Trong hai ngày 1-2/2 (tức mùng 10 và 11 tháng Giêng) tại bến Pá Uôn,xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống vượt sông Đà lần thứ 2 do huyện tổ chức kể từ khi hồ thuỷ điện Sơn La tích nước và di chuyển huyện lỵ cũ, xây dựng huyện lỵ Quỳnh Nhai mới tại Phiêng Lanh.
< Cầu Pá Uôn trong ngày hội đua thuyền.
Tham gia thi đấu và đua thuyền có 11 đội (trên 527 vận động viên) của các xã trong huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu.
Lễ hội đua thuyền diễn ra sôi nổi ngay bên cầu Pá Uôn (QL 279), cầu vượt hồ Sông Đà có trụ cao nhất Việt Nam (cao 98m, dài 923m). Lễ hội không chỉ thu hút hàng ngàn đồng bào các dân tộc trong huyện, bà con các bản tái định cư trong tỉnh, mà còn có đông đảo nhân dân ở các huyện giáp gianh như Tuần Giáo, Tủa Chùa (huyện Điện Biên), Tân Uyên, Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đến xem hội.
< Lễ dâng hương miếu thờ thần linh tại bên hồ sông Đà, xã Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai.
< Cúng miếu Nàng Han (miếu thờ vị nữ Anh hùng có công đánh đuổi giặcPhẻ - phương Bắc).
< Các vận động viên “chân đất”.
Đối với người dân sống hai bên dòng sông Đà thuộc huyện Quỳnh Nhai, chèo thuyền là hoạt động tiêu biểu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Thái. Vừa thể hiện tinh thần chịu khó trong lao động sản xuất cũng như sự kiên cường, linh hoạt khi đối mặt với thiên nhiên.
< Đua thuyền nữ đang xuất phát.
Trong phần lễ, Ban tổ chức lễ hội cùng bà con các dân tộc đã thực hiện nghi lễ dâng hương tại miếu thờ Thần linh và miếu thờ Nàng Han được bà con “đón rước” từ bến Mường Chiên (huyện lỵ Quỳnh Nhai cũ) về.
< Đua Nam (mỗi thuyền 20 VĐV với cự ly 1.600m).
Đây là những vị thần linh thiêng đối với bà con dân tộc Thái vùng thượng nguồn sông Đà. Các đội thi đấu các nội dung gồm: đua thuyền nam cự ly 1.600 mét; Đua thuyền nữ và nam nữ phối hợp cự ly 1.400 mét.
< Quyết liệt trên đường đua vượt hồ sông Đà.
Do đặc điểm đất nước Việt Nam ta nhiều sông nước, cả miền Bắc và Miền Nam. Với một địa hình như vậy trong đời sống văn hoá tín ngưỡng và lễ hội không thể không chịu ảnh hưởng sâu sắc: thờ thuỷ thần, hội đua chải, đua ghe đã là những mảng quan trọng trong văn hoá lễ hội, trong đời sống tinh thần của nhân dân.
< Trống dục liên hồi cổ vũ các đội đua thuyền.
< Đua về đích (đội đua nam).
< Đội đua phối hợp Nam - Nữ.
Hội đua thuyền ở nước ta có trên 3000 năm đã trở thành truyền thống lâu đời trong đời sống văn hoá. Trên thân các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà, Quảng Xương… đều có chạm hình những chiếc thuyền đang đua bơi.
< Đua về đích của đội Nam - Nữ.
Nhiều sách đã ghi lại tài nghệ bơi lặn, đua thuyền của nhân dân ta. Sách Tuỳ thư (địa lý chí) và Việt sử lược cho biết: lễ hội đua thuyền thời Tiền Lê, thời Lý phát triển mạnh.
Những cảnh khắc hoạ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và hình dạng con thuyền của người Việt thời tiền sử càng cho thấy rõ hơn truyền thống sông nước của nhân dân ta. Đó chính là những cuộc đua trong hội nước, là cảnh hội làng mà trong đó nghi lễ chủ yếu liên quan tới nước.
Du lịch, GO! - Theo Bee.net + Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ
< Cầu Pá Uôn trong ngày hội đua thuyền.
Tham gia thi đấu và đua thuyền có 11 đội (trên 527 vận động viên) của các xã trong huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu.
Lễ hội đua thuyền diễn ra sôi nổi ngay bên cầu Pá Uôn (QL 279), cầu vượt hồ Sông Đà có trụ cao nhất Việt Nam (cao 98m, dài 923m). Lễ hội không chỉ thu hút hàng ngàn đồng bào các dân tộc trong huyện, bà con các bản tái định cư trong tỉnh, mà còn có đông đảo nhân dân ở các huyện giáp gianh như Tuần Giáo, Tủa Chùa (huyện Điện Biên), Tân Uyên, Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đến xem hội.
< Lễ dâng hương miếu thờ thần linh tại bên hồ sông Đà, xã Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai.
< Cúng miếu Nàng Han (miếu thờ vị nữ Anh hùng có công đánh đuổi giặcPhẻ - phương Bắc).
< Các vận động viên “chân đất”.
Đối với người dân sống hai bên dòng sông Đà thuộc huyện Quỳnh Nhai, chèo thuyền là hoạt động tiêu biểu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Thái. Vừa thể hiện tinh thần chịu khó trong lao động sản xuất cũng như sự kiên cường, linh hoạt khi đối mặt với thiên nhiên.
< Đua thuyền nữ đang xuất phát.
Trong phần lễ, Ban tổ chức lễ hội cùng bà con các dân tộc đã thực hiện nghi lễ dâng hương tại miếu thờ Thần linh và miếu thờ Nàng Han được bà con “đón rước” từ bến Mường Chiên (huyện lỵ Quỳnh Nhai cũ) về.
< Đua Nam (mỗi thuyền 20 VĐV với cự ly 1.600m).
Đây là những vị thần linh thiêng đối với bà con dân tộc Thái vùng thượng nguồn sông Đà. Các đội thi đấu các nội dung gồm: đua thuyền nam cự ly 1.600 mét; Đua thuyền nữ và nam nữ phối hợp cự ly 1.400 mét.
< Quyết liệt trên đường đua vượt hồ sông Đà.
Do đặc điểm đất nước Việt Nam ta nhiều sông nước, cả miền Bắc và Miền Nam. Với một địa hình như vậy trong đời sống văn hoá tín ngưỡng và lễ hội không thể không chịu ảnh hưởng sâu sắc: thờ thuỷ thần, hội đua chải, đua ghe đã là những mảng quan trọng trong văn hoá lễ hội, trong đời sống tinh thần của nhân dân.
< Trống dục liên hồi cổ vũ các đội đua thuyền.
< Đua về đích (đội đua nam).
< Đội đua phối hợp Nam - Nữ.
Hội đua thuyền ở nước ta có trên 3000 năm đã trở thành truyền thống lâu đời trong đời sống văn hoá. Trên thân các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà, Quảng Xương… đều có chạm hình những chiếc thuyền đang đua bơi.
< Đua về đích của đội Nam - Nữ.
Nhiều sách đã ghi lại tài nghệ bơi lặn, đua thuyền của nhân dân ta. Sách Tuỳ thư (địa lý chí) và Việt sử lược cho biết: lễ hội đua thuyền thời Tiền Lê, thời Lý phát triển mạnh.
Những cảnh khắc hoạ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và hình dạng con thuyền của người Việt thời tiền sử càng cho thấy rõ hơn truyền thống sông nước của nhân dân ta. Đó chính là những cuộc đua trong hội nước, là cảnh hội làng mà trong đó nghi lễ chủ yếu liên quan tới nước.
Du lịch, GO! - Theo Bee.net + Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ
0 nhận xét :
Đăng nhận xét