Du lịch đường thủy vốn là một thế mạnh của vùng sông nước miền Tây. Sự xuất hiện của những chiếc du thuyền cao cấp trên dòng Cửu Long đã tạo nên một nét mới trong đời sống thương hồ của người dân vùng này, đồng thời mang đến một hình thức du lịch khám phá mới mẻ cho du khách.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, một trong những nguyên nhân khiến du lịch vùng sông nước này chưa phát triển đúng khả năng là do loại hình du lịch, địa điểm ăn nghỉ còn nghèo nàn, đến mức tìm một khách sạn ba hoặc bốn sao cũng đã rất khó dù ngay tại Cần Thơ (vì chúng chỉ chiếm 