Ngoài việc hóa giải căn bệnh “chồng ngồi, vợ buồn” thì “tứn khửn” - loại biệt dược của người Mông ở miền sơn cước Sơn La có thêm một công năng nữa là điều trị bệnh hiếm muộn...
Người Mông ở vùng đại ngàn Pà Cạch âm u hiểm trở ấy mến khách lắm, khách tới nhà là rượu rót tràn bát sứ, ai nấy uống say mèm mới thôi. Nhà nào cũng sở hữu tới cả chục vò rượu được ngâm với các loại thuốc quý lấy từ đại ngàn sâu thẳm với nhiều công dụng khác nhau.
Loại thì uống vào sẽ tiêu tan mỏi mệt, giá rét, loại thì tiêu diệt căn bệnh đau xương mỏi khớp, giúp dồi dào sinh lực. Nhưng quý và hiếm nhất phải kể tới rượu thuốc “tứn khửn” – được bà con nơi đây ưu ái gọi là loại rượu “chồng uống, vợ cười tươi”…
Thuốc quý từ rừng già
Vùng đất phía tây của tỉnh Sơn La, có những cung đường dốc dựng đứng, cua tay áo và những vực sâu luôn túc trực để lấy mạng sống của những kẻ xấu số. Đường vào xã Mường Lạn (huyện Sốp Cộp) giờ vẫn lổn nhổn đá hộc và bụi bay mù trời. Sau cả ngày trời vượt đường trường, chúng tôi mới đến được Mường Lạn.
Thượng úy Trần Viết Nam - bác sĩ quân y của Đồn Biên phòng 453, người đã có gần 20 năm gắn bó với vùng biên ải này, khi nghe nhắc đến những thứ biệt dược của bà con nơi đây đã tỏ ra rất hứng thú. Vốn là bác sĩ quân y được đào tạo bài bản trong quân đội nên anh chủ yếu chữa bệnh cho các chiến sĩ dựa trên cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, từ ngày vào Đồn Biên phòng 453 đóng ở Mường Lạn công tác, suy nghĩ đó của anh đã thay đổi. Sau nhiều lần vào bản thăm, khám chữa bệnh giúp bà con, anh đã được người dân nơi đây dạy lại cách chữa bệnh bằng lá thuốc.
“Trong vô số bài thuốc Nam nơi đây, có những bài rất công dụng như chữa sỏi thận, dạ dày. Rất nhiều chiến sĩ trong đồn bị bệnh nặng đã được bà con chữa khỏi bệnh bằng thuốc Nam. Còn một loài biệt dược đặc biệt quý hiếm dành cho phái mạnh mà chỉ ở rừng nơi đây mới có mang tên “tứn khửn”, nghĩa là “dựng lên” - thượng úy Nam kể.
Năm nào cũng vậy, mỗi khi cơn gió lạnh thấu xương ào tới rồi vội đi - tín hiệu báo một mùa đông khắc nghiệt sắp về, cũng là lúc cánh đàn ông người Mông ở bản Pu Hao (xã Mường Lạn) nai nịt gọn ghẽ và mang theo cơm nắm, dao quắm, thịt rừng khô để bắt đầu bước vào “cuộc chiến” giành thuốc quý ở sâu thẳm rừng già Pà Cạch.
Chậm chân là về tay trắng
Ông Giàng Dua Dê - Bí thư Chi bộ bản Pu Hao cũng là người được các cụ truyền lại cho nhiều bài thuốc quý. Lần đầu gặp ông Dê, sẽ rất khó đoán tuổi. Năm nay ông đã có cháu nội, cháu ngoại đề huề rồi nhưng nom ông còn tráng kiện lắm. Dáng ông thấp đậm, vững chãi và đen chắc như cây nghiến, cây lim ở trên rừng vậy. Giọng ông Dê sang sảng như chuông đánh buổi sớm. Rượu thì ông Bí thư ấy uống cả hũ mà không say. Khi chúng tôi hỏi về bài thuốc “tứn khửn” đặc biệt trân quý này, ông Dê cứ tủm tỉm cười và đưa ánh nhìn đầy ẩn ý về phía chúng tôi: “Ấy dà, nhà báo cũng quan tâm đến món biệt dược này của người Mông cơ à?”.
Theo ông Dê, sở dĩ bà con dân bản nơi đây gọi những buổi đi hái thuốc là “cuộc chiến” vì cây thuốc quý có tên Chí Chiền Chùa để chưng cất loại rượu quý “tứn khửn” cũng chính là loại thức ăn vô cùng khoái khẩu của đám thú rừng trong rừng già Pà Cạch. Chí Chiền Chùa là loại cây tự mọc trong rừng, rất sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời. Cây này củ mọc dưới đất, lá nhỏ, màu xanh nhạt, dây và lá bò lan khắp mặt đất, quả chín có màu đỏ trắng, trông rất đẹp mắt và quả bao giờ cũng chĩa thẳng đứng lên trời.
Ông Dê tâm sự, quả Chí Chiền Chùa khi chín có mùi thơm cay rất đặc trưng, hương bay xa hàng chục mét. Đến đầu mùa đông, khoảng tháng 11 dương lịch, là quả bắt đầu chín. Đây cũng là lúc cánh đàn ông ở bản phải khẩn trương vào rừng thu hái ngay bởi lúc này sắp vào mùa sinh sản của sóc và cầy hương, nên mỗi khi quả chín là từng đàn sóc, cầy lại tấp nập kéo nhau ra tìm ăn quả này để tăng cường “công năng” duy trì nòi giống của chúng(!?).
Chính vì vậy “cuộc chiến” giành thuốc quý giữa con người và thú hoang luôn diễn ra vô cùng khẩn trương, phải tranh thủ từng giây, từng phút bởi lẽ kẻ chậm chân thường ra về tay trắng. Có nhiều người trong bản cất công vào rừng tìm quả mà đã 3 mùa về tay không bởi lẽ sóc cầy trong rừng Pà Cạch nhiều vô kể, quả Chí Chiền Chùa mà chín thì 1 - 2 ngày sau là chúng ăn hết sạch…
Theo ông Dê, nếu người đàn ông nào yếu “cái món đó”, lấy vợ đã lâu không có con thì mỗi tối trước khi đi ngủ uống một chén nhỏ tứn khửn và uống liền trong một tháng thì “đâu sẽ có đó” ngay.
Thơm, mát, bổ...
Người Mông hiếu khách lắm, ai đến nhà là họ mời rượu nhắm với thịt rừng treo gác bếp. Biết mục đích chuyến thăm của chúng tôi, ông Giàng Dua Dê lặng lẽ vào góc nhà tối như hũ nút rồi khệ nệ bê ra 1 bình rượu. Bên trong bình có những lát củ rừng màu đen óng, rượu đã ngả màu nhờ nhờ như nước canh hến.
“Muốn biết bài thuốc “tứn khửn” hiệu nghiệm đến đâu, nhà báo cứ thử một chén khắc biết” - ông Dê vừa mở cái nút bình ra, mùi thơm cay sực nức lập tức bay khắp căn nhà sàn. Ông rót rượu ra bát rồi đưa cho người ngồi gần ông nhất thưởng thức. Như thường lệ, đến nhà bà con dân tộc Mông, bao giờ rượu cũng được rót đầy bát và khách phải uống cạn mới coi là “thật cái bụng” với gia chủ. Tuy nhiên, lần này tôi thấy ông Dê chỉ rót được chút rượu, đủ láng cái đáy bát rồi đưa cho khách.
Khi đã uống xoay vòng được 1 lượt, ông Dê mới khề khà bảo: “Cái thứ thơm, ngon, mát, bổ… này là thần dược cho đàn ông đấy. Hôm nay chỉ mời nhà báo thưởng thức cho biết thôi. Chứ uống nhiều vào là gay go đấy…”.
Điều này được thiếu úy Mùa Láo Táng ở Trạm Biên phòng Pu Hao giải thích: Anh em đi làm công tác dân vận, khi bà con rót rượu “tứn khửn” ra, ai cũng từ chối, vì cái món đó khi đã uống thì dương khí rất sung, phải có “âm” bên cạnh mới hài hòa được.
