Chưa phát triển nhiều về du lịch nên khu vực thác Gia Long “trắng” về dịch vụ. Đây là điều kiện tốt để khách trổ tài nấu nướng, chế biến thức ăn. Hấp dẫn nhất là món heo mọi (còn gọi là heo tộc) quay bởi cách làm đơn giản với lò quay dã chiến!
< Heo tộc, còn gọi là heo mọi...
Nguyên liệu dĩ nhiên là heo được mua tại các bản làng. Người dân bản địa nuôi rất nhiều heo theo phương pháp truyền thống. Heo không ăn thức ăn viên, thức ăn tăng trọng mà chủ yếu chúng tự tìm thức ăn và một phần nhỏ được chủ cung cấp. Thực phẩm của chúng phần lớn là rau, củ...
Heo vận động rất nhiều nên thịt chắc nịt. Trọng lương mỗi con heo tộc chừng khoảng 15-20 kg. Khi cần bán, người nuôi mang heo ra chợ và ngã giá với khách. Nếu không đến được cuộc họp chợ, khách có thể vào bản làng hỏi mua.
Trên đường vào thác Gia Long (Đắk Lắk), khách có thể ghé vào bản làng mua heo và nhờ một người dân bản địa đi cùng để cùng bạn chế biến món này.
Du khách tất nhiên là không thể “thịt” con heo khi chúng còn sống nên nhờ người dân bản địa làm thay. Họ làm rất nhanh gọn. Lò quay dã chiến được dựng lên. Cành cây rừng khô được gom lại đốt cháy hết, chỉ còn than hồng.
Heo được làm sạch và lấy đồ lòng ra ngoài rồi xiên từ đầu đến đuôi, đặt lên bếp và quay đều tay cho đến khi da chuyển sang màu vàng rượm, bốc hương thơm nức. Người bản địa ướp thịt không cầu kỳ. Có khi họ không ướp bất cứ gia vị nào để giữ vị ngọt, ngon vốn có của nguyên liệu.
Heo quay chín thì đưa xuống và cắt thành những miếng nhỏ. Thịt heo mọi vốn dai và ít mỡ do chúng vận động nhiều, không ăn thức ăn tăng trọng nên ăn không ngán. Bên dòng thác nước xanh ngát, giữa đại ngàn rộng lớn mà thưởng thức món này thì còn gì bằng. Khách còn có dịp trải nghiệm tay nghề đầu bếp của mình với món heo mọi quay...
ĐGD: Mình ăn thứ heo này nhiều lần, thịt heo sừng sựt ăn ngon hơn heo nuôi nhiều dù cách chế biến không cầu kỳ. Những chợ địa phương gần vùng núi rừng thường có bán heo quay sẳn, giá rẻ hơn heo nuôi.
Du lịch, GO! - Theo báo Cần Thơ, internet
< Heo tộc, còn gọi là heo mọi...
Nguyên liệu dĩ nhiên là heo được mua tại các bản làng. Người dân bản địa nuôi rất nhiều heo theo phương pháp truyền thống. Heo không ăn thức ăn viên, thức ăn tăng trọng mà chủ yếu chúng tự tìm thức ăn và một phần nhỏ được chủ cung cấp. Thực phẩm của chúng phần lớn là rau, củ...
Heo vận động rất nhiều nên thịt chắc nịt. Trọng lương mỗi con heo tộc chừng khoảng 15-20 kg. Khi cần bán, người nuôi mang heo ra chợ và ngã giá với khách. Nếu không đến được cuộc họp chợ, khách có thể vào bản làng hỏi mua.
Trên đường vào thác Gia Long (Đắk Lắk), khách có thể ghé vào bản làng mua heo và nhờ một người dân bản địa đi cùng để cùng bạn chế biến món này.
Du khách tất nhiên là không thể “thịt” con heo khi chúng còn sống nên nhờ người dân bản địa làm thay. Họ làm rất nhanh gọn. Lò quay dã chiến được dựng lên. Cành cây rừng khô được gom lại đốt cháy hết, chỉ còn than hồng.
Heo được làm sạch và lấy đồ lòng ra ngoài rồi xiên từ đầu đến đuôi, đặt lên bếp và quay đều tay cho đến khi da chuyển sang màu vàng rượm, bốc hương thơm nức. Người bản địa ướp thịt không cầu kỳ. Có khi họ không ướp bất cứ gia vị nào để giữ vị ngọt, ngon vốn có của nguyên liệu.
Heo quay chín thì đưa xuống và cắt thành những miếng nhỏ. Thịt heo mọi vốn dai và ít mỡ do chúng vận động nhiều, không ăn thức ăn tăng trọng nên ăn không ngán. Bên dòng thác nước xanh ngát, giữa đại ngàn rộng lớn mà thưởng thức món này thì còn gì bằng. Khách còn có dịp trải nghiệm tay nghề đầu bếp của mình với món heo mọi quay...
ĐGD: Mình ăn thứ heo này nhiều lần, thịt heo sừng sựt ăn ngon hơn heo nuôi nhiều dù cách chế biến không cầu kỳ. Những chợ địa phương gần vùng núi rừng thường có bán heo quay sẳn, giá rẻ hơn heo nuôi.
Du lịch, GO! - Theo báo Cần Thơ, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét