“Ai về Cồn Hến thì về/Cơm ăn ba bữa làm nghề thụt lui”. Câu ca ấy từ lâu, đã “chảy” trong lòng dân phía bờ nam sông Hoài, bên kia phố cổ có tên Cẩm Nam. Vùng đất mọc trên bãi phù sa ven sông Thu ấy còn có cái tên rất dân dã, “dễ thương” là Cồn Hến. Nơi ấy có dân làm nghề cào, chế biến và bày bán các món ăn từ hến.
< Hến xúc bánh tráng, một món truyền thống...
Mỗi sớm mai phố đã thưa dần tiếng rao lanh lảnh “Ai... hến... không?...”, nhưng nơi cồn đất bên kia sông không lúc nào thiếu vắng món bánh tráng xúc hến. Hến cồn Cẩm Nam ngọt, bùi và “lạ” đến khó quên.
Món ăn không chỉ ngon miệng mà còn ngon cả mắt. Một đĩa hến xào nóng hổi, phủ trên bề mặt ấy những lát ớt đỏ tươi, xắt mỏng, chen vài cọng hành xanh và hạt đậu phụng rang giã dập giòn rụm, thêm một tô canh hến lờ lợ, mặn ngọt của riêng con nước “xà hai” giữa buổi trưa hè… như đánh thức tự tâm khảm mỗi người về chốn quê xa, về cái nồng nàn của đất.
Phố cổ trở mình đón khách thập phương, món hến dân dã đã trở thành đặc sản. Hàng quán bên kia cầu Cẩm Nam nối nhau mọc lên với 3 món chủ yếu là bánh tráng đập, chè bắp và hến xào xúc bánh tráng. Lạ miệng, giá bình dân, nên nhiều thực khách đã ghé “con phố quê” ven sông này thưởng thức đặc sản mỗi khi đến phố.
Không ít người Hội An chọn các món ăn này để đãi khách phương xa. Những ngày lễ lạt, hội hè, quán xá ở con phố đầy bụi đất dài cả cây số ấy đông nghịt người, không còn chỗ trống
Nhờ du lịch, người làm hến bán được nhiều tiền hơn, dân Cồn Hến giàu lên, nhưng nhiều người vẫn thường hoài niệm, bởi sự đổi thay nhiều đến nhanh như một cái chớp mắt. Dụng cụ cào hến cũng khác, đi cào cũng không “thụt lùi” như trước mà có ghe thuyền hỗ trợ, tận thu khai thác… đến nỗi có năm mất mùa, phải lấy hến từ nhiều nơi khác mới đủ bán hàng ngày.
Nhịp sống hối hả, giờ cũng đã ít người nói về nghề làm hến quê xưa. Chuyện Cồn Hến có thể đổi dời nay mai cũng không mấy người bàn luận. Liệu câu ca xưa “Ai về Cồn Hến thì về...” có phai nhòa trong tâm trí?
Du lịch, GO! - Theo Đỗ Huấn (Quảng Nam Online), internet
< Hến xúc bánh tráng, một món truyền thống...
Mỗi sớm mai phố đã thưa dần tiếng rao lanh lảnh “Ai... hến... không?...”, nhưng nơi cồn đất bên kia sông không lúc nào thiếu vắng món bánh tráng xúc hến. Hến cồn Cẩm Nam ngọt, bùi và “lạ” đến khó quên.
Món ăn không chỉ ngon miệng mà còn ngon cả mắt. Một đĩa hến xào nóng hổi, phủ trên bề mặt ấy những lát ớt đỏ tươi, xắt mỏng, chen vài cọng hành xanh và hạt đậu phụng rang giã dập giòn rụm, thêm một tô canh hến lờ lợ, mặn ngọt của riêng con nước “xà hai” giữa buổi trưa hè… như đánh thức tự tâm khảm mỗi người về chốn quê xa, về cái nồng nàn của đất.
Phố cổ trở mình đón khách thập phương, món hến dân dã đã trở thành đặc sản. Hàng quán bên kia cầu Cẩm Nam nối nhau mọc lên với 3 món chủ yếu là bánh tráng đập, chè bắp và hến xào xúc bánh tráng. Lạ miệng, giá bình dân, nên nhiều thực khách đã ghé “con phố quê” ven sông này thưởng thức đặc sản mỗi khi đến phố.
Không ít người Hội An chọn các món ăn này để đãi khách phương xa. Những ngày lễ lạt, hội hè, quán xá ở con phố đầy bụi đất dài cả cây số ấy đông nghịt người, không còn chỗ trống
Nhờ du lịch, người làm hến bán được nhiều tiền hơn, dân Cồn Hến giàu lên, nhưng nhiều người vẫn thường hoài niệm, bởi sự đổi thay nhiều đến nhanh như một cái chớp mắt. Dụng cụ cào hến cũng khác, đi cào cũng không “thụt lùi” như trước mà có ghe thuyền hỗ trợ, tận thu khai thác… đến nỗi có năm mất mùa, phải lấy hến từ nhiều nơi khác mới đủ bán hàng ngày.
Nhịp sống hối hả, giờ cũng đã ít người nói về nghề làm hến quê xưa. Chuyện Cồn Hến có thể đổi dời nay mai cũng không mấy người bàn luận. Liệu câu ca xưa “Ai về Cồn Hến thì về...” có phai nhòa trong tâm trí?
Du lịch, GO! - Theo Đỗ Huấn (Quảng Nam Online), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét