổ ra dòng Vu Gia chạy ven QL14B cả một đoạn rất dài.
Tại đây, nó nhận một chi lưu lớn ở phía Tây (tả ngạn), đó là sông Giằng. Bắt đầu khi chảy sang huyện Đại Lộc, sông được gọi là Vu Gia và có dòng chảy theo hướng Đông-Tây. Sông Vu Gia chảy đến địa phận xã Đại Hòa ở phía Tây Đại Lộc thì tách ra làm hai dòng, một là sông Yên chảy lên phía Bắc hội lưu với sông Cầu Đỏ, một đi về phía Nam hội lưu với sông Thu Bồn.
Đầu năm 2001, sông Vu Gia tại địa phận xã Đại Cường, huyện Đại Lộc đã tạo ra một dòng chảy mới hội lưu vào sông Thu Bồn và chuyển gần hết lượng nước của mình qua dòng mới đó vào sông Thu Bồn. Việc này làm giảm lượng nước của phân lưu đổ vào sông Yên, và từ đó dẫn tới thiếu nước cho sông Yên và sông Hàn. Các ruộng luống ở phía Bắc Quảng Nam trở nên bị khô hạn trong khi nước mặn từ biển đã thâm nhập vào sông Hàn gây khó khăn cho việc khai thác nước sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng. Tỉnh Quảng Nam đã phải xây một con đập kiên cố để chỉnh dòng chảy của Vu Gia về như cũ.
< Núi non thật trùng trùng, điệp điệp...
Thật may mắn là Đại Lộc còn giữ lại được khá nhiều diện tích rừng.
Theo hướng nhìn là Thường Đức ngày xưa.
Sông Vu Gia chảy trong địa bàn núi và trung du, do đó có nhiều tiềm năng thủy điện. Chính điều này cũng khiến hạ nguồn dòng Vu gia cạn kiệt nước vào mùa khô.
< Thỉnh thoảng dòng Vu Gia lại lộ ra sát cạnh đường. Mùa khô, sông đầy cát.
Chạy đến khúc này lại nhớ chuyện "trúng quả" hàng trăm ký kỳ nam của một nhóm người chuyên tìm trầm tại địa phương, việc này làm chấn động cả một vùng.
Đại Lộc còn mênh mang những chỏm núi, những vạc rừng - vì vậy thi thoảng lại có tin nhóm này trúng "quả" bạc tỉ... Tuy nhiên chuyện trúng đậm hàng trăm ký, bán được hàng trăm tỉ đã tạo nên cơn sốt mang tên kỳ nam hồi tháng 6 năm 2011.
Chuyện trúng đậm có thể là tin vui với những người trúng tại địa phương nhưng tác hại cũng không kém: vật chất cám dỗ khiến già trẻ, lớn bé bỏ ruộng vườn khăn gói vào rừng tìm kỳ nam sa mỗi lần có thông tin trúng lớn kỳ nam tới mức lúc ấy: Cả làng quê chợt vắng lặng bởi vì chỉ còn lại người già ở nhà. Những quán cà phê ngày thường đông vậy, thanh niên từ sáng đến tối ngồi đồng ở quán thì nay chẳng thấy một bóng người.
< Những chọp núi thoạt trông như Tây Bắc.
Một người trúng trầm kể, giữa tháng 4-2011, nhóm tìm trầm của anh Nguyễn Đườngcùng 2 người anh em gia đình trúng một cây dó bị chết mục giữa rừng sâu thuộc khu rừng địa bàn thị trấn An Khê (tỉnh Gia Lai). Số lượng kỳ nam mà nhóm này trúng được không biết bao nhiêu, nhưng nghe nói hàng chục ký, mỗi ký bán được 10 tỷ đồng.
Chuyến này, mỗi người trong nhóm chia nhau được 40 tỷ đồng. Vào đầu tháng 5-2011, anh Đường rủ thêm những người trong gia đình quay lại chỗ cũ đào tiếp và trúng thêm mỗi người 1,6 tỷ đồng.
< Đường vẫn còn dài, nắng nhưng không quá nóng. Thi thoảng vẫn bắt gặp vài chiếc motô do "phượt Tây" chạy theo chiều ngược lại.
< Bất chợt thấy cọc kilômét ven đường: Nam Giang: 3km. Thạnh Mỹ không còn xa...
Mót lần 3, anh Đường cùng gần 60 người là anh em họ hàng một lần nữa quay lại chỗ cũ để đào cội mót tìm kỳ nam. Sau chuyến này, mỗi người chia nhau được từ 180 - 230 triệu đồng. Làng xã lại êm cho đến ngày rộ ra cơn địa chấn trúng hàng trăm ký!
< Vượt con dốc khá cao, nhìn phía trước chả biết bên kia dốc có cái gì.
Lại ngẫm từ chuyện 'trúng' kỳ nam:
Có tiền thì hạnh phúc thật nhưng lần nào cũng vậy, trúng rồi, bán rồi là phải trốn ngay vì dân giang hồ khắp nơi tìm đến nhà những người trúng kỳ nam xin đểu, hăm dọa đủ điều. Cứ nhóm này vừa đi là nhóm khác đến. Đông quá, nên nếu không cho thì nó hăm dọa bắt cóc con khiến ai cũng lo sợ...
< Khi cái cầu có chân cao ngất trời này hiện ra bên phải là mình biết đã đến Thạnh Mỹ rồi. Đây là cầu Thạnh Mỹ bắc ngang dòng Vu Gia, cũng là dòng sông gánh hàng đống thủy điện.
Cuối cùng chuyện trốn biệt xứ một thời gian xem ra là phương kế an toàn nhất! Vậy mới hay: có tiền chưa hẳn là đã sướng, chưa chắc đã thành tiên...
< Cổng vào thị trấn Thạnh Mỹ, thuộc huyện Nam Giang.
Thị trấn Thạnh Mỹ trước kia còn gọi là huyện Giằng. Tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) chả biết sao cũng có thị trấn Thạnh Mỹ, chả biết sao 2 nơi hoàn toàn khác nhau nhưng lại đặt trùng tên, kỳ nhỉ?
Còn tiếp
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18
0 nhận xét :
Đăng nhận xét