(Tiếp theo)
Sáng hôm sau, nhẫn nha chả đây sớm làm gì vì nhìn qua cửa số thấy âm u, không thể có buổi bình minh đẹp để chụp ảnh tốt được. Nướng đến 6h30, bọn mình ra khỏi phòng hít thở luồng không khí sáng của phố núi.
Chiếc Win vẫn ngoan ngoãn đậu ngoài sân do Thạnh Mỹ xa lạ với nạn trộm cắp, điều này khá tuyệt với một thị trấn chưa giàu.
< QL14 đoạn chạy ngang thị trấn Thạnh Mỹ: sáng trời còn mù sương...
Lên xe, chạy một đoạn ngắn hướng về phía Bắc cốt ý tìm buổi điểm tâm sáng: bọn mình vào một quán phở mé phải QL14. Quán rất sạch, các ống nhựa đựng đũa và muỗng đều nằm trong các cặp lồng nhựa, nắp đậy kín. Tô sành kiểu trắng phau, không một vết bợn - đúng là 'Bát sạch ngon cơm". Mà tô phở cũng ngon thật, lại chỉ giá 20k, cà phê thì kêu quán sân vườn gần đó: giá 7k, cũng đậm đà mùi vị Tây nguyên, thơm ngát.
< Tô phở buổi sáng giá 20k, rất sạch sẽ và ngon.
Ngồi tán chuyện bên ly cà phê với vài người dân địa phương, mình dò hỏi về thác Grăng tại Nam Giang nhưng không ai biết (chắc ai cũng lo làm ăn chứ không có thời gian đâu mà đi chơi). Đây là thác nước mà bọn mình dự định sẽ ghé lại chơi trên đường về Khâm Đức, dĩ nhiên sẽ được ngắm luôn thác Bà hoàng Mô Ních nằm ngay trên QL14.
< Trước nhà nghỉ Lâm Dũng, tối để xe từa lưa trong sân nhưng không mất mát gì. Nếu chạy thêm một đoạn nữa sẽ gặp nhiều nhà nghỉ khác nữa, đẹp hơn nhưng mức giá cũng chả cao (100k ~ 150k).
< Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Nam Giang - chạy ngang nghetiếng trống thùng thùng...
Trở về nhà nghỉ soạn hành lý, chạy ngang trường PT Dân tộc Nội trú Huyện Nam Giang nghe tiếng trống thùng thùng... Mong rằng các em sẽ học tập thật tốt để sau này giúp Thạnh Mỹ giàu đẹp hơn.
< Salon bằng gỗ để trong sân nhà nghỉ. Nặng chịch, đẹp - có lẽ cũng bộn tiền với người khoái đồ độc.
Xách hành lý ra xe, nhìn quanh quất chả thấy chủ nhà nghỉ ở đâu để trả phòng. May mà tấm bảng bên ngoài có số ĐTDĐ: vậy là gọi cho ông một phát. Chỉ vài phút sau là thấy ông về, trả CMND rồi vui vẻ chào tạm biệt. Thác ông biết, đúng như một ít thông tin nhỏ mà mình thấy trên net nhưng có thêm thông tin sẽ dễ tìm lối vào thác hơn.
< Con lươn trên QL14 chạy ngang thị trấn trồng đầy rau. Từng đoạn, từng khúc trông rất tươi tốt. Mà cũng ngộ, ở đây đất và rừng đầy dẫy, đâu thiếu chổ trồng trọt nhỉ?
< Giã từ Thạnh Mỹ, một phố núi bình yên...
Ghé cây xăng tại Thạnh Mỹ đổ thêm 1L, sâm sấp gần đầy tới nắp. Đây là đổ phòng hờ rủi có sự cố gì đó hay nổi hứng bất tử thì có xăng mà chạy. Win đầy bình, bọn mình có thể chạy đến Khâm Đức, chạy tiếp TL14E ra Tam Kỳ, trở về phía Nam đến Quãng Ngãi cũng OK.
< Đường vắng như bao cung đường vắng trên nẻo Trường Sơn.
Chuẩn bị đủ rồi thì lên đường. QL14 từ Thạnh Mỹ về Khâm Đức ít dốc cua hơn là đoạn đi A Sờ ngày hôm qua, ít hơn rất nhiều. Vả lại đoạn đường ngắn: chỉ tầm 15 cây số đi trong trời u u sương mù phủ núi thì chỉ một nhoáng là đến ngã 3 bến Giằng. Từ đây có 2 nhánh rẽ lớn: Một lên Tây Trường Sơn, qua nhiều rừng núi và bản làng, cuối cùng là cửa khẩu Đắc Ốc giáp giới Lào. Nhánh hai rẽ xuống phía Nam đi Khâm Đức.
< Thi thoảng lại bắt gặp vài cô gái dân tộc sải bước trên đường, chắc ra rẫy.
“Cổng Trời” là địa danh có ở nhiều nơi dọc Trường Sơn, chỗ cao nhất trên những con đường qua biên giới Lào - Việt. Nhưng “Cổng Trời” ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) lại hấp dẫn nhiều người quan tâm đến quá khứ bởi lẽ, những con đường đến đây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử - văn hoá của người Kinh lẫn người Cơ Tu, Giẻ Triêng trong lịch sử cận và hiện đại.
< Sương mù vẫn phủ quanh các đỉnh đồi và núi chung quanh.
Đường 13, nay là quốc lộ 14D kết thúc ở cửa khẩu Đắc Ốc trên độ cao 1.200 mét, sau khi vượt qua con đèo dài 20 km giữa những cánh rừng nguyên sinh ngút mắt. Người Pháp đã mở con đường 13 và lập ra căn cứ Bôt-xit (Đồn số 6) để khống chế cả vùng biên giới từ năm 1937.
< Độc hành...
Thời chống Mỹ, Bến Giằng là một trong số những “toạ độ chết”, do nằm ở vị trí quan trọng về mặt quân sự. Nắm rõ vị trí chiến lược này, B52 liên tục rải bom xuống khu vực này sau khi phát hiện ra đường Trường Sơn đã mở, nhằm chia cắt không cho quân và dân ta vận chuyển hàng hoá, lương thực, vũ khí phục vụ chiến trường.
< Cầu Pà Păng, ngắn thôi.
Chạy thêm cây số nữa lại gặp cầu Khe Trang.
Quân Mỹ đến Việt Nam đã tiếp tục sử dụng Bôt Xit làm bàn đạp và xây dựng thêm sân bay Chà Vàl gần đó, có thể sử dụng loại máy bay vận tải Dakota - C41 và trực thăng để thực hiện các cuộc hành quân chớp nhoáng đến vùng biên giới. Năm 1960, quân giải phóng đánh sập Bôt Xit và năm 1967 sân bay Chà Vàl bị tập kích và xoá sổ.
< ... rồi gặp biển báo ngã 3 đường Hồ Chí Minh - QL14D, sắp đến Bến Giằng rồi.
Năm 1973, Sư đoàn chủ lực 472 thuộc đường dây 559 của quân giải phóng mở tiếp con đường từ Dốc Thở đến Pà Rồng về hướng tây, nối Đông và Tây Trường Sơn với tỉnh Sê Công thuộc Nam Lào. Còn quân Mỹ đặt nhiều đồn bốt để kiểm soát và khống chế đường chiến lược Trường Sơn và vùng biên giới Hạ Lào.
Thế giằng co giữa một bên trang bị vũ khí hiện đại, bên kia là du kích quân: cuối cùng thì người Mỹ 'bỏ của chạy lấy người', huy động hàng chục trực thăng đổ xuống Coong Zêl bốc quân rút về xuôi.
< Ngã 3 Bến Giằng đây - người ta cũng gọi nơi này là "Cổng Trời" của Nam Giang, nơi hợp lưu của của dòng sông Bung và sông Thanh.
Những nhân vật như bà Zơ Thị Nhâm, thầy giáo Blup Dzứ trong quyển nhật ký Chu Cẩm Phong giờ vẫn còn sống ở làng Đắc Ốc, như những chứng nhân lịch sử một thời chiến tranh khốc liệt.
< Cổng huyện Nam Giang, cần đó là trung tâm hành chính huyện.
Ngày nay: khu kinh tế cửa khẩu đang chuẩn bị xây dựng. Một dự án khách sạn gần “Cổng Trời” nghe nói cũng đang được lên kế hoạch từ khi Đắc Ốc được nâng cấp thành cửa khẩu quốc gia. Riêng bọn mình thì nhắm tới thác: một cái thác mà chắc chả mấy dân Sài Thành được biết vì nó xa xôi, cách trở quá.
< Cây cầu De Lattre của hãng Effel được đưa từ Đà Nẵng lên cách đây hơn chục năm để thay cho bến phà.
Bắt đầu từ ngã ba Bến Giằng, làng Rô nổi tiếng trong thơ Tố Hữu trên đường Hồ Chí Minh là cây cầu De Lattre của hãng Effel được đưa từ Đà Nẵng lên cách đây hơn chục năm để thay cho bến phà cách trở.
Vậy nên có câu thơ:
Đường vùng cao đạp vai leo dốc
Tiếng sói tru đêm vọng âm hồn
Cọp gầm giữa cơn mê thảng thốt
Bên em K’ Tu ấm men nồng .
Nắng chang chang đường lên bến dốc
Qua sông Thanh nghiêng ngả thuyền cây
Ngẩng đầu mây và núi đá
Chân trần nát kiếp cỏ hoa.
< QL14D chạy theo dòng sông này khoản 5km thì tách rời.
Qua khỏi trung tâm hành chính của huyện mới Nam Giang, nếu tiếp tục đi theo đường 14D sẽ qua các xã Tà Bhing, Chà Vàl, Đắc Ốc, qua các căn cứ xây dựng trong hai cuộc chiến tranh như Dốc Thở, Bôt Xit, thôn Ving, sân bay Chà Vàl suốt chiều dài 74 cây số. Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh chạy dọc hai bên đường cùng những thác nước, con suối, cầu treo bên những xóm làng người dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng còn khá nguyên sơ.
< Cây cầu treo có cột cao vút phía trái đường QL14D dẫn vào một thôn bản, dường như là A Roong.
Bọn mình đến cầu Bến Giằng, ngay trước cầu là cái cổng lớn của huyện Nam Giang. Cạnh đó là nơi giao thủy của của dòng sông Bung và sông Thanh. Nước bên dưới không nhiều, đục ngầu một màu đỏ cam - màu đặc trưng đầy phù sa của vùng cao này.
< Nhà Truyền thống Nam Giang, mới và rộng với cái cổng màu cam. Xem ra người địa phương mình thích màu cam, màu của vùng đất mẹ.
Hệ thống sông Bung nằm phần lớn trên địa phận H. Nam Giang, mặc dù mới vào mùa khô này đã ít nước với hai bên bờ nhô lởm chởm đá to đá bé, nhưng hiện tại có tới 4 dự án nhà máy thủy điện đang triển khai xây dựng và thiết kế cơ sở gồm Sông Bung 4, Sông Bung 5, Sông Bung 6, Sông Bung 2; ngoài ra còn có 7 dự án nhỏ đang xây dựng, thiết kế cơ sở, lập DA đầu tư như Sông Bung 4A, Sông Bung 3A, Chà Vàl, Đăk Pring 1, 2, LaÊe...
< Đỉnh núi trông như một vết cắt của nhát dao khổng lồ. Nhưng bạn an tâm, đường tránh núi chứ không chạy lên đó đâu.
Các dự án thủy điện tại địa phương nhiều quá nên chính quyền địa phương và người dân rất lo lắng. Lo lắng thứ nhất, rừng phòng hộ sẽ bị mất nhiều hơn, rồi chuyện di dời giải tỏa, tái định cư. Lo lắng thứ hai, thủy điện nhiều sẽ làm thay đổi môi trường, sinh thái tại địa phương, hiện tại cũng chưa có một đánh giá nào về tác động của thủy điện đến vấn đề này cả.
< Nhà cửa thưa thớt, đôi khi lại chợt thấy chái nhà sàn của đồng bào dân tộc.
Cái nhãn tiền trước mắt là khi nguồn nước ngày càng cạn kiệt, thời gian qua nhánh sông Đăk Mi chảy từ H. Phước Sơn về ngã ba Bến Giằng nhập với dòng Vu Gia vẫn được người dân và dư luận đổi tên thành “dòng sông chết” vì con đập ngăn nước của nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 đã chặn dòng, chuyển nước về sông Trường, đổ về hệ thống sông Thu Bồn.
< Một nhóm người lớn lẫn trẻ con tò mò nhìn tụi mình chạy vô. Khi về sẽ ghé lại nơi này vì có quà.
Chuyện thủy điện gây thay đổi môi trường, thay đổi cuộc sống người dân, giết các dòng sông và thác... trước nay vẫn thế. Thêm điện cho quốc gia cũng tốt nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá.
< QL14D vẫn quanh co nhưng ít dốc. Nếu cứ chạy miết sẽ qua Lào luôn.
Qua cầu rồi là thấy ngay trung tâm hành chính huyện Nam Giang, từ đây còn đường mang tên là QL14D nối với đường Hồ Chí Minh, điểm cuối lý trình km 74,4 tại cửa khẩu Đắc ốc (huyện Nam Giang) ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam - Việt Nam với tỉnh Xê Kông - Lào.
< Thủy điện à? Đúng rồi, trong đó có các hàng trụ cao thế tua tủa...
< Tới rồi đây: ngã rẽ bên phải kìa!
Nhưng không vì chả thấy 'trạm kiểm lâm nào cả. Phía trước là cây cầu, mình chạy qua...
Trước đây muốn qua sông Thanh phải đi thuyền độc mộc của người bản địa, còn ngày nay tại đây có cầu Bến Giằng qua lại rất thuận lợi nhưng vẫn gợi lại những ký ức xưa ngọt ngào những mãnh liệt đối với những cựu chiến binh. Đường từ đây sẽ chạy kè theo nhánh sông khoảng 6km với nhiều đoạn trơ trọi đáy vì thiếu nước.
< Và chợt thấy "Kiểm lâm" mà các cô người Cơ Tu khi nãy vừa chỉ: Ban quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Sông Thanh.
Như lời chỉ trước của anh chủ nhà nghĩ tối qua: mình cứ chạy và chạy thẳng tìm một nhánh đường rẽ. Chợt thấy vài ba cô gái dân tộc bên cạnh đường, bọn mình dừng lại hỏi: "Thác trong này còn xa không cô?".
Chím chím cười e thẹn, cô đáp: "Khoảng... 10km nữa. Mà một ký lô mét là bao nhiêu cũng... hổng biết nữa". Hi hi, vui thiệt nghen. Cũng phải vì nếu không chạy xe thường, các cô cũng không biết một cây số nó xa bao nhiêu.
< Ngã 3 vào thác đây rồi, có 'người quản lý' đàng hoàng.
Nhưng cô này cũng gút lại: "Cứ chạy thẳng đến khi nào thấy trạm kiểm lâm là đến" - A ha, vậy cũng có được cái 'mốc' để mà dừng lại, không chạy huốt. Đường vẫn đều đều, quanh co vài đoạn với một ít dốc cao - hai bên lưa thưa nhà. Thi thoảng lại gặp một căn nhà sàn lợp lá theo kiểu nhà Tây nguyên với vài nhóm phụ nữ và trẻ con đang vui đùa trước hiên.
< Đường nhỏ dẫn vào thác. nhỏ thật nhưng có bảng hướng dẫn đường bộ đấy nhé: đường cong.
Đoán chừng khoảng dăm bảy cây số thì mình gặp cây cầu nhỏ, bảng tên cầu phai mờ nhìn không rõ, hình như ghi là "Cầu Ba Giang - Km 6 - 843" - qua cầu rồi thì nhìn thấy "kiểm lâm" mà các cô nói là "Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh". Bà xã vào trong nhưng chả có ai. Hỏi chị phụ nữ tình cờ bắt gặp ở nhà bên cạnh thì chị nói chạy thêm 100m nữa là thấy đường vào thác, vậy là lại đi.
< Không gian tĩnh mịch, sương mù âm u giữa cảnh rừng núi huyền hoặc...
Đúng là chỉ tầm 100m là thấy ngã 3 với lối rẽ phải tráng xi măng kéo dài hút tới phía trong, khuất sau rừng và núi. Gặp một cậu bé ngồi trên cột cây số, mình hỏi xem đúng đường vào thác không thì cậu bé gật đầu. Vậy là chạy vô - con đường bê tông nhỏ chỉ chừng 2 thước ngang nhưng có bảng chỉ dẫn đường bộ đàng hoàng ở các khúc quanh.
< Giữa cái không gian trầm lắng tuyệt vời ấy, bất chợt bọn mình nhận thấy một lối nhỏ có hàng tay vịn bên phải, đến nơi rồi.
Theo người dân tai đây: chỉ vài năm trước, đường vào phải vượt qua rẫy lúa, nương bắp, thậm chí có lúc ngang dọc qua suối. Thời ấy, đây là đoạn đường để lại dấu ấn nhiều nhất nơi du khách trong hành trình chinh phục tam thác Grăng bởi phải qua nhiều đoạn dốc, đường hẹp, ghềnh đá hiểm trở, vài đoạn phải qua những thân cây bắc qua suối làm cầu.
< Xe thì chỉ chạy được đến đây, còn bây giờ đến nhiệm vụ của cặp giò.
Mình dựng xe qua mép đường, hành lý mặc kệ vậy, chỉ đem theo cái túi xách nhỏ chứa máy ảnh và nước - Đi nào bà xã ơi!
Cực hơn nhưng du khách đến đây cũng không dễ bỏ cuộc khi trên đường vào thác đã được dân địa phương tạo sẵn những bộ ván dã chiến bằng thân cây, nhiều chiếc võng rừng bằng rễ cây tự nhiên làm những trạm nghỉ chân tiếp sức cho du khách. Có nhóm khách ngại lạc đường nên nhờ những đứa bé người Cơ Tu dẫn vào, những cô cậu bé ấy ngày xưa sẳn sàng giúp khách toại nguyện, xem như 'tiếp thị' với người phương xa một thắng cảnh quê nhà.
< Nhưng kề cận thác rồi mà sao không nghe tiếng thác đổ nhỉ?
Ai mà biết được với xe "lô ca chân" thì thác vẫn còn khá xa, lại quanh co ngoắc ngoéo...
Bây giờ thì đã có đường bê tông dẫn đến thác: dễ dàng tham quan hơn nhưng cũng làm giảm phần nào cảnh "băng rừng lội suối" đầy hưng phấn để đến một thiên đường. Nhưng đến phía trong thì sao? Mình sẽ thuật rõ trong phần sau về con thác tuyệt vời này.
Còn tiếp
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18
Sáng hôm sau, nhẫn nha chả đây sớm làm gì vì nhìn qua cửa số thấy âm u, không thể có buổi bình minh đẹp để chụp ảnh tốt được. Nướng đến 6h30, bọn mình ra khỏi phòng hít thở luồng không khí sáng của phố núi.
Chiếc Win vẫn ngoan ngoãn đậu ngoài sân do Thạnh Mỹ xa lạ với nạn trộm cắp, điều này khá tuyệt với một thị trấn chưa giàu.
< QL14 đoạn chạy ngang thị trấn Thạnh Mỹ: sáng trời còn mù sương...
Lên xe, chạy một đoạn ngắn hướng về phía Bắc cốt ý tìm buổi điểm tâm sáng: bọn mình vào một quán phở mé phải QL14. Quán rất sạch, các ống nhựa đựng đũa và muỗng đều nằm trong các cặp lồng nhựa, nắp đậy kín. Tô sành kiểu trắng phau, không một vết bợn - đúng là 'Bát sạch ngon cơm". Mà tô phở cũng ngon thật, lại chỉ giá 20k, cà phê thì kêu quán sân vườn gần đó: giá 7k, cũng đậm đà mùi vị Tây nguyên, thơm ngát.
< Tô phở buổi sáng giá 20k, rất sạch sẽ và ngon.
Ngồi tán chuyện bên ly cà phê với vài người dân địa phương, mình dò hỏi về thác Grăng tại Nam Giang nhưng không ai biết (chắc ai cũng lo làm ăn chứ không có thời gian đâu mà đi chơi). Đây là thác nước mà bọn mình dự định sẽ ghé lại chơi trên đường về Khâm Đức, dĩ nhiên sẽ được ngắm luôn thác Bà hoàng Mô Ních nằm ngay trên QL14.
< Trước nhà nghỉ Lâm Dũng, tối để xe từa lưa trong sân nhưng không mất mát gì. Nếu chạy thêm một đoạn nữa sẽ gặp nhiều nhà nghỉ khác nữa, đẹp hơn nhưng mức giá cũng chả cao (100k ~ 150k).
< Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Nam Giang - chạy ngang nghetiếng trống thùng thùng...
Trở về nhà nghỉ soạn hành lý, chạy ngang trường PT Dân tộc Nội trú Huyện Nam Giang nghe tiếng trống thùng thùng... Mong rằng các em sẽ học tập thật tốt để sau này giúp Thạnh Mỹ giàu đẹp hơn.
< Salon bằng gỗ để trong sân nhà nghỉ. Nặng chịch, đẹp - có lẽ cũng bộn tiền với người khoái đồ độc.
Xách hành lý ra xe, nhìn quanh quất chả thấy chủ nhà nghỉ ở đâu để trả phòng. May mà tấm bảng bên ngoài có số ĐTDĐ: vậy là gọi cho ông một phát. Chỉ vài phút sau là thấy ông về, trả CMND rồi vui vẻ chào tạm biệt. Thác ông biết, đúng như một ít thông tin nhỏ mà mình thấy trên net nhưng có thêm thông tin sẽ dễ tìm lối vào thác hơn.
< Con lươn trên QL14 chạy ngang thị trấn trồng đầy rau. Từng đoạn, từng khúc trông rất tươi tốt. Mà cũng ngộ, ở đây đất và rừng đầy dẫy, đâu thiếu chổ trồng trọt nhỉ?
< Giã từ Thạnh Mỹ, một phố núi bình yên...
Ghé cây xăng tại Thạnh Mỹ đổ thêm 1L, sâm sấp gần đầy tới nắp. Đây là đổ phòng hờ rủi có sự cố gì đó hay nổi hứng bất tử thì có xăng mà chạy. Win đầy bình, bọn mình có thể chạy đến Khâm Đức, chạy tiếp TL14E ra Tam Kỳ, trở về phía Nam đến Quãng Ngãi cũng OK.
< Đường vắng như bao cung đường vắng trên nẻo Trường Sơn.
Chuẩn bị đủ rồi thì lên đường. QL14 từ Thạnh Mỹ về Khâm Đức ít dốc cua hơn là đoạn đi A Sờ ngày hôm qua, ít hơn rất nhiều. Vả lại đoạn đường ngắn: chỉ tầm 15 cây số đi trong trời u u sương mù phủ núi thì chỉ một nhoáng là đến ngã 3 bến Giằng. Từ đây có 2 nhánh rẽ lớn: Một lên Tây Trường Sơn, qua nhiều rừng núi và bản làng, cuối cùng là cửa khẩu Đắc Ốc giáp giới Lào. Nhánh hai rẽ xuống phía Nam đi Khâm Đức.
< Thi thoảng lại bắt gặp vài cô gái dân tộc sải bước trên đường, chắc ra rẫy.
“Cổng Trời” là địa danh có ở nhiều nơi dọc Trường Sơn, chỗ cao nhất trên những con đường qua biên giới Lào - Việt. Nhưng “Cổng Trời” ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) lại hấp dẫn nhiều người quan tâm đến quá khứ bởi lẽ, những con đường đến đây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử - văn hoá của người Kinh lẫn người Cơ Tu, Giẻ Triêng trong lịch sử cận và hiện đại.
< Sương mù vẫn phủ quanh các đỉnh đồi và núi chung quanh.
Đường 13, nay là quốc lộ 14D kết thúc ở cửa khẩu Đắc Ốc trên độ cao 1.200 mét, sau khi vượt qua con đèo dài 20 km giữa những cánh rừng nguyên sinh ngút mắt. Người Pháp đã mở con đường 13 và lập ra căn cứ Bôt-xit (Đồn số 6) để khống chế cả vùng biên giới từ năm 1937.
< Độc hành...
Thời chống Mỹ, Bến Giằng là một trong số những “toạ độ chết”, do nằm ở vị trí quan trọng về mặt quân sự. Nắm rõ vị trí chiến lược này, B52 liên tục rải bom xuống khu vực này sau khi phát hiện ra đường Trường Sơn đã mở, nhằm chia cắt không cho quân và dân ta vận chuyển hàng hoá, lương thực, vũ khí phục vụ chiến trường.
< Cầu Pà Păng, ngắn thôi.
Chạy thêm cây số nữa lại gặp cầu Khe Trang.
Quân Mỹ đến Việt Nam đã tiếp tục sử dụng Bôt Xit làm bàn đạp và xây dựng thêm sân bay Chà Vàl gần đó, có thể sử dụng loại máy bay vận tải Dakota - C41 và trực thăng để thực hiện các cuộc hành quân chớp nhoáng đến vùng biên giới. Năm 1960, quân giải phóng đánh sập Bôt Xit và năm 1967 sân bay Chà Vàl bị tập kích và xoá sổ.
< ... rồi gặp biển báo ngã 3 đường Hồ Chí Minh - QL14D, sắp đến Bến Giằng rồi.
Năm 1973, Sư đoàn chủ lực 472 thuộc đường dây 559 của quân giải phóng mở tiếp con đường từ Dốc Thở đến Pà Rồng về hướng tây, nối Đông và Tây Trường Sơn với tỉnh Sê Công thuộc Nam Lào. Còn quân Mỹ đặt nhiều đồn bốt để kiểm soát và khống chế đường chiến lược Trường Sơn và vùng biên giới Hạ Lào.
Thế giằng co giữa một bên trang bị vũ khí hiện đại, bên kia là du kích quân: cuối cùng thì người Mỹ 'bỏ của chạy lấy người', huy động hàng chục trực thăng đổ xuống Coong Zêl bốc quân rút về xuôi.
< Ngã 3 Bến Giằng đây - người ta cũng gọi nơi này là "Cổng Trời" của Nam Giang, nơi hợp lưu của của dòng sông Bung và sông Thanh.
Những nhân vật như bà Zơ Thị Nhâm, thầy giáo Blup Dzứ trong quyển nhật ký Chu Cẩm Phong giờ vẫn còn sống ở làng Đắc Ốc, như những chứng nhân lịch sử một thời chiến tranh khốc liệt.
< Cổng huyện Nam Giang, cần đó là trung tâm hành chính huyện.
Ngày nay: khu kinh tế cửa khẩu đang chuẩn bị xây dựng. Một dự án khách sạn gần “Cổng Trời” nghe nói cũng đang được lên kế hoạch từ khi Đắc Ốc được nâng cấp thành cửa khẩu quốc gia. Riêng bọn mình thì nhắm tới thác: một cái thác mà chắc chả mấy dân Sài Thành được biết vì nó xa xôi, cách trở quá.
< Cây cầu De Lattre của hãng Effel được đưa từ Đà Nẵng lên cách đây hơn chục năm để thay cho bến phà.
Bắt đầu từ ngã ba Bến Giằng, làng Rô nổi tiếng trong thơ Tố Hữu trên đường Hồ Chí Minh là cây cầu De Lattre của hãng Effel được đưa từ Đà Nẵng lên cách đây hơn chục năm để thay cho bến phà cách trở.
Vậy nên có câu thơ:
Đường vùng cao đạp vai leo dốc
Tiếng sói tru đêm vọng âm hồn
Cọp gầm giữa cơn mê thảng thốt
Bên em K’ Tu ấm men nồng .
Nắng chang chang đường lên bến dốc
Qua sông Thanh nghiêng ngả thuyền cây
Ngẩng đầu mây và núi đá
Chân trần nát kiếp cỏ hoa.
< QL14D chạy theo dòng sông này khoản 5km thì tách rời.
Qua khỏi trung tâm hành chính của huyện mới Nam Giang, nếu tiếp tục đi theo đường 14D sẽ qua các xã Tà Bhing, Chà Vàl, Đắc Ốc, qua các căn cứ xây dựng trong hai cuộc chiến tranh như Dốc Thở, Bôt Xit, thôn Ving, sân bay Chà Vàl suốt chiều dài 74 cây số. Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh chạy dọc hai bên đường cùng những thác nước, con suối, cầu treo bên những xóm làng người dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng còn khá nguyên sơ.
< Cây cầu treo có cột cao vút phía trái đường QL14D dẫn vào một thôn bản, dường như là A Roong.
Bọn mình đến cầu Bến Giằng, ngay trước cầu là cái cổng lớn của huyện Nam Giang. Cạnh đó là nơi giao thủy của của dòng sông Bung và sông Thanh. Nước bên dưới không nhiều, đục ngầu một màu đỏ cam - màu đặc trưng đầy phù sa của vùng cao này.
< Nhà Truyền thống Nam Giang, mới và rộng với cái cổng màu cam. Xem ra người địa phương mình thích màu cam, màu của vùng đất mẹ.
Hệ thống sông Bung nằm phần lớn trên địa phận H. Nam Giang, mặc dù mới vào mùa khô này đã ít nước với hai bên bờ nhô lởm chởm đá to đá bé, nhưng hiện tại có tới 4 dự án nhà máy thủy điện đang triển khai xây dựng và thiết kế cơ sở gồm Sông Bung 4, Sông Bung 5, Sông Bung 6, Sông Bung 2; ngoài ra còn có 7 dự án nhỏ đang xây dựng, thiết kế cơ sở, lập DA đầu tư như Sông Bung 4A, Sông Bung 3A, Chà Vàl, Đăk Pring 1, 2, LaÊe...
< Đỉnh núi trông như một vết cắt của nhát dao khổng lồ. Nhưng bạn an tâm, đường tránh núi chứ không chạy lên đó đâu.
Các dự án thủy điện tại địa phương nhiều quá nên chính quyền địa phương và người dân rất lo lắng. Lo lắng thứ nhất, rừng phòng hộ sẽ bị mất nhiều hơn, rồi chuyện di dời giải tỏa, tái định cư. Lo lắng thứ hai, thủy điện nhiều sẽ làm thay đổi môi trường, sinh thái tại địa phương, hiện tại cũng chưa có một đánh giá nào về tác động của thủy điện đến vấn đề này cả.
< Nhà cửa thưa thớt, đôi khi lại chợt thấy chái nhà sàn của đồng bào dân tộc.
Cái nhãn tiền trước mắt là khi nguồn nước ngày càng cạn kiệt, thời gian qua nhánh sông Đăk Mi chảy từ H. Phước Sơn về ngã ba Bến Giằng nhập với dòng Vu Gia vẫn được người dân và dư luận đổi tên thành “dòng sông chết” vì con đập ngăn nước của nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 đã chặn dòng, chuyển nước về sông Trường, đổ về hệ thống sông Thu Bồn.
< Một nhóm người lớn lẫn trẻ con tò mò nhìn tụi mình chạy vô. Khi về sẽ ghé lại nơi này vì có quà.
Chuyện thủy điện gây thay đổi môi trường, thay đổi cuộc sống người dân, giết các dòng sông và thác... trước nay vẫn thế. Thêm điện cho quốc gia cũng tốt nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá.
< QL14D vẫn quanh co nhưng ít dốc. Nếu cứ chạy miết sẽ qua Lào luôn.
Qua cầu rồi là thấy ngay trung tâm hành chính huyện Nam Giang, từ đây còn đường mang tên là QL14D nối với đường Hồ Chí Minh, điểm cuối lý trình km 74,4 tại cửa khẩu Đắc ốc (huyện Nam Giang) ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam - Việt Nam với tỉnh Xê Kông - Lào.
< Thủy điện à? Đúng rồi, trong đó có các hàng trụ cao thế tua tủa...
< Tới rồi đây: ngã rẽ bên phải kìa!
Nhưng không vì chả thấy 'trạm kiểm lâm nào cả. Phía trước là cây cầu, mình chạy qua...
Trước đây muốn qua sông Thanh phải đi thuyền độc mộc của người bản địa, còn ngày nay tại đây có cầu Bến Giằng qua lại rất thuận lợi nhưng vẫn gợi lại những ký ức xưa ngọt ngào những mãnh liệt đối với những cựu chiến binh. Đường từ đây sẽ chạy kè theo nhánh sông khoảng 6km với nhiều đoạn trơ trọi đáy vì thiếu nước.
< Và chợt thấy "Kiểm lâm" mà các cô người Cơ Tu khi nãy vừa chỉ: Ban quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Sông Thanh.
Như lời chỉ trước của anh chủ nhà nghĩ tối qua: mình cứ chạy và chạy thẳng tìm một nhánh đường rẽ. Chợt thấy vài ba cô gái dân tộc bên cạnh đường, bọn mình dừng lại hỏi: "Thác trong này còn xa không cô?".
Chím chím cười e thẹn, cô đáp: "Khoảng... 10km nữa. Mà một ký lô mét là bao nhiêu cũng... hổng biết nữa". Hi hi, vui thiệt nghen. Cũng phải vì nếu không chạy xe thường, các cô cũng không biết một cây số nó xa bao nhiêu.
< Ngã 3 vào thác đây rồi, có 'người quản lý' đàng hoàng.
Nhưng cô này cũng gút lại: "Cứ chạy thẳng đến khi nào thấy trạm kiểm lâm là đến" - A ha, vậy cũng có được cái 'mốc' để mà dừng lại, không chạy huốt. Đường vẫn đều đều, quanh co vài đoạn với một ít dốc cao - hai bên lưa thưa nhà. Thi thoảng lại gặp một căn nhà sàn lợp lá theo kiểu nhà Tây nguyên với vài nhóm phụ nữ và trẻ con đang vui đùa trước hiên.
< Đường nhỏ dẫn vào thác. nhỏ thật nhưng có bảng hướng dẫn đường bộ đấy nhé: đường cong.
Đoán chừng khoảng dăm bảy cây số thì mình gặp cây cầu nhỏ, bảng tên cầu phai mờ nhìn không rõ, hình như ghi là "Cầu Ba Giang - Km 6 - 843" - qua cầu rồi thì nhìn thấy "kiểm lâm" mà các cô nói là "Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh". Bà xã vào trong nhưng chả có ai. Hỏi chị phụ nữ tình cờ bắt gặp ở nhà bên cạnh thì chị nói chạy thêm 100m nữa là thấy đường vào thác, vậy là lại đi.
< Không gian tĩnh mịch, sương mù âm u giữa cảnh rừng núi huyền hoặc...
Đúng là chỉ tầm 100m là thấy ngã 3 với lối rẽ phải tráng xi măng kéo dài hút tới phía trong, khuất sau rừng và núi. Gặp một cậu bé ngồi trên cột cây số, mình hỏi xem đúng đường vào thác không thì cậu bé gật đầu. Vậy là chạy vô - con đường bê tông nhỏ chỉ chừng 2 thước ngang nhưng có bảng chỉ dẫn đường bộ đàng hoàng ở các khúc quanh.
< Giữa cái không gian trầm lắng tuyệt vời ấy, bất chợt bọn mình nhận thấy một lối nhỏ có hàng tay vịn bên phải, đến nơi rồi.
Theo người dân tai đây: chỉ vài năm trước, đường vào phải vượt qua rẫy lúa, nương bắp, thậm chí có lúc ngang dọc qua suối. Thời ấy, đây là đoạn đường để lại dấu ấn nhiều nhất nơi du khách trong hành trình chinh phục tam thác Grăng bởi phải qua nhiều đoạn dốc, đường hẹp, ghềnh đá hiểm trở, vài đoạn phải qua những thân cây bắc qua suối làm cầu.
< Xe thì chỉ chạy được đến đây, còn bây giờ đến nhiệm vụ của cặp giò.
Mình dựng xe qua mép đường, hành lý mặc kệ vậy, chỉ đem theo cái túi xách nhỏ chứa máy ảnh và nước - Đi nào bà xã ơi!
Cực hơn nhưng du khách đến đây cũng không dễ bỏ cuộc khi trên đường vào thác đã được dân địa phương tạo sẵn những bộ ván dã chiến bằng thân cây, nhiều chiếc võng rừng bằng rễ cây tự nhiên làm những trạm nghỉ chân tiếp sức cho du khách. Có nhóm khách ngại lạc đường nên nhờ những đứa bé người Cơ Tu dẫn vào, những cô cậu bé ấy ngày xưa sẳn sàng giúp khách toại nguyện, xem như 'tiếp thị' với người phương xa một thắng cảnh quê nhà.
< Nhưng kề cận thác rồi mà sao không nghe tiếng thác đổ nhỉ?
Ai mà biết được với xe "lô ca chân" thì thác vẫn còn khá xa, lại quanh co ngoắc ngoéo...
Bây giờ thì đã có đường bê tông dẫn đến thác: dễ dàng tham quan hơn nhưng cũng làm giảm phần nào cảnh "băng rừng lội suối" đầy hưng phấn để đến một thiên đường. Nhưng đến phía trong thì sao? Mình sẽ thuật rõ trong phần sau về con thác tuyệt vời này.
Còn tiếp
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18
0 nhận xét :
Đăng nhận xét