Mỗi lần lên Tây Bắc là mỗi lần có cảm xúc khác nhau, đó là cảm nhận của nhiều người khi khám phá cung đường Tây Bắc qua những bản làng và địa danh du lịch nổi tiếng của 8 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình.
< Phố núi Sa Pa trong sương sớm.
Đoàn chúng tôi tham gia hành trình khám phá “Cung đường Tây Bắc” vào những ngày mùa thu tháng Tám trong tiết trời trong xanh, mát mẻ. Điểm khởi đầu của chuyến đi là tỉnh Hoà Bình. Ở Hòa Bình, đoàn đã đi thăm Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, bản Lác, động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc...
< Vẻ đẹp kỳ vĩ của những cung đường Tây Bắc.
Rời Hòa Bình, đoàn tiếp tục chuyến hành trình đến với tỉnh Sơn La. Tại đây, mọi người được đắm mình trong không gian thảo nguyên xanh thơ mộng của huyện Mộc Châu, nơi có nông trường bò sữa nổi tiếng cả nước, và tham quan di tích lịch sử nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên đỉnh đồi Khau Cả để làm nơi giam cầm những nhà cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác.
< Đồng bào Mông ở Hà Giang.
Sau những ngày khám phá vẻ đẹp và văn hóa Sơn La, đoàn lại tiếp tục lên đường đến với tỉnh Điện Biên. Tại đây, du khách được về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa với những di tích nổi tiếng như cánh đồng Mường Thanh; Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đóng ở xã Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo; các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp, nơi có hầm tướng De Castries.
Ngoài ra, du khách còn có cơ hội được khám phá nhiều cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc như đèo Pha Đin, rừng ngyên sinh Mường Nhé, hồ Pá Khoang, hang Thẩm Báng...
< Du khách tham quan tượng đài chiến thắng Mường Phăng.
Từ Điện Biên, chúng tôi đi tiếp lên tỉnh Lai Châu để khám phá những nét phong tục đặc sắc, nghệ thuật múa xòe và tài dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở bản Vàng Pheo.
Điểm nhấn của tour “Cung đường Tây Bắc” có lẽ là điểm dừng chân tiếp theo tại tỉnh Lào Cai. Lào Cai là địa phương có đông đồng bào các dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Mông, Tày, Dao, Giáy, Thái, Phù Lá, Hà Nhì, Nùng... tạo nên một không gian văn hóa hết sức phong phú và đa dạng.
< Ruộng bậc thang ở Sa Pa.
Lào Cai cũng là địa danh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp và kỳ thú như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng)... Đặc biệt, tại Lào Cai, du khách không thể bỏ qua chuyến khám phá thị trấn phố núi Sa Pa quanh năm mờ sương và chinh phục đỉnh Phăng Xi Păng hùng vĩ cao 3.143m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
Điểm đến tiếp theo trong chuyến hành trình là tỉnh Hà Giang, nơi có nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ ca như: cao nguyên đá Đồng Văn, dãy núi Tây Côn Lĩnh trùng điệp, cổng trời Quản Bạ, đỉnh Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú, dòng sông Nho Quế, phố cổ Đồng Văn, chợ tình Khâu Vai...
< Du khách nước ngoài mua sản phẩm dệt truyền thống của đồng bào dân tộc ở Sa Pa.
Tạm biệt Hà Giang, đoàn chúng tôi quay ngược về Yên Bái để đến với Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, nơi có những rừng chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ấn tượng hơn, chúng tôi còn được tận mắt ngắm nhìn những khu ruộng bậc thang tuyệt đẹp trong nắng vàng Mù Căng Chải; được tham quan hồ Thác Bà, một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và chứng kiến lễ cấp sắc, hay còn gọi là lễ trưởng thành của người Dao sinh sống ở nơi đây.
< Mùa xuân Tây Bắc.
Điểm cuối cùng của chuyến hành trình “Cung đường Tây Bắc” là vùng đất Tổ linh thiêng Phú Thọ, mảnh đất gắn liền với huyền thoại về dòng giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử dựng nước và giữ nước của 18 đời vua Hùng. Về Phú Thọ, du khách sẽ được tham quan và làm lễ dâng hương tại Đền Hùng, được đắm mình trong không gian của những vườn cọ, đồi chè, đồng xanh dào dạt...
Những ngày rong ruổi khám phá trên “Cung đường Tây Bắc” rồi cũng nhanh chóng đến điểm dừng cuối. Chuyến đi đã để lại trong lòng mỗi người những cảm xúc và trải nghiệm thú vị về đất nước Việt Nam tươi đẹp và kì thú. Và “Cung đường Tây Bắc” chính là một lời mời gọi, một thể nghiệm mới đầy hấp dẫn đối với những ai yêu thích khám phá vùng cao Tây Bắc, nơi có nhiều điều bí ẩn đang chờ đợi ở phía trước.
Du lịch, GO! - Theo Báo ảnh VN
< Du khách nước ngoài khám phá văn hoá và đời sống đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Tour du lịch khám phá “Cung đường Tây Bắc” với hành trình đi qua 8 tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,Yên Bái, Phú Thọ. Thời gian mỗi chuyến đi khoảng 4 đến 10 ngày. Phương tiện đi lại có thể là ô tô, tàu hỏa hoặc máy bay. Đây là một tuor du lịch mới được hình thành dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và các địa phương nhằm tạo nên một sản phẩm du lịch mới có thể kết nối được nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của vùng Tây Bắc giàu tiềm năng.
THÔNG TIN THAM KHẢO:
Tại Hà Nội: Công ty Du lịch Hà Nội Tourits
ĐT: 04.62505858
Web: http://www.hanoitourist.vn
Tại Hòa Bình: Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình
ĐT: 18. 3854372 – 3854370
< Phố núi Sa Pa trong sương sớm.
Đoàn chúng tôi tham gia hành trình khám phá “Cung đường Tây Bắc” vào những ngày mùa thu tháng Tám trong tiết trời trong xanh, mát mẻ. Điểm khởi đầu của chuyến đi là tỉnh Hoà Bình. Ở Hòa Bình, đoàn đã đi thăm Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, bản Lác, động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc...
< Vẻ đẹp kỳ vĩ của những cung đường Tây Bắc.
Rời Hòa Bình, đoàn tiếp tục chuyến hành trình đến với tỉnh Sơn La. Tại đây, mọi người được đắm mình trong không gian thảo nguyên xanh thơ mộng của huyện Mộc Châu, nơi có nông trường bò sữa nổi tiếng cả nước, và tham quan di tích lịch sử nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên đỉnh đồi Khau Cả để làm nơi giam cầm những nhà cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác.
< Đồng bào Mông ở Hà Giang.
Sau những ngày khám phá vẻ đẹp và văn hóa Sơn La, đoàn lại tiếp tục lên đường đến với tỉnh Điện Biên. Tại đây, du khách được về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa với những di tích nổi tiếng như cánh đồng Mường Thanh; Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đóng ở xã Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo; các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp, nơi có hầm tướng De Castries.
Ngoài ra, du khách còn có cơ hội được khám phá nhiều cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc như đèo Pha Đin, rừng ngyên sinh Mường Nhé, hồ Pá Khoang, hang Thẩm Báng...
< Du khách tham quan tượng đài chiến thắng Mường Phăng.
Từ Điện Biên, chúng tôi đi tiếp lên tỉnh Lai Châu để khám phá những nét phong tục đặc sắc, nghệ thuật múa xòe và tài dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở bản Vàng Pheo.
Điểm nhấn của tour “Cung đường Tây Bắc” có lẽ là điểm dừng chân tiếp theo tại tỉnh Lào Cai. Lào Cai là địa phương có đông đồng bào các dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Mông, Tày, Dao, Giáy, Thái, Phù Lá, Hà Nhì, Nùng... tạo nên một không gian văn hóa hết sức phong phú và đa dạng.
< Ruộng bậc thang ở Sa Pa.
Lào Cai cũng là địa danh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp và kỳ thú như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng)... Đặc biệt, tại Lào Cai, du khách không thể bỏ qua chuyến khám phá thị trấn phố núi Sa Pa quanh năm mờ sương và chinh phục đỉnh Phăng Xi Păng hùng vĩ cao 3.143m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
Điểm đến tiếp theo trong chuyến hành trình là tỉnh Hà Giang, nơi có nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ ca như: cao nguyên đá Đồng Văn, dãy núi Tây Côn Lĩnh trùng điệp, cổng trời Quản Bạ, đỉnh Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú, dòng sông Nho Quế, phố cổ Đồng Văn, chợ tình Khâu Vai...
< Du khách nước ngoài mua sản phẩm dệt truyền thống của đồng bào dân tộc ở Sa Pa.
Tạm biệt Hà Giang, đoàn chúng tôi quay ngược về Yên Bái để đến với Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, nơi có những rừng chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ấn tượng hơn, chúng tôi còn được tận mắt ngắm nhìn những khu ruộng bậc thang tuyệt đẹp trong nắng vàng Mù Căng Chải; được tham quan hồ Thác Bà, một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và chứng kiến lễ cấp sắc, hay còn gọi là lễ trưởng thành của người Dao sinh sống ở nơi đây.
< Mùa xuân Tây Bắc.
Điểm cuối cùng của chuyến hành trình “Cung đường Tây Bắc” là vùng đất Tổ linh thiêng Phú Thọ, mảnh đất gắn liền với huyền thoại về dòng giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử dựng nước và giữ nước của 18 đời vua Hùng. Về Phú Thọ, du khách sẽ được tham quan và làm lễ dâng hương tại Đền Hùng, được đắm mình trong không gian của những vườn cọ, đồi chè, đồng xanh dào dạt...
Những ngày rong ruổi khám phá trên “Cung đường Tây Bắc” rồi cũng nhanh chóng đến điểm dừng cuối. Chuyến đi đã để lại trong lòng mỗi người những cảm xúc và trải nghiệm thú vị về đất nước Việt Nam tươi đẹp và kì thú. Và “Cung đường Tây Bắc” chính là một lời mời gọi, một thể nghiệm mới đầy hấp dẫn đối với những ai yêu thích khám phá vùng cao Tây Bắc, nơi có nhiều điều bí ẩn đang chờ đợi ở phía trước.
Du lịch, GO! - Theo Báo ảnh VN
< Du khách nước ngoài khám phá văn hoá và đời sống đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Tour du lịch khám phá “Cung đường Tây Bắc” với hành trình đi qua 8 tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,Yên Bái, Phú Thọ. Thời gian mỗi chuyến đi khoảng 4 đến 10 ngày. Phương tiện đi lại có thể là ô tô, tàu hỏa hoặc máy bay. Đây là một tuor du lịch mới được hình thành dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và các địa phương nhằm tạo nên một sản phẩm du lịch mới có thể kết nối được nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của vùng Tây Bắc giàu tiềm năng.
THÔNG TIN THAM KHẢO:
Tại Hà Nội: Công ty Du lịch Hà Nội Tourits
ĐT: 04.62505858
Web: http://www.hanoitourist.vn
Tại Hòa Bình: Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình
ĐT: 18. 3854372 – 3854370
0 nhận xét :
Đăng nhận xét