Hóa ra ông Dê không rót đầy bát cũng có cái lý của mình. Tuy chúng tôi là khách quý, vậy mà mỗi người chỉ được nhấp tý rượu, chỉ đủ ngấm đầu lưỡi. Một lát sau tôi đã thấy tim đập nhanh, người rạo rực, toàn thân nóng sừng sực…
Thấy công dụng kỳ diệu của rượu tứn khửn, tôi hỏi cặn kẽ về mấy loại củ cắt lát ngâm trong bình, ông Dê chỉ cười tủm tỉm rồi nói đó là loại củ thuốc bắt buộc phải ngâm cùng quả Chí Chiền Chùa, nhưng củ của cây gì thì ông không thể nói bởi đó là bí mật tổ truyền phải giấu kín.
Không lo hiếm muộn?
Ông Dê kể, cánh đàn ông ở bản không phải ai cũng biết đến thứ biệt dược này. Trong mấy chục nóc nhà của người Mông ở bản Pu Hao (Sốp Lộp, Sơn La), chỉ có vài người biết thôi, đa phần là các cụ già. Loại rượu thuốc này quý và hiếm bởi kiếm được cây thuốc đã khó nhưng nếu phối chế không đủ vị và đúng quy cách thì cũng chẳng có công dụng gì.
Khi kiếm đủ số quả Chí Chiền Chùa lập tức mang về cho vào ống tre bịt kín, đun cách thủy 1 đêm rồi cho ngay một số vị thuốc khác vào bình, đổ rượu ngập thuốc, hạ thổ suốt 1 năm, khi đào lên phải làm mâm cơm thắp hương bái tổ tiên, rót đầy 1 bát tứn khửn để trên ban thờ, làm lễ xong lại rót vào bình, kể từ lúc đó mới được phép uống loại rượu này.
Biết ông Dê có rượu quý, nhiều người từ nơi xa đến tìm mua, họ trả giá rất cao nhưng ông Dê không bán. Theo ông Dê, ngoài việc tiêu diệt căn bệnh “chồng ngồi, vợ buồn” thì rượu tứn khửn có thêm một công năng nữa là điều trị bệnh hiếm muộn. Nếu trong bản, trong dòng tộc có người đàn ông nào yếu “cái món đó”, lấy vợ đã lâu không có con thì mỗi tối trước khi đi ngủ uống một chén nhỏ, uống liền trong một tháng thì “đâu sẽ có đó” ngay (!?).
Rất hồ hởi, ông Dê khoe rằng, nếu nhà báo không tin, cứ đi khắp bản tìm hiểu xem tộc họ Giàng có đúng là đều đã có con cái đề huề, chẳng có nhà nào buồn phiền vì chậm sinh con cả. Đám thanh niên mới lớn trong bản nhiều khi cũng đến nhà xin ông đôi chén. Trước khi rót rượu cho đám trai trẻ, bao giờ ông cũng phải pha loại rượu này với một vị thuốc “hãm” khác. Bởi lẽ ông Dê ý thức rằng, đám thanh niên mới lớn kia còn chưa lấy vợ, sau khi uống rượu “tứn khửn” nguyên chất xong, đi chơi lung tung dễ gây họa...
“Tứn khửn” gồm 3 loại cây, rất khó kiếm. "Chí Chiền Chùa" thuộc họ dây leo và có quả, sống dựa vào những cây cổ thụ. Đây là loại cây tự mọc trong rừng, rất khó trồng. Cây chỉ mọc trong rừng sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời - Từ rễ đến thân cây và quả đều có công dụng rất tốt. Thứ 2 là cây “cua chừ ma” - loại dây bò dưới dất dài khoảng 3m. Còn một vị thuốc nữa rất tốt là loại “tứn khửn”, giống như cây ráy nhưng lá chỉ cao khoảng 15-20cm. Thứ này chỉ lấy củ mang về thái nhỏ rồi phơi khô cho ngâm rượu.
Nếu kết hợp cả 3 loại này mà ngâm rượu coi như đã hội tụ đủ bài “thập toàn đại bổ”. Ở bản Pu Hao không phải nhà ai cũng có được bình rượu của 3 vị thuốc quý đó. Bởi lẽ, ai gặp loại cây này cũng đào tận gốc, trốc tận rễ. Hơn nữa, nguy cơ tiệt chủng của các giống cây thuốc quý đó còn bởi loài sóc và cầy hương cũng coi đây là món khoái khẩu khi đến mùa sinh sản.
Du lịch, GO! - Theo Danviet, internet
Người Mông ở vùng đại ngàn Pà Cạch âm u hiểm trở ấy mến khách lắm, khách tới nhà là rượu rót tràn bát sứ, ai nấy uống say mèm mới thôi. Nhà nào cũng sở hữu tới cả chục vò rượu được ngâm với các loại thuốc quý lấy từ đại ngàn sâu thẳm với nhiều công dụng khác nhau.
Loại thì uống vào sẽ tiêu tan mỏi mệt, giá rét, loại thì tiêu diệt căn bệnh đau xương mỏi khớp, giúp dồi dào sinh lực. Nhưng quý và hiếm nhất phải kể tới rượu thuốc “tứn khửn” – được bà con nơi đây ưu ái gọi là loại rượu “chồng uống, vợ cười tươi”…
Thuốc quý từ rừng già
Vùng đất phía tây của tỉnh Sơn La, có những cung đường dốc dựng đứng, cua tay áo và những vực sâu luôn túc trực để lấy mạng sống của những kẻ xấu số. Đường vào xã Mường Lạn (huyện Sốp Cộp) giờ vẫn lổn nhổn đá hộc và bụi bay mù trời. Sau cả ngày trời vượt đường trường, chúng tôi mới đến được Mường Lạn.
Thượng úy Trần Viết Nam - bác sĩ quân y của Đồn Biên phòng 453, người đã có gần 20 năm gắn bó với vùng biên ải này, khi nghe nhắc đến những thứ biệt dược của bà con nơi đây đã tỏ ra rất hứng thú. Vốn là bác sĩ quân y được đào tạo bài bản trong quân đội nên anh chủ yếu chữa bệnh cho các chiến sĩ dựa trên cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, từ ngày vào Đồn Biên phòng 453 đóng ở Mường Lạn công tác, suy nghĩ đó của anh đã thay đổi. Sau nhiều lần vào bản thăm, khám chữa bệnh giúp bà con, anh đã được người dân nơi đây dạy lại cách chữa bệnh bằng lá thuốc.
“Trong vô số bài thuốc Nam nơi đây, có những bài rất công dụng như chữa sỏi thận, dạ dày. Rất nhiều chiến sĩ trong đồn bị bệnh nặng đã được bà con chữa khỏi bệnh bằng thuốc Nam. Còn một loài biệt dược đặc biệt quý hiếm dành cho phái mạnh mà chỉ ở rừng nơi đây mới có mang tên “tứn khửn”, nghĩa là “dựng lên” - thượng úy Nam kể.
Năm nào cũng vậy, mỗi khi cơn gió lạnh thấu xương ào tới rồi vội đi - tín hiệu báo một mùa đông khắc nghiệt sắp về, cũng là lúc cánh đàn ông người Mông ở bản Pu Hao (xã Mường Lạn) nai nịt gọn ghẽ và mang theo cơm nắm, dao quắm, thịt rừng khô để bắt đầu bước vào “cuộc chiến” giành thuốc quý ở sâu thẳm rừng già Pà Cạch.
Chậm chân là về tay trắng
Ông Giàng Dua Dê - Bí thư Chi bộ bản Pu Hao cũng là người được các cụ truyền lại cho nhiều bài thuốc quý. Lần đầu gặp ông Dê, sẽ rất khó đoán tuổi. Năm nay ông đã có cháu nội, cháu ngoại đề huề rồi nhưng nom ông còn tráng kiện lắm. Dáng ông thấp đậm, vững chãi và đen chắc như cây nghiến, cây lim ở trên rừng vậy. Giọng ông Dê sang sảng như chuông đánh buổi sớm. Rượu thì ông Bí thư ấy uống cả hũ mà không say. Khi chúng tôi hỏi về bài thuốc “tứn khửn” đặc biệt trân quý này, ông Dê cứ tủm tỉm cười và đưa ánh nhìn đầy ẩn ý về phía chúng tôi: “Ấy dà, nhà báo cũng quan tâm đến món biệt dược này của người Mông cơ à?”.
Theo ông Dê, sở dĩ bà con dân bản nơi đây gọi những buổi đi hái thuốc là “cuộc chiến” vì cây thuốc quý có tên Chí Chiền Chùa để chưng cất loại rượu quý “tứn khửn” cũng chính là loại thức ăn vô cùng khoái khẩu của đám thú rừng trong rừng già Pà Cạch. Chí Chiền Chùa là loại cây tự mọc trong rừng, rất sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời. Cây này củ mọc dưới đất, lá nhỏ, màu xanh nhạt, dây và lá bò lan khắp mặt đất, quả chín có màu đỏ trắng, trông rất đẹp mắt và quả bao giờ cũng chĩa thẳng đứng lên trời.
Ông Dê tâm sự, quả Chí Chiền Chùa khi chín có mùi thơm cay rất đặc trưng, hương bay xa hàng chục mét. Đến đầu mùa đông, khoảng tháng 11 dương lịch, là quả bắt đầu chín. Đây cũng là lúc cánh đàn ông ở bản phải khẩn trương vào rừng thu hái ngay bởi lúc này sắp vào mùa sinh sản của sóc và cầy hương, nên mỗi khi quả chín là từng đàn sóc, cầy lại tấp nập kéo nhau ra tìm ăn quả này để tăng cường “công năng” duy trì nòi giống của chúng(!?).
Chính vì vậy “cuộc chiến” giành thuốc quý giữa con người và thú hoang luôn diễn ra vô cùng khẩn trương, phải tranh thủ từng giây, từng phút bởi lẽ kẻ chậm chân thường ra về tay trắng. Có nhiều người trong bản cất công vào rừng tìm quả mà đã 3 mùa về tay không bởi lẽ sóc cầy trong rừng Pà Cạch nhiều vô kể, quả Chí Chiền Chùa mà chín thì 1 - 2 ngày sau là chúng ăn hết sạch…
Theo ông Dê, nếu người đàn ông nào yếu “cái món đó”, lấy vợ đã lâu không có con thì mỗi tối trước khi đi ngủ uống một chén nhỏ tứn khửn và uống liền trong một tháng thì “đâu sẽ có đó” ngay.
Thơm, mát, bổ...
Người Mông hiếu khách lắm, ai đến nhà là họ mời rượu nhắm với thịt rừng treo gác bếp. Biết mục đích chuyến thăm của chúng tôi, ông Giàng Dua Dê lặng lẽ vào góc nhà tối như hũ nút rồi khệ nệ bê ra 1 bình rượu. Bên trong bình có những lát củ rừng màu đen óng, rượu đã ngả màu nhờ nhờ như nước canh hến.
“Muốn biết bài thuốc “tứn khửn” hiệu nghiệm đến đâu, nhà báo cứ thử một chén khắc biết” - ông Dê vừa mở cái nút bình ra, mùi thơm cay sực nức lập tức bay khắp căn nhà sàn. Ông rót rượu ra bát rồi đưa cho người ngồi gần ông nhất thưởng thức. Như thường lệ, đến nhà bà con dân tộc Mông, bao giờ rượu cũng được rót đầy bát và khách phải uống cạn mới coi là “thật cái bụng” với gia chủ. Tuy nhiên, lần này tôi thấy ông Dê chỉ rót được chút rượu, đủ láng cái đáy bát rồi đưa cho khách.
Khi đã uống xoay vòng được 1 lượt, ông Dê mới khề khà bảo: “Cái thứ thơm, ngon, mát, bổ… này là thần dược cho đàn ông đấy. Hôm nay chỉ mời nhà báo thưởng thức cho biết thôi. Chứ uống nhiều vào là gay go đấy…”.
Điều này được thiếu úy Mùa Láo Táng ở Trạm Biên phòng Pu Hao giải thích: Anh em đi làm công tác dân vận, khi bà con rót rượu “tứn khửn” ra, ai cũng từ chối, vì cái món đó khi đã uống thì dương khí rất sung, phải có “âm” bên cạnh mới hài hòa được.
Hóa ra ông Dê không rót đầy bát cũng có cái lý của mình. Tuy chúng tôi là khách quý, vậy mà mỗi người chỉ được nhấp tý rượu, chỉ đủ ngấm đầu lưỡi. Một lát sau tôi đã thấy tim đập nhanh, người rạo rực, toàn thân nóng sừng sực…
Thấy công dụng kỳ diệu của rượu tứn khửn, tôi hỏi cặn kẽ về mấy loại củ cắt lát ngâm trong bình, ông Dê chỉ cười tủm tỉm rồi nói đó là loại củ thuốc bắt buộc phải ngâm cùng quả Chí Chiền Chùa, nhưng củ của cây gì thì ông không thể nói bởi đó là bí mật tổ truyền phải giấu kín.
Không lo hiếm muộn?
Ông Dê kể, cánh đàn ông ở bản không phải ai cũng biết đến thứ biệt dược này. Trong mấy chục nóc nhà của người Mông ở bản Pu Hao (Sốp Lộp, Sơn La), chỉ có vài người biết thôi, đa phần là các cụ già. Loại rượu thuốc này quý và hiếm bởi kiếm được cây thuốc đã khó nhưng nếu phối chế không đủ vị và đúng quy cách thì cũng chẳng có công dụng gì.
Khi kiếm đủ số quả Chí Chiền Chùa lập tức mang về cho vào ống tre bịt kín, đun cách thủy 1 đêm rồi cho ngay một số vị thuốc khác vào bình, đổ rượu ngập thuốc, hạ thổ suốt 1 năm, khi đào lên phải làm mâm cơm thắp hương bái tổ tiên, rót đầy 1 bát tứn khửn để trên ban thờ, làm lễ xong lại rót vào bình, kể từ lúc đó mới được phép uống loại rượu này.
Biết ông Dê có rượu quý, nhiều người từ nơi xa đến tìm mua, họ trả giá rất cao nhưng ông Dê không bán. Theo ông Dê, ngoài việc tiêu diệt căn bệnh “chồng ngồi, vợ buồn” thì rượu tứn khửn có thêm một công năng nữa là điều trị bệnh hiếm muộn. Nếu trong bản, trong dòng tộc có người đàn ông nào yếu “cái món đó”, lấy vợ đã lâu không có con thì mỗi tối trước khi đi ngủ uống một chén nhỏ, uống liền trong một tháng thì “đâu sẽ có đó” ngay (!?).
Rất hồ hởi, ông Dê khoe rằng, nếu nhà báo không tin, cứ đi khắp bản tìm hiểu xem tộc họ Giàng có đúng là đều đã có con cái đề huề, chẳng có nhà nào buồn phiền vì chậm sinh con cả. Đám thanh niên mới lớn trong bản nhiều khi cũng đến nhà xin ông đôi chén. Trước khi rót rượu cho đám trai trẻ, bao giờ ông cũng phải pha loại rượu này với một vị thuốc “hãm” khác. Bởi lẽ ông Dê ý thức rằng, đám thanh niên mới lớn kia còn chưa lấy vợ, sau khi uống rượu “tứn khửn” nguyên chất xong, đi chơi lung tung dễ gây họa...
“Tứn khửn” gồm 3 loại cây, rất khó kiếm. "Chí Chiền Chùa" thuộc họ dây leo và có quả, sống dựa vào những cây cổ thụ. Đây là loại cây tự mọc trong rừng, rất khó trồng. Cây chỉ mọc trong rừng sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời - Từ rễ đến thân cây và quả đều có công dụng rất tốt. Thứ 2 là cây “cua chừ ma” - loại dây bò dưới dất dài khoảng 3m. Còn một vị thuốc nữa rất tốt là loại “tứn khửn”, giống như cây ráy nhưng lá chỉ cao khoảng 15-20cm. Thứ này chỉ lấy củ mang về thái nhỏ rồi phơi khô cho ngâm rượu.
Nếu kết hợp cả 3 loại này mà ngâm rượu coi như đã hội tụ đủ bài “thập toàn đại bổ”. Ở bản Pu Hao không phải nhà ai cũng có được bình rượu của 3 vị thuốc quý đó. Bởi lẽ, ai gặp loại cây này cũng đào tận gốc, trốc tận rễ. Hơn nữa, nguy cơ tiệt chủng của các giống cây thuốc quý đó còn bởi loài sóc và cầy hương cũng coi đây là món khoái khẩu khi đến mùa sinh sản.
Du lịch, GO! - Theo Danviet, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét