Với người K’ho dưới chân núi LangBiang ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, để chính thức trở thành vợ chồng bắt buộc họ phải có với nhau một vài mặt con.
Lúc này, nhà gái mới giết heo, mổ trâu tổ chức đám cưới mời phía nhà trai, anh em họ hàng, buôn làng tới ăn mừng. Từ nay đôi lứa mới chính thức thành vợ chồng.
< Đêm lửa cồng Chiêng của dân tộc K'Ho
Cuộc đấu trí trong đám hỏi
Người K’ho dưới chân núi LangBiang, phụ nữ luôn là trụ cột chính trong gia đình gần như quyết định mọi vấn đề hệ trọng. Và ngay cả trong hôn nhân, họ cũng sẽ là người chủ động đi bắt chồng về nhà ăn nằm với mình.
Đến tuổi cập kê, người con gái bắt đầu làm đẹp, chỉnh trang thân hình, trang phục và đi chơi cùng nhóm bạn trong buôn. Sau một vài bận hẹn hò ở bờ này, bụi nọ, khi đã ưng bụng một người con trai nào đó, người con gái sẽ chủ động đòi cha mẹ đến nhà người mình yêu đặt vấn đề bắt chồng dù người con gái đó có thể chỉ mới ở tuổi 14, 15.
Trong lễ gặp mặt hai gia đình bắt buộc phải có bà mối, người này sẽ đứng ra làm các nghi thức, tạo thành chiếc cầu nối giữa đôi trai gái và gia đình hai bên.
Thủ tục đi ăn hỏi của người K’ho rất đơn giản, chỉ một vòng đeo tay và một dây nhòng bằng đồng hoặc bạc. Lễ đi hỏi của nhà gái thường bắt đầu vào lúc 17 giờ khi mặt trời đã khuất dưới dãy núi Langbiang, lúc này tất cả những thành viên trong gia đình nhà trai ở trên rẫy đã trở về nhà, mọi công việc trong ngày của nhà trai hoàn tất. Khi đã đầy đủ những thành viên trong gia đình nhà trai có mặt, nhà gái đặt vấn đề xin bắt chàng trai về ở rể nhà mình. Cùng lúc này, bà mối đeo nhòng vào cổ chàng trai.
Thông thường phía nhà trai sẽ “làm cao” từ chối việc xin bắt chồng của phía nhà gái bằng cách trả lời là: “Con trai tôi còn trẻ, đang ăn bám bố mẹ, chưa có kinh nghiệm trong gia đình đâu. Anh chị thông cảm”.
Không như nhiều dân tộc khác khi bị từ chối cầu hôn người đi hỏi sẽ tự ái bỏ về hoặc không còn thiết tha đi cầu hôn người này cho con mình nữa. Nhưng với người K’ho, lễ cầu hôn thực chất là một cuộc đấu trí giữa gia đình hai bên mà bên nào thua lý, yếu lẽ sẽ bị thất bại. Khi nhà trai từ chối gả con, phía nhà gái sẽ tiếp tục thuyết phục: “Con anh chị hôm nay còn trẻ, không có kinh nghiệm, ngày mai nó sẽ lớn. Người ta có sức đi làm được mười ngày con anh chị cũng sẽ làm được bảy, tám ngày đó thôi”.
Nếu người con trai thật sự không bằng lòng để người con gái bắt mình về nhà họ sẽ trả lời: “Hôm nay con không lấy, ngày mai con cũng không lấy. Con đâu ở dưới nước mà sợ”, sau đó tháo nhòng vừa được nhà gái đeo vào cổ bỏ xuống bàn.
Việc từ chối cầu hôn này sẽ làm tổn thương danh dự của phía nhà gái, buộc nhà trai phải bồi thường danh dự bằng tiền hoặc sản vật trị giá từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Nhà gái chỉ cầm vòng tay và nhòng về toàn bộ số tiền trên sẽ dành cho mai mối.
