Tổ yến, hắc cáy, mực tuộc, sá sùng, san hô đen, bong bóng cá đường... những sản vật ấy ngày nào là quà tặng hào phóng của đại dương, nay con người phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, thậm chí đánh đổi bằng mạng sống mới có được.
Chon von hang yến miền Trung, bồng bềnh những “hải đoàn” thuyền thúng trên sóng nước Côn Đảo, cheo leo những lều đáy hàng khơi Đất Mũi, và xa hơn: những chuyến lặn biển nơi chân trời góc bể... tất cả những cuộc mưu sinh ấy đều thấm đẫm vị mặn của đại dương. Hay đại dương mặn vì mồ hôi của họ?
Con thuyền 115 mã lực biển số BĐ 91016TS khởi hành ra vũng Bàu vào sáng sớm ngày chủ nhật đầu tháng 11. Gió cấp 6. Tàu vừa ra khỏi cảng, vượt qua mũi hòn Khô, là đối mặt với sóng thứ thiệt, trở thành chiếc lá bé xíu giữa mênh mông nước.
Con tàu bẻ lái lấy hướng, phải cắt ngang sóng, trước khi xuôi theo sóng, mũi tàu ghếch tưởng như thẳng đứng, lườn tàu đập xuống mặt nước kêu binh binh...
Tài công chuyến hải hành này là Đinh Lùn, 60 tuổi, người đã có lần buộc phải chạy tàu ra vũng Bàu khi gió cấp 8, 9, vì phải đưa xác một đồng nghiệp vào bờ. Chuyến tàu định mệnh ấy bị sóng đập bể lườn, chìm, may nhờ có điện thoại di động kịp thời gọi cho ngư dân xã Nhơn Hải ra cứu. Bởi vậy, ông mới bình thản bình về sóng cấp 6: “Như vầy còn nhỏ”.
Trên thuyền hôm ấy có cả thảy chín người, trong đó có hai người vào nghề khai thác tổ yến lâu năm nhất – cùng năm 77 thế kỷ trước là ông Lùn và Đỗ Thanh Vân, 53 tuổi. Ông Vân có mái tóc chải ngược, mũi sư tử, gương mặt vuông phong trần, vẫn ôm tiếc nuối là đứa con trai không chịu theo nghề cha. Tiếc là không đẻ thêm một hai đứa để may ra có đứa theo nghề cha. Ông yêu nghề muốn chết!
Phải mất hai tiếng đồng hồ, vì đi ngược gió, từ cảng Quy Nhơn vượt qua mũi Bát, mũi cực nam của Nhơn Lý giáp với vùng biển của xã Nhơn Hải để đến vũng Bàu. Ở mũi này thuyền một lần nữa phải cắt sóng, bị quăng quật tơi tả, vì gió ngày càng săn.
Qua khỏi mũi Bát một khoảng nữa là vũng Bàu. Mùa tháng 4 khai thác yến, vũng Bàu có lúc như tấm thảm nước phẳng phiu, vì kín gió. Nhưng mùa này, sóng vẫn đập ì ầm ngày đêm vào vách đá phía trước lăng thờ thần của dân khai thác yến ở Quy Nhơn. Neo thuyền đã kỳ công, từ thuyền xuống xỏng vào bờ kè còn kỳ công hơn nữa. Để giữ an toàn cho thuyền ông Lùn và một người phụ lái ở lại trên thuyền, phòng khi sóng gió đứt neo kịp cứu thuyền.
Ba phần tư sản lượng địa phương là khai thác từ khu vực vũng Bàu với tám hang yến lâu đời nhất. Nên người dân cũng lập miếu thờ thần và tiền hiền ở đây, từ những năm 1960 miếu được xây bằng gạch. Đến những năm 2000 được xây dựng to lớn như hiện nay, với móng đá.
Nghề khai thác tổ yến, đặc thù trong các hang nước ở Quy Nhơn, kéo dài không đến ba tháng, những người theo nghề này phải luân phiên nhau canh chừng hang yến quanh năm. Như ông Vân lần đầu tiên được phân về ở ngay tại Lăng, năm sau đi qua hang Đôi, rồi ở hang Cả tám năm liền…
Thế giới của hang yến tuyệt đối không có phụ nữ, ông Đặng Văn Nguyên, người đứng chủ cúng tạ tổ nghiệp ở đây khẳng định. Và rượu. Chỉ có buồn vui với biển quanh năm suốt tháng. Không ít người không trụ được với nghề. Ngày ông Vân còn trẻ, cưới vợ xong, biệt vợ ra hang yến, cô vợ trẻ lúc ấy đã khóc…
Dầu vậy, những ngày không khai thác, chỉ ở canh gác hang, thợ yến được luân phiên chia thành hai tổ ở mỗi khu vực hang để luân phiên trực. Nhóm không trực về với gia đình. Lúc đó họ mới tận hưởng được sự hoà nhập: phụ nữ và rượu, thay cho những ngày thanh cảnh.
Hàng kỳ đi nhận lương thực họ phải đi đường núi, từ dưới khu nhà Lăng leo lên đỉnh núi khá cao, rồi mới theo đường ruột dê xuống núi mất cả tiếng đồng hồ mới ra đến trạm nhận lương. Hôm ấy trời mưa, không thể đi đường bộ được, nên mới có chuyến hải trình đầy sóng gió để đến tổng hành dinh khai thác tổ yến của Quy Nhơn.
Cũng có những hang đi đường bộ tiện hơn như hang Dơi. Từ Quy Nhơn đi Nhơn Lý, rồi vượt đường bộ chừng 15 – 20 phút là đến đỉnh núi, từ đó trụt xuống chừng bảy, tám mét là đến nhà canh hang Dơi, nằm ở lưng chừng núi, quay mặt ra biển.
Phụ trách trực ở đây là Nguyễn Minh Cường, 47 tuổi, người Tuy Phước, vào nghề từ năm 1996. Cường nhỏ người, thường xuyên nở nụ cười trên miệng thật vô tư, thợ bậc 3/6. Mấy lần thi nâng bậc đều bị rớt môn lý thuyết vì múa ngòi bút không giỏi bằng múa bấy lấy tổ yến. Copy tài liệu thì nhát vì vốn tính… thật thà. Không bù được với ông Vân bậc 6/6 cách đây đã hơn 20 năm.
Con người lạc quan này dường như chấp những cái không thành đạt của mình. Ngay cả cái nhà yến ở quê đầu tư trên 1 tỉ đồng, gần ba năm nay chỉ thu được 14 tổ yến. Trong khi đó, cái nhà ở của ông Lùn trên đường Hùng Vương chỉ tốn vài triệu cải tạo thành nhà yến mỗi năm kiếm được cả chục ký tổ. Ông Nguyên bình luận: “Yến nó không thích đi kinh tế mới, chỉ thích ở thành phố thôi”. Anh Cường lại cười.
Tuy chữ nghĩa có khá hơn, nhưng khi kể lưu loát về ông tổ nghề yến là ai, đến lập nghiệp từ lúc nào, gốc gác ra sao, trước 1975 ai thầu các hang yến ở đây... ông lại có vẻ ngậm ngùi nói với đồng nghiệp trẻ tên Nam: “Các chú chữ nghĩa nhiều hơn, cần ghi chép lại tông tích của nghề để lại cho hậu thế. Tụi tui nhớ thì có nhớ, nhưng không ai viết để lại cái gì”.
Với cái nghề “ai cũng phải tụt quần” như cách gọi của ông Vân – khai thác hang yến nước như ở Quy Nhơn, lúc nào cũng phải lội nước biển, không mặc quần dài được – quanh năm đối mặt với sóng nước, họ phải đặt niềm tin vào nhiều người như Phật bà Quan Âm, tổ nghề, các bậc tiền hiền, những người đã mất ở khu vực trung tâm, mất vì nghề. Hàng năm, họ còn phải về cúng tổ chung tại Hội An vào tháng 5.
Sản lượng yến hàng năm ở Bình Định chừng 400 – 500kg, thấp hơn trước, do phải dưỡng yến, không khai thác tận diệt hết tổ trong kỳ 3 hàng năm, còn gọi là kỳ dưỡng yến, tức là cho yến đẻ ra nở đến 30%, để chúng tăng bầy. Ở Quy Nhơn có 16 hang đang được giao cho công ty cổ phần Yến Ngọc, Bình Định thầu khai thác nằm ở hai xã Nhơn Lý – 14 hang và Nhơn Hải – 2 hang.
Bình Định, theo ông Nguyên thì không có yến sào huyết như ở Khánh Hoà, một loại tổ yến màu đỏ do phản ứng của nước dãi yến với địa chất đặc biệt của vách đá.
Du lịch, GO! - Theo SGTT, internet
Chon von hang yến miền Trung, bồng bềnh những “hải đoàn” thuyền thúng trên sóng nước Côn Đảo, cheo leo những lều đáy hàng khơi Đất Mũi, và xa hơn: những chuyến lặn biển nơi chân trời góc bể... tất cả những cuộc mưu sinh ấy đều thấm đẫm vị mặn của đại dương. Hay đại dương mặn vì mồ hôi của họ?
Con thuyền 115 mã lực biển số BĐ 91016TS khởi hành ra vũng Bàu vào sáng sớm ngày chủ nhật đầu tháng 11. Gió cấp 6. Tàu vừa ra khỏi cảng, vượt qua mũi hòn Khô, là đối mặt với sóng thứ thiệt, trở thành chiếc lá bé xíu giữa mênh mông nước.
Con tàu bẻ lái lấy hướng, phải cắt ngang sóng, trước khi xuôi theo sóng, mũi tàu ghếch tưởng như thẳng đứng, lườn tàu đập xuống mặt nước kêu binh binh...
Tài công chuyến hải hành này là Đinh Lùn, 60 tuổi, người đã có lần buộc phải chạy tàu ra vũng Bàu khi gió cấp 8, 9, vì phải đưa xác một đồng nghiệp vào bờ. Chuyến tàu định mệnh ấy bị sóng đập bể lườn, chìm, may nhờ có điện thoại di động kịp thời gọi cho ngư dân xã Nhơn Hải ra cứu. Bởi vậy, ông mới bình thản bình về sóng cấp 6: “Như vầy còn nhỏ”.
Trên thuyền hôm ấy có cả thảy chín người, trong đó có hai người vào nghề khai thác tổ yến lâu năm nhất – cùng năm 77 thế kỷ trước là ông Lùn và Đỗ Thanh Vân, 53 tuổi. Ông Vân có mái tóc chải ngược, mũi sư tử, gương mặt vuông phong trần, vẫn ôm tiếc nuối là đứa con trai không chịu theo nghề cha. Tiếc là không đẻ thêm một hai đứa để may ra có đứa theo nghề cha. Ông yêu nghề muốn chết!
Phải mất hai tiếng đồng hồ, vì đi ngược gió, từ cảng Quy Nhơn vượt qua mũi Bát, mũi cực nam của Nhơn Lý giáp với vùng biển của xã Nhơn Hải để đến vũng Bàu. Ở mũi này thuyền một lần nữa phải cắt sóng, bị quăng quật tơi tả, vì gió ngày càng săn.
Qua khỏi mũi Bát một khoảng nữa là vũng Bàu. Mùa tháng 4 khai thác yến, vũng Bàu có lúc như tấm thảm nước phẳng phiu, vì kín gió. Nhưng mùa này, sóng vẫn đập ì ầm ngày đêm vào vách đá phía trước lăng thờ thần của dân khai thác yến ở Quy Nhơn. Neo thuyền đã kỳ công, từ thuyền xuống xỏng vào bờ kè còn kỳ công hơn nữa. Để giữ an toàn cho thuyền ông Lùn và một người phụ lái ở lại trên thuyền, phòng khi sóng gió đứt neo kịp cứu thuyền.
Ba phần tư sản lượng địa phương là khai thác từ khu vực vũng Bàu với tám hang yến lâu đời nhất. Nên người dân cũng lập miếu thờ thần và tiền hiền ở đây, từ những năm 1960 miếu được xây bằng gạch. Đến những năm 2000 được xây dựng to lớn như hiện nay, với móng đá.
Nghề khai thác tổ yến, đặc thù trong các hang nước ở Quy Nhơn, kéo dài không đến ba tháng, những người theo nghề này phải luân phiên nhau canh chừng hang yến quanh năm. Như ông Vân lần đầu tiên được phân về ở ngay tại Lăng, năm sau đi qua hang Đôi, rồi ở hang Cả tám năm liền…
Thế giới của hang yến tuyệt đối không có phụ nữ, ông Đặng Văn Nguyên, người đứng chủ cúng tạ tổ nghiệp ở đây khẳng định. Và rượu. Chỉ có buồn vui với biển quanh năm suốt tháng. Không ít người không trụ được với nghề. Ngày ông Vân còn trẻ, cưới vợ xong, biệt vợ ra hang yến, cô vợ trẻ lúc ấy đã khóc…
Dầu vậy, những ngày không khai thác, chỉ ở canh gác hang, thợ yến được luân phiên chia thành hai tổ ở mỗi khu vực hang để luân phiên trực. Nhóm không trực về với gia đình. Lúc đó họ mới tận hưởng được sự hoà nhập: phụ nữ và rượu, thay cho những ngày thanh cảnh.
Hàng kỳ đi nhận lương thực họ phải đi đường núi, từ dưới khu nhà Lăng leo lên đỉnh núi khá cao, rồi mới theo đường ruột dê xuống núi mất cả tiếng đồng hồ mới ra đến trạm nhận lương. Hôm ấy trời mưa, không thể đi đường bộ được, nên mới có chuyến hải trình đầy sóng gió để đến tổng hành dinh khai thác tổ yến của Quy Nhơn.
Cũng có những hang đi đường bộ tiện hơn như hang Dơi. Từ Quy Nhơn đi Nhơn Lý, rồi vượt đường bộ chừng 15 – 20 phút là đến đỉnh núi, từ đó trụt xuống chừng bảy, tám mét là đến nhà canh hang Dơi, nằm ở lưng chừng núi, quay mặt ra biển.
Phụ trách trực ở đây là Nguyễn Minh Cường, 47 tuổi, người Tuy Phước, vào nghề từ năm 1996. Cường nhỏ người, thường xuyên nở nụ cười trên miệng thật vô tư, thợ bậc 3/6. Mấy lần thi nâng bậc đều bị rớt môn lý thuyết vì múa ngòi bút không giỏi bằng múa bấy lấy tổ yến. Copy tài liệu thì nhát vì vốn tính… thật thà. Không bù được với ông Vân bậc 6/6 cách đây đã hơn 20 năm.
Con người lạc quan này dường như chấp những cái không thành đạt của mình. Ngay cả cái nhà yến ở quê đầu tư trên 1 tỉ đồng, gần ba năm nay chỉ thu được 14 tổ yến. Trong khi đó, cái nhà ở của ông Lùn trên đường Hùng Vương chỉ tốn vài triệu cải tạo thành nhà yến mỗi năm kiếm được cả chục ký tổ. Ông Nguyên bình luận: “Yến nó không thích đi kinh tế mới, chỉ thích ở thành phố thôi”. Anh Cường lại cười.
Tuy chữ nghĩa có khá hơn, nhưng khi kể lưu loát về ông tổ nghề yến là ai, đến lập nghiệp từ lúc nào, gốc gác ra sao, trước 1975 ai thầu các hang yến ở đây... ông lại có vẻ ngậm ngùi nói với đồng nghiệp trẻ tên Nam: “Các chú chữ nghĩa nhiều hơn, cần ghi chép lại tông tích của nghề để lại cho hậu thế. Tụi tui nhớ thì có nhớ, nhưng không ai viết để lại cái gì”.
Với cái nghề “ai cũng phải tụt quần” như cách gọi của ông Vân – khai thác hang yến nước như ở Quy Nhơn, lúc nào cũng phải lội nước biển, không mặc quần dài được – quanh năm đối mặt với sóng nước, họ phải đặt niềm tin vào nhiều người như Phật bà Quan Âm, tổ nghề, các bậc tiền hiền, những người đã mất ở khu vực trung tâm, mất vì nghề. Hàng năm, họ còn phải về cúng tổ chung tại Hội An vào tháng 5.
Sản lượng yến hàng năm ở Bình Định chừng 400 – 500kg, thấp hơn trước, do phải dưỡng yến, không khai thác tận diệt hết tổ trong kỳ 3 hàng năm, còn gọi là kỳ dưỡng yến, tức là cho yến đẻ ra nở đến 30%, để chúng tăng bầy. Ở Quy Nhơn có 16 hang đang được giao cho công ty cổ phần Yến Ngọc, Bình Định thầu khai thác nằm ở hai xã Nhơn Lý – 14 hang và Nhơn Hải – 2 hang.
Bình Định, theo ông Nguyên thì không có yến sào huyết như ở Khánh Hoà, một loại tổ yến màu đỏ do phản ứng của nước dãi yến với địa chất đặc biệt của vách đá.
Du lịch, GO! - Theo SGTT, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét