Từ khi được người dân địa phương phát hiện đến nay, mỗi năm hang động Bo Cúng ở bản Chanh, xã Sơn Thủy, huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn (cách TP Thanh Hóa gần 190km) thu hút hàng chục nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.
^ < Cửa hang động Bo Cúng ở bản Chanh, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) rất rộng rãi, thuận lợi cho du khách ra vào an toàn.
Đây là một trong những điểm đến du lịch sinh thái, khám phá hang động hấp dẫn nhất xứ Thanh hiện nay.
Một hang động kỳ vĩ
Theo người dân địa phương, năm 2008, bà con bản Chanh tình cờ phát hiện hang động Bo Cúng khi đi tìm một con dê lạc đàn trên núi. Nghe tiếng dê kêu trong hốc đá, những người đàn ông trong bản đốt đuốc chui vào thì thấy một hang động rất rộng với nhiều nhũ thạch hình thù sinh động và rất đẹp.
< Chiếc cầu khỉ bắc qua suối Xia trên đường vào hang động Bo Cúng ở bản Chanh, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).
Càng đi sâu, hang càng dài hun hút, rộng mênh mông. Đặc biệt, trong hang có nhiều mó nước (vũng nước) trong vắt, tinh khiết và có cả tôm sinh sống. Vì vậy, đồng bào dân tộc Thái nơi đây đã đặt tên cho hang này là Bo Cúng (tiếng dân tộc Thái có nghĩa là mó tôm). Khách tham quan có thể dùng nước rửa mặt và uống.
Hang động Bo Cúng dài khoảng gần 1km, nhiều ngách hang chưa khám phá hết. Chiều rộng của hang động này dao động từ 20-50m. Trong hang có rất nhiều nhũ đá đủ màu sắc, kích thước và hình dạng khác nhau, nhiều cột nhũ giống tượng phật, cột chống trời, chim đại bàng; hay những chùm đèn trong các tòa lâu đài tráng lệ, suối tóc của cô gái uốn lượn ôm eo, dài đến gót...
Dọc lối đi trong hang, dưới nền đất còn có một bãi đá nhỏ, các viên đá tròn như những viên bi rải đều khắp nơi. Phía dưới bãi đá là các thửa có bờ, trông giống như những thửa ruộng bậc thang của đồng bào Thái.
Kêu gọi đầu tư phát triển du lịch
< Những nhũ đá với nhiều hình thù rất đẹp trong hang động.
Ngay sau khi người dân địa phương phát hiện hệ thống hang động Bo Cúng, UBND huyện Quan Sơn đã triển khai phương án bảo vệ nguyên trạng, cấm mọi hình thức xâm hại đến hang động này. Năm 2009, UBND huyện làm hồ sơ gửi cơ quan chức năng và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận hang động Bo Cúng ở bản Chanh là danh lam - thắng cảnh cấp tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Quan Sơn xây dựng khu hang động này trở thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn.
Bà Lương Thị Ngoan - phó chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, cho biết: "Được sự đồng ý của các cơ quan chức năng cấp tỉnh, UBND huyện đã mở rộng cửa hang động Bo Cúng, đầu tư 100 triệu đồng lắp đặt máy thủy điện nhỏ ở suối Xia để đưa điện vào hang, cung cấp ánh sáng phục vụ du khách mỗi khi tham quan, khám phá được thuận lợi. Bên cạnh đó, đồng bào ở địa phương đã tình nguyện san lấp, mở rộng tuyến đường từ đường nối các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa vào tận cửa hang Bo Cúng và làm chiếc cầu khỉ bằng gỗ bắc qua suối Xia để du khách đi lại thuận tiện, dễ dàng".
Hiện UBND huyện Quan Sơn cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi, chào mời các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến đầu tư, phát triển dịch vụ du lịch tại khu vực hang động Bo Cúng, để nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách...
< Du khách có thể rửa mặt, uống nước tại các mó nước trong vắt, mát lành trong hang động.
Với đường giao thông đi lại thuận tiện, hang động Bo Cúng chỉ cách quốc lộ 217 khoảng 6km, nằm trên tuyến đường nối các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa mà Chính phủ đang đầu tư xây dựng hiện đại.
Dọc tuyến quốc lộ 217 ở Quan Sơn, ngoài điểm tham quan hang động Bo Cúng, du khách có thể tham quan danh thắng cầu Phà Lò - nơi dân quân địa phương bắn rơi máy bay Mỹ ngày 16-7-1966; thăm động Nang Non, cửa khẩu quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi; dâng hương tưởng niệm Tư Mã Hai Đào - vị tướng tài thế kỷ XVIII đã có công trấn giữ, bảo vệ vùng biên cương phía tây Thanh Hóa tại đền thờ ông ở bản Chanh (xã Sơn Thủy).
Ngoài ra, đến đây, du khách còn được thưởng thức những điệu múa, điệu khặp, khua luống, cồng chiêng và các món ăn đặc sản mang hương vị núi rừng của đồng bào dân tộc Thái địa phương.
Du lịch, GO! - Theo TTO
^ < Cửa hang động Bo Cúng ở bản Chanh, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) rất rộng rãi, thuận lợi cho du khách ra vào an toàn.
Đây là một trong những điểm đến du lịch sinh thái, khám phá hang động hấp dẫn nhất xứ Thanh hiện nay.
Một hang động kỳ vĩ
Theo người dân địa phương, năm 2008, bà con bản Chanh tình cờ phát hiện hang động Bo Cúng khi đi tìm một con dê lạc đàn trên núi. Nghe tiếng dê kêu trong hốc đá, những người đàn ông trong bản đốt đuốc chui vào thì thấy một hang động rất rộng với nhiều nhũ thạch hình thù sinh động và rất đẹp.
< Chiếc cầu khỉ bắc qua suối Xia trên đường vào hang động Bo Cúng ở bản Chanh, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).
Càng đi sâu, hang càng dài hun hút, rộng mênh mông. Đặc biệt, trong hang có nhiều mó nước (vũng nước) trong vắt, tinh khiết và có cả tôm sinh sống. Vì vậy, đồng bào dân tộc Thái nơi đây đã đặt tên cho hang này là Bo Cúng (tiếng dân tộc Thái có nghĩa là mó tôm). Khách tham quan có thể dùng nước rửa mặt và uống.
Hang động Bo Cúng dài khoảng gần 1km, nhiều ngách hang chưa khám phá hết. Chiều rộng của hang động này dao động từ 20-50m. Trong hang có rất nhiều nhũ đá đủ màu sắc, kích thước và hình dạng khác nhau, nhiều cột nhũ giống tượng phật, cột chống trời, chim đại bàng; hay những chùm đèn trong các tòa lâu đài tráng lệ, suối tóc của cô gái uốn lượn ôm eo, dài đến gót...
Dọc lối đi trong hang, dưới nền đất còn có một bãi đá nhỏ, các viên đá tròn như những viên bi rải đều khắp nơi. Phía dưới bãi đá là các thửa có bờ, trông giống như những thửa ruộng bậc thang của đồng bào Thái.
Kêu gọi đầu tư phát triển du lịch
< Những nhũ đá với nhiều hình thù rất đẹp trong hang động.
Ngay sau khi người dân địa phương phát hiện hệ thống hang động Bo Cúng, UBND huyện Quan Sơn đã triển khai phương án bảo vệ nguyên trạng, cấm mọi hình thức xâm hại đến hang động này. Năm 2009, UBND huyện làm hồ sơ gửi cơ quan chức năng và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận hang động Bo Cúng ở bản Chanh là danh lam - thắng cảnh cấp tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Quan Sơn xây dựng khu hang động này trở thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn.
Bà Lương Thị Ngoan - phó chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, cho biết: "Được sự đồng ý của các cơ quan chức năng cấp tỉnh, UBND huyện đã mở rộng cửa hang động Bo Cúng, đầu tư 100 triệu đồng lắp đặt máy thủy điện nhỏ ở suối Xia để đưa điện vào hang, cung cấp ánh sáng phục vụ du khách mỗi khi tham quan, khám phá được thuận lợi. Bên cạnh đó, đồng bào ở địa phương đã tình nguyện san lấp, mở rộng tuyến đường từ đường nối các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa vào tận cửa hang Bo Cúng và làm chiếc cầu khỉ bằng gỗ bắc qua suối Xia để du khách đi lại thuận tiện, dễ dàng".
Hiện UBND huyện Quan Sơn cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi, chào mời các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến đầu tư, phát triển dịch vụ du lịch tại khu vực hang động Bo Cúng, để nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách...
< Du khách có thể rửa mặt, uống nước tại các mó nước trong vắt, mát lành trong hang động.
Với đường giao thông đi lại thuận tiện, hang động Bo Cúng chỉ cách quốc lộ 217 khoảng 6km, nằm trên tuyến đường nối các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa mà Chính phủ đang đầu tư xây dựng hiện đại.
Dọc tuyến quốc lộ 217 ở Quan Sơn, ngoài điểm tham quan hang động Bo Cúng, du khách có thể tham quan danh thắng cầu Phà Lò - nơi dân quân địa phương bắn rơi máy bay Mỹ ngày 16-7-1966; thăm động Nang Non, cửa khẩu quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi; dâng hương tưởng niệm Tư Mã Hai Đào - vị tướng tài thế kỷ XVIII đã có công trấn giữ, bảo vệ vùng biên cương phía tây Thanh Hóa tại đền thờ ông ở bản Chanh (xã Sơn Thủy).
Ngoài ra, đến đây, du khách còn được thưởng thức những điệu múa, điệu khặp, khua luống, cồng chiêng và các món ăn đặc sản mang hương vị núi rừng của đồng bào dân tộc Thái địa phương.
Du lịch, GO! - Theo TTO
0 nhận xét :
Đăng nhận xét