Khoảng một tuần sau, nhà gái cùng mai mối lại đến nhà trai đặt vấn đề bắt chồng cho con. Những lý lẽ thuyết phục nhất sẽ tiếp tục được hai bên đưa ra để đấu trí. Nếu nhà gái vẫn thua, nhà trai chưa chịu cho bắt chồng thì nhà trai lại phải nộp tiền bồi thường danh dự, trả lại vòng tay và nhòng về cho nhà gái.
Theo luật tục của người K’ho, đối với con trai đang trong thời gian có người con gái săn hỏi bắt về làm chồng sẽ không được để ý đến người con gái khác. Và cũng không cho phép bất cứ người con gái nào đến đặt vấn đề bắt người con trai này về làm chồng.
Ông K’Breo Cil, người chuyên nghiên cứu về luật tục của người K’ho dưới chân núi Lang Biang cho biết, tại địa phương có những đám hỏi kéo dài đến hai, ba tháng mà vẫn chưa thành công. Không thể bắt được chồng người con gái buộc phải đi tìm người con trai khác, riêng gia đình nhà trai tuy không bị mất con nhưng cũng thiệt hại nặng nề về tiền bạc và thời gian.
“Ăn trái cấm” không chịu làm chồng thì...
Với người K’ho ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, gia đình thường không cấm đôi lứa yêu nhau. Khi đã ưng cái bụng của nhau, nếu thích hai người có thể được tự do chung sống như vợ chồng mặc dù phía nhà gái chưa chính thức đi hỏi.
Thông thường những đôi lứa “ăn cơm trước kẻng”, đã chung sống với nhau như vợ chồng việc hoàn tất các thủ tục để tiến tới hôn nhân không mấy khó khăn và phần lớn là thành công. Tuy nhiên, không phải đôi trai gái nào “ăn trái cấm” trước khi có lời cầu hôn từ phía nhà gái cùng thành vợ chồng.
Khi hai người đã ở với nhau như vợ chồng, nhà gái vẫn sẽ lựa chọn ngày lành tháng tốt sắm vòng tay và nhòng đến nhà trai hỏi xin bắt chồng về cho con.
Trong trường hợp này, nếu chàng trai vẫn chưa chịu về nhà vợ làm chồng bà mai mối sẽ hỏi người con gái: “Chúng mày yêu nhau sao giờ nó không chịu nhận làm chồng mày”. Người con gái sẽ trả lời: “Dạ chúng con yêu nhau như vợ chồng”. Mai mối tiếp tục dồn phía nhà trai vào thế yếu lý, thiếu lẽ: “Chúng mày yêu nhau da đã chạm da, thịt đã chạm thịt rồi phải không”.
Chỉ chờ cho có câu hỏi này của người mai mối, người con gái sẽ kể lại toàn bộ việc làm chuyện “vợ chồng” từ khi nào cho gia đình hai bên nghe nhằm mục đích buộc chàng trai phải có trách nhiệm làm chồng của mình.
Thế nhưng, cũng có những chàng trai K’ho vốn “cứng đầu” không chịu nhận trách nhiệm làm chồng mặc dù trước đó đã ăn nằm với người con gái từ lâu. Những người con trai “dám làm không dám chịu” này thường bị nhà gái phạt vạ rất nặng. Vật nộp phạt có thể là một con trâu mộng hoặc tiền tương đương với con trâu (ngày nay khoảng 20 triệu đồng).
Nếu gia đình nhà trai nộp phạt thỏa đáng nhà gái mới cảm thấy danh dự không bị xúc phạm. Nếu nộp phạt ít, nhà gái có thể tự ái bỏ về mà không cần bất cứ vật phẩm phạt vạ nào từ phía nhà trai. Những người con trai này sẽ bị nhà gái xem là đĩ đực, coi thường và khinh rẻ vô cùng. Đối với tộc người K’ho ở chân núi Lang Biang, ai bị xem là đĩ đực và bị coi thường thì rất khó có người xin bắt về làm chồng.
Khi nhà gái đã xin bắt được chồng, ngay trong đêm đó, người con trai có thể theo về nhà gái chung sống. Tuy nhiên, để chính thức trở thành vợ chồng và tổ chức đám cưới buộc họ phải có với nhau một vài mặt con. Nếu không có con thì dứt khoát không thể tổ chức đám cưới.
Du lịch, GO! - Theo BEE, internet
Giữ lấy nét đẹp của Luật tục K’Ho
Đối với người K’Ho, bình rượu cần rất quan trọng, từ lễ hội cho đến lễ cưới hỏi, đặt tên cho em bé hay khi phạt một ai đó đều phải có bình rượu cần và vài xâu thịt nướng. Rượu cần của người K’Ho có mùi vị rất đặc sắc, được làm từ gạo đỏ hoặc gạo nếp trộn với một ít vỏ cây, lá cây hoặc rễ cây cho ra những mùi vị khác nhau. Từ bao đời nay đồng bào dân tộc K’Ho có một món ăn mang đậm dấu ấn bản địa vùng nắng nóng và mưa rào. Đó là món cháo chua được làm từ gạo nương ủ lên men. Cháo chua theo quan niệm của người K’Ho là món ăn bổ dưỡng. Nó có vị chua xen vị ngọt, có mùi của men rượu. Nó là thứ nước uống giải được cơn khát giữa trưa, chống được cảm nắng, tăng sức đề kháng cơ thể. Chính nó làm cho người dân dẻo dai, chống chịu được nắng, gió và mưa rào của vùng nam cao nguyên đầy khắc nghiệt này.
Bộ Luật tục K’Ho lớn nhất được biết đến hiện nay do Krajan Plin, người dân tộc K’Ho – nhóm Lạch. Sinh năm 1961, ở buôn Đăng Ja dưới chân núi Lang Bian (Lâm Đồng), anh đã bỏ nhiều thời gian và công sức để sưu tầm những giá trị văn hóa phi vật thể của tổ tiên, trong đó có Luật tục K’Ho.
Xuất phát từ sự quan tâm, trân trọng của du khách với nét đẹp mang tính độc đáo của văn hóa dân tộc K’Ho, trong đó có Luật tục đã khiến Krajan Plin lao vào con đường sưu tầm và nghiên cứu, chắt lọc, tổng hợp thành một bộ Luật tục K’Ho.
Đến nay, bản Luật tục K’Ho do Krajan Plin sưu tầm đã có 1.000 điều, chia làm 50 chương, sắp xếp theo trình tự khá bài bản và logic. Krajan Plin cho rằng, “Luật tục là di sản văn hóa quý giá của tộc người K’Ho nên cần phải được duy trì và gìn giữ, đây là một quy tắc sống nhưng không phải vận dụng nó như một luật pháp. Đối với Luật tục thì người ta sẽ vận dụng nó một cách nhẹ nhàng, vừa tình cảm vừa mang tính răn đe, giáo dục”.
Là một tộc người đang tồn tại chế độ mẫu hệ, với tục bắt chồng và đàn ông cư trú bên nhà vợ, Luật tục K’Ho đã nhắc nhở về sự thủy chung tình nghĩa vợ chồng.
Luật tục còn dạy người K’Ho cách sống giản dị và chân thật, không trộm cắp, không mắc nợ, không dây dưa, hoặc khuyên con cháu nên học hỏi, rèn luyện đạo đức lối sống. Những thông điệp của tổ tiên người K’Ho gửi gắm con cháu về cách ứng xử với thiên nhiên, với cuộc sống cộng đồng, đời sống tâm linh, văn hóa, ngôn ngữ, đạo đức, tri thức... ẩn chứa tính nhân văn sâu sắc và là một triết lý sống chuẩn mực.
Du lịch, GO! - Theo Daidoanket
Có chăng đêm động phòng của người K’ho?
Lúc này, nhà gái mới giết heo, mổ trâu tổ chức đám cưới mời phía nhà trai, anh em họ hàng, buôn làng tới ăn mừng. Từ nay đôi lứa mới chính thức thành vợ chồng.
< Đêm lửa cồng Chiêng của dân tộc K'Ho
Cuộc đấu trí trong đám hỏi
Người K’ho dưới chân núi LangBiang, phụ nữ luôn là trụ cột chính trong gia đình gần như quyết định mọi vấn đề hệ trọng. Và ngay cả trong hôn nhân, họ cũng sẽ là người chủ động đi bắt chồng về nhà ăn nằm với mình.
Đến tuổi cập kê, người con gái bắt đầu làm đẹp, chỉnh trang thân hình, trang phục và đi chơi cùng nhóm bạn trong buôn. Sau một vài bận hẹn hò ở bờ này, bụi nọ, khi đã ưng bụng một người con trai nào đó, người con gái sẽ chủ động đòi cha mẹ đến nhà người mình yêu đặt vấn đề bắt chồng dù người con gái đó có thể chỉ mới ở tuổi 14, 15.
Trong lễ gặp mặt hai gia đình bắt buộc phải có bà mối, người này sẽ đứng ra làm các nghi thức, tạo thành chiếc cầu nối giữa đôi trai gái và gia đình hai bên.
Thủ tục đi ăn hỏi của người K’ho rất đơn giản, chỉ một vòng đeo tay và một dây nhòng bằng đồng hoặc bạc. Lễ đi hỏi của nhà gái thường bắt đầu vào lúc 17 giờ khi mặt trời đã khuất dưới dãy núi Langbiang, lúc này tất cả những thành viên trong gia đình nhà trai ở trên rẫy đã trở về nhà, mọi công việc trong ngày của nhà trai hoàn tất. Khi đã đầy đủ những thành viên trong gia đình nhà trai có mặt, nhà gái đặt vấn đề xin bắt chàng trai về ở rể nhà mình. Cùng lúc này, bà mối đeo nhòng vào cổ chàng trai.
Thông thường phía nhà trai sẽ “làm cao” từ chối việc xin bắt chồng của phía nhà gái bằng cách trả lời là: “Con trai tôi còn trẻ, đang ăn bám bố mẹ, chưa có kinh nghiệm trong gia đình đâu. Anh chị thông cảm”.
Không như nhiều dân tộc khác khi bị từ chối cầu hôn người đi hỏi sẽ tự ái bỏ về hoặc không còn thiết tha đi cầu hôn người này cho con mình nữa. Nhưng với người K’ho, lễ cầu hôn thực chất là một cuộc đấu trí giữa gia đình hai bên mà bên nào thua lý, yếu lẽ sẽ bị thất bại. Khi nhà trai từ chối gả con, phía nhà gái sẽ tiếp tục thuyết phục: “Con anh chị hôm nay còn trẻ, không có kinh nghiệm, ngày mai nó sẽ lớn. Người ta có sức đi làm được mười ngày con anh chị cũng sẽ làm được bảy, tám ngày đó thôi”.
Nếu người con trai thật sự không bằng lòng để người con gái bắt mình về nhà họ sẽ trả lời: “Hôm nay con không lấy, ngày mai con cũng không lấy. Con đâu ở dưới nước mà sợ”, sau đó tháo nhòng vừa được nhà gái đeo vào cổ bỏ xuống bàn.
Việc từ chối cầu hôn này sẽ làm tổn thương danh dự của phía nhà gái, buộc nhà trai phải bồi thường danh dự bằng tiền hoặc sản vật trị giá từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Nhà gái chỉ cầm vòng tay và nhòng về toàn bộ số tiền trên sẽ dành cho mai mối.
Khoảng một tuần sau, nhà gái cùng mai mối lại đến nhà trai đặt vấn đề bắt chồng cho con. Những lý lẽ thuyết phục nhất sẽ tiếp tục được hai bên đưa ra để đấu trí. Nếu nhà gái vẫn thua, nhà trai chưa chịu cho bắt chồng thì nhà trai lại phải nộp tiền bồi thường danh dự, trả lại vòng tay và nhòng về cho nhà gái.
Theo luật tục của người K’ho, đối với con trai đang trong thời gian có người con gái săn hỏi bắt về làm chồng sẽ không được để ý đến người con gái khác. Và cũng không cho phép bất cứ người con gái nào đến đặt vấn đề bắt người con trai này về làm chồng.
Ông K’Breo Cil, người chuyên nghiên cứu về luật tục của người K’ho dưới chân núi Lang Biang cho biết, tại địa phương có những đám hỏi kéo dài đến hai, ba tháng mà vẫn chưa thành công. Không thể bắt được chồng người con gái buộc phải đi tìm người con trai khác, riêng gia đình nhà trai tuy không bị mất con nhưng cũng thiệt hại nặng nề về tiền bạc và thời gian.
“Ăn trái cấm” không chịu làm chồng thì...
Với người K’ho ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, gia đình thường không cấm đôi lứa yêu nhau. Khi đã ưng cái bụng của nhau, nếu thích hai người có thể được tự do chung sống như vợ chồng mặc dù phía nhà gái chưa chính thức đi hỏi.
Thông thường những đôi lứa “ăn cơm trước kẻng”, đã chung sống với nhau như vợ chồng việc hoàn tất các thủ tục để tiến tới hôn nhân không mấy khó khăn và phần lớn là thành công. Tuy nhiên, không phải đôi trai gái nào “ăn trái cấm” trước khi có lời cầu hôn từ phía nhà gái cùng thành vợ chồng.
Khi hai người đã ở với nhau như vợ chồng, nhà gái vẫn sẽ lựa chọn ngày lành tháng tốt sắm vòng tay và nhòng đến nhà trai hỏi xin bắt chồng về cho con.
Trong trường hợp này, nếu chàng trai vẫn chưa chịu về nhà vợ làm chồng bà mai mối sẽ hỏi người con gái: “Chúng mày yêu nhau sao giờ nó không chịu nhận làm chồng mày”. Người con gái sẽ trả lời: “Dạ chúng con yêu nhau như vợ chồng”. Mai mối tiếp tục dồn phía nhà trai vào thế yếu lý, thiếu lẽ: “Chúng mày yêu nhau da đã chạm da, thịt đã chạm thịt rồi phải không”.
Chỉ chờ cho có câu hỏi này của người mai mối, người con gái sẽ kể lại toàn bộ việc làm chuyện “vợ chồng” từ khi nào cho gia đình hai bên nghe nhằm mục đích buộc chàng trai phải có trách nhiệm làm chồng của mình.
Thế nhưng, cũng có những chàng trai K’ho vốn “cứng đầu” không chịu nhận trách nhiệm làm chồng mặc dù trước đó đã ăn nằm với người con gái từ lâu. Những người con trai “dám làm không dám chịu” này thường bị nhà gái phạt vạ rất nặng. Vật nộp phạt có thể là một con trâu mộng hoặc tiền tương đương với con trâu (ngày nay khoảng 20 triệu đồng).
Nếu gia đình nhà trai nộp phạt thỏa đáng nhà gái mới cảm thấy danh dự không bị xúc phạm. Nếu nộp phạt ít, nhà gái có thể tự ái bỏ về mà không cần bất cứ vật phẩm phạt vạ nào từ phía nhà trai. Những người con trai này sẽ bị nhà gái xem là đĩ đực, coi thường và khinh rẻ vô cùng. Đối với tộc người K’ho ở chân núi Lang Biang, ai bị xem là đĩ đực và bị coi thường thì rất khó có người xin bắt về làm chồng.
Khi nhà gái đã xin bắt được chồng, ngay trong đêm đó, người con trai có thể theo về nhà gái chung sống. Tuy nhiên, để chính thức trở thành vợ chồng và tổ chức đám cưới buộc họ phải có với nhau một vài mặt con. Nếu không có con thì dứt khoát không thể tổ chức đám cưới.
Du lịch, GO! - Theo BEE, internet
Giữ lấy nét đẹp của Luật tục K’Ho
Đối với người K’Ho, bình rượu cần rất quan trọng, từ lễ hội cho đến lễ cưới hỏi, đặt tên cho em bé hay khi phạt một ai đó đều phải có bình rượu cần và vài xâu thịt nướng. Rượu cần của người K’Ho có mùi vị rất đặc sắc, được làm từ gạo đỏ hoặc gạo nếp trộn với một ít vỏ cây, lá cây hoặc rễ cây cho ra những mùi vị khác nhau. Từ bao đời nay đồng bào dân tộc K’Ho có một món ăn mang đậm dấu ấn bản địa vùng nắng nóng và mưa rào. Đó là món cháo chua được làm từ gạo nương ủ lên men. Cháo chua theo quan niệm của người K’Ho là món ăn bổ dưỡng. Nó có vị chua xen vị ngọt, có mùi của men rượu. Nó là thứ nước uống giải được cơn khát giữa trưa, chống được cảm nắng, tăng sức đề kháng cơ thể. Chính nó làm cho người dân dẻo dai, chống chịu được nắng, gió và mưa rào của vùng nam cao nguyên đầy khắc nghiệt này.
Bộ Luật tục K’Ho lớn nhất được biết đến hiện nay do Krajan Plin, người dân tộc K’Ho – nhóm Lạch. Sinh năm 1961, ở buôn Đăng Ja dưới chân núi Lang Bian (Lâm Đồng), anh đã bỏ nhiều thời gian và công sức để sưu tầm những giá trị văn hóa phi vật thể của tổ tiên, trong đó có Luật tục K’Ho.
Xuất phát từ sự quan tâm, trân trọng của du khách với nét đẹp mang tính độc đáo của văn hóa dân tộc K’Ho, trong đó có Luật tục đã khiến Krajan Plin lao vào con đường sưu tầm và nghiên cứu, chắt lọc, tổng hợp thành một bộ Luật tục K’Ho.
Đến nay, bản Luật tục K’Ho do Krajan Plin sưu tầm đã có 1.000 điều, chia làm 50 chương, sắp xếp theo trình tự khá bài bản và logic. Krajan Plin cho rằng, “Luật tục là di sản văn hóa quý giá của tộc người K’Ho nên cần phải được duy trì và gìn giữ, đây là một quy tắc sống nhưng không phải vận dụng nó như một luật pháp. Đối với Luật tục thì người ta sẽ vận dụng nó một cách nhẹ nhàng, vừa tình cảm vừa mang tính răn đe, giáo dục”.
Là một tộc người đang tồn tại chế độ mẫu hệ, với tục bắt chồng và đàn ông cư trú bên nhà vợ, Luật tục K’Ho đã nhắc nhở về sự thủy chung tình nghĩa vợ chồng.
Luật tục còn dạy người K’Ho cách sống giản dị và chân thật, không trộm cắp, không mắc nợ, không dây dưa, hoặc khuyên con cháu nên học hỏi, rèn luyện đạo đức lối sống. Những thông điệp của tổ tiên người K’Ho gửi gắm con cháu về cách ứng xử với thiên nhiên, với cuộc sống cộng đồng, đời sống tâm linh, văn hóa, ngôn ngữ, đạo đức, tri thức... ẩn chứa tính nhân văn sâu sắc và là một triết lý sống chuẩn mực.
Du lịch, GO! - Theo Daidoanket
Có chăng đêm động phòng của người K’ho?
0 nhận xét :
Đăng nhận xét