Thấy bạn bè dân "phượt" kháo nhau sắp khởi công xây dựng đập thủy điện Trung Sơn. Sau đó, khi hồ thủy điện hình thành và đi vào hoạt động, cung đường lịch sử Mai Châu - Mường Lát - Sài Khao - theo bước chân đoàn quân Tây tiến năm nào sẽ chỉ còn trong kỷ niệm. Thế là chúng tôi lại lục tục chuẩn bị xe cộ, đồ đoàn tiến về nơi ấy.
Sài Khao, một Sài Khao trầm hùng trong câu thơ của Quang Dũng “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi...” giờ đây vẫn khó khăn và nghèo nàn, nhưng Sài Khao vẫn là một mảnh đất đủ lãng mạn và nên thơ để níu lòng lữ khách.
< Sài Khao chào đón người lữ khách bằng những con dốc cao khúc khuỷu.
Sài Khao chào đón khách lữ hành bằng những con dốc cao ngút tầm mắt nối nhau điệp trùng, trong đó dài nhất và cao nhất phải kể tới con đèo Pù Hin Hại - con đèo đã khiến nhiều xe máy trong đoàn chết máy giữa chừng vì quá dài, cao, và dốc. Không ít xe người ngồi sau phải nhảy xuống đẩy xe mới đi nổi.
Vượt qua bao đèo cao hiểm trở, Sài Khao cũng hiện ra trước mắt những người lữ khách trong chiều tà với vẻ nghèo nàn, hoang sơ nhưng rất đỗi nên thơ của nó.
Bản ở đây có khoảng 90 hộ dân với khoảng 390 nhân khẩu, chủ yếu người dân tộc Mông sinh sống. Sài Khao không có điện, không nước sạch, không chợ, không đường bêtông và thông tin liên lạc... Những ngôi nhà nằm chênh vênh trên sườn đồi hay cheo leo ở lưng chừng con dốc.
Còn ngôi trường của lũ trẻ thì dựng tạm bằng vách gỗ thô sơ, lợp mái tôn, nghiêng nghiêng bên cạnh đồn biên phòng như cần che chở...
Đêm xuống, Sài Khao chìm trong bóng tối tịch mịch. Không điện chiếu sáng, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong đêm tối. Leo lét vài ánh nến, ánh đèn dầu ở đâu đó. Lũ trẻ con cũng chỉ có thể chơi đùa trong ánh sáng loang loáng của vài chiếc đèn pin nhỏ. Trong đêm tịch mịch, tiếng cười của chúng vang lẫn vào bóng đêm...
Khó khăn nghèo nàn là vậy, nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là cảnh sắc hùng tráng mà nên thơ quá đỗi của Sài Khao. Vẻ nên thơ hoang dại mà ai đến một lần khó có thể quên được.
< Con dốc Pù Hin Hại - Dulichgo: Ảnh chụp 'hơi ăn gian vì dốc thế này làm sao đi, bạn nhìn chiều đứng của các cây.
Được mệnh danh là “Đà Lạt của Thanh Hóa”, Sài Khao có không khí rất trong lành, mát mẻ và thoáng đãng. Là một trong những bản cao nhất tỉnh, nên đứng trên đỉnh Sài Khao có thể phóng tầm mắt ra những núi non điệp trùng thơ mộng xung quanh. Đón bình minh hay hoàng hôn ở Sài Khao đều đẹp đến mê hồn. Vào những buổi sáng sớm sau cơn mưa, có thể thấy mây vờn trên những đỉnh núi mơ màng và tráng lệ...
Bao quanh bản của người Mông là những nương ngô, nương lúa xanh mát ngút ngàn - những nương lúa nương ngô giúp xua đi cái đói, cái nghèo của người dân Sài Khao. Rất “hồn nhiên” như không quan tâm tới sự ngỡ ngàng của những lữ khách phương xa, những nương lúa, nương ngô cứ “bò” từ sườn đồi nọ sang quả núi kia, trải dài mãi ra dưới bầu trời xanh thăm thẳm... Đẹp đến nao lòng!
Đêm ở Sài Khao cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Tĩnh lặng và êm đềm với bầu trời đầy sao mênh mông bất tận. Đến Sài Khao, nhói lòng trước những cảnh sinh hoạt vất vả của bà con, nhưng cũng là lúc lắng lòng, nhớ lại tuổi thơ xưa ở một miền quê nghèo nào đó. Không điện, nên ta có thể vui đùa với bầu trời sao bao la, có thể nhìn ngắm dải Ngân hà, hay chòm sao Orion thần bí... Trẻ con ở thành phố bây giờ điện đèn rực rỡ, đâu còn có mấy dịp để ngắm sao?
< Những nương lúa, nương ngô chạy dọc đường đi.
Và hơn hết cả, Sài Khao có những con người quá đỗi tốt bụng và hiền lành. Nhớ như in nụ cười của chị chủ quán trẻ hiền lành khi cho chúng tôi mớ măng tươi để nấu bữa ăn “cải thiện” ở Sài Khao. Nhớ bác bán kem chỉ lấy tiền kem ốc quế, còn thì mời cả nhóm ăn kem túi không tính tiền. Nhớ những khuôn mặt hiền lành của những người dân đã nhiệt tình chỉ đường cho chúng tôi đi đúng hướng. Nhớ các anh biên phòng tốt bụng và nhiệt tình lo chỗ ăn chỗ ngủ cho từng đứa.
Và nhớ nhất là những nụ cười hồn nhiên, trong trẻo quá đỗi của lũ trẻ con nơi này...
< Một góc Sài Khao trong nắng sớm.
Khó khăn vẫn còn chất chồng... Nhiều đoàn khách du lịch, nhất là các bạn trẻ trong phong trào "phượt" tình nguyện đã đến với Sài Khao, chia sẻ những khó khăn với người dân ở đây, mang cho trẻ con ở Sài Khao quần áo, lương thực, bánh kẹo và sách vở... Nhưng những chia sẻ ấy, với sức lực của các bạn trẻ "phượt" tình nguyện thì vẫn chưa thấm vào đâu so với những khó khăn nơi đây...
Sài Khao vẫn cần lắm những tấm lòng, cần lắm những trái tim!
< Những ánh mắt ngây thơ trong sáng ở Sài Khao.
Lên Sài Khao, nếu đi theo đường Hồ Chí Minh, từ TP Thanh Hóa qua Cẩm Thủy, Hồi Xuân tới Mường Lát, đi khoảng 20km nữa sẽ tới Sài Khao. Còn theo hướng Mai Châu, Trung Sơn, Mường Lý, khi qua Mường Lý rẽ trái, đi khoảng 15-18km nữa thì đến. Mường Lát - Sài Khao đi rồi mới thấy nó còn hơn cả một cung đường tìm về với lịch sử. Và đó cũng là cung đường nơi trái tim tìm đến với trái tim... Thương lắm Sài Khao!
Du lịch, GO! - Theo TTO
Sài Khao, một Sài Khao trầm hùng trong câu thơ của Quang Dũng “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi...” giờ đây vẫn khó khăn và nghèo nàn, nhưng Sài Khao vẫn là một mảnh đất đủ lãng mạn và nên thơ để níu lòng lữ khách.
< Sài Khao chào đón người lữ khách bằng những con dốc cao khúc khuỷu.
Sài Khao chào đón khách lữ hành bằng những con dốc cao ngút tầm mắt nối nhau điệp trùng, trong đó dài nhất và cao nhất phải kể tới con đèo Pù Hin Hại - con đèo đã khiến nhiều xe máy trong đoàn chết máy giữa chừng vì quá dài, cao, và dốc. Không ít xe người ngồi sau phải nhảy xuống đẩy xe mới đi nổi.
Vượt qua bao đèo cao hiểm trở, Sài Khao cũng hiện ra trước mắt những người lữ khách trong chiều tà với vẻ nghèo nàn, hoang sơ nhưng rất đỗi nên thơ của nó.
Bản ở đây có khoảng 90 hộ dân với khoảng 390 nhân khẩu, chủ yếu người dân tộc Mông sinh sống. Sài Khao không có điện, không nước sạch, không chợ, không đường bêtông và thông tin liên lạc... Những ngôi nhà nằm chênh vênh trên sườn đồi hay cheo leo ở lưng chừng con dốc.
Còn ngôi trường của lũ trẻ thì dựng tạm bằng vách gỗ thô sơ, lợp mái tôn, nghiêng nghiêng bên cạnh đồn biên phòng như cần che chở...
Đêm xuống, Sài Khao chìm trong bóng tối tịch mịch. Không điện chiếu sáng, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong đêm tối. Leo lét vài ánh nến, ánh đèn dầu ở đâu đó. Lũ trẻ con cũng chỉ có thể chơi đùa trong ánh sáng loang loáng của vài chiếc đèn pin nhỏ. Trong đêm tịch mịch, tiếng cười của chúng vang lẫn vào bóng đêm...
Khó khăn nghèo nàn là vậy, nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là cảnh sắc hùng tráng mà nên thơ quá đỗi của Sài Khao. Vẻ nên thơ hoang dại mà ai đến một lần khó có thể quên được.
< Con dốc Pù Hin Hại - Dulichgo: Ảnh chụp 'hơi ăn gian vì dốc thế này làm sao đi, bạn nhìn chiều đứng của các cây.
Được mệnh danh là “Đà Lạt của Thanh Hóa”, Sài Khao có không khí rất trong lành, mát mẻ và thoáng đãng. Là một trong những bản cao nhất tỉnh, nên đứng trên đỉnh Sài Khao có thể phóng tầm mắt ra những núi non điệp trùng thơ mộng xung quanh. Đón bình minh hay hoàng hôn ở Sài Khao đều đẹp đến mê hồn. Vào những buổi sáng sớm sau cơn mưa, có thể thấy mây vờn trên những đỉnh núi mơ màng và tráng lệ...
Bao quanh bản của người Mông là những nương ngô, nương lúa xanh mát ngút ngàn - những nương lúa nương ngô giúp xua đi cái đói, cái nghèo của người dân Sài Khao. Rất “hồn nhiên” như không quan tâm tới sự ngỡ ngàng của những lữ khách phương xa, những nương lúa, nương ngô cứ “bò” từ sườn đồi nọ sang quả núi kia, trải dài mãi ra dưới bầu trời xanh thăm thẳm... Đẹp đến nao lòng!
Đêm ở Sài Khao cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Tĩnh lặng và êm đềm với bầu trời đầy sao mênh mông bất tận. Đến Sài Khao, nhói lòng trước những cảnh sinh hoạt vất vả của bà con, nhưng cũng là lúc lắng lòng, nhớ lại tuổi thơ xưa ở một miền quê nghèo nào đó. Không điện, nên ta có thể vui đùa với bầu trời sao bao la, có thể nhìn ngắm dải Ngân hà, hay chòm sao Orion thần bí... Trẻ con ở thành phố bây giờ điện đèn rực rỡ, đâu còn có mấy dịp để ngắm sao?
< Những nương lúa, nương ngô chạy dọc đường đi.
Và hơn hết cả, Sài Khao có những con người quá đỗi tốt bụng và hiền lành. Nhớ như in nụ cười của chị chủ quán trẻ hiền lành khi cho chúng tôi mớ măng tươi để nấu bữa ăn “cải thiện” ở Sài Khao. Nhớ bác bán kem chỉ lấy tiền kem ốc quế, còn thì mời cả nhóm ăn kem túi không tính tiền. Nhớ những khuôn mặt hiền lành của những người dân đã nhiệt tình chỉ đường cho chúng tôi đi đúng hướng. Nhớ các anh biên phòng tốt bụng và nhiệt tình lo chỗ ăn chỗ ngủ cho từng đứa.
Và nhớ nhất là những nụ cười hồn nhiên, trong trẻo quá đỗi của lũ trẻ con nơi này...
< Một góc Sài Khao trong nắng sớm.
Khó khăn vẫn còn chất chồng... Nhiều đoàn khách du lịch, nhất là các bạn trẻ trong phong trào "phượt" tình nguyện đã đến với Sài Khao, chia sẻ những khó khăn với người dân ở đây, mang cho trẻ con ở Sài Khao quần áo, lương thực, bánh kẹo và sách vở... Nhưng những chia sẻ ấy, với sức lực của các bạn trẻ "phượt" tình nguyện thì vẫn chưa thấm vào đâu so với những khó khăn nơi đây...
Sài Khao vẫn cần lắm những tấm lòng, cần lắm những trái tim!
< Những ánh mắt ngây thơ trong sáng ở Sài Khao.
Lên Sài Khao, nếu đi theo đường Hồ Chí Minh, từ TP Thanh Hóa qua Cẩm Thủy, Hồi Xuân tới Mường Lát, đi khoảng 20km nữa sẽ tới Sài Khao. Còn theo hướng Mai Châu, Trung Sơn, Mường Lý, khi qua Mường Lý rẽ trái, đi khoảng 15-18km nữa thì đến. Mường Lát - Sài Khao đi rồi mới thấy nó còn hơn cả một cung đường tìm về với lịch sử. Và đó cũng là cung đường nơi trái tim tìm đến với trái tim... Thương lắm Sài Khao!
Du lịch, GO! - Theo TTO
0 nhận xét :
Đăng nhận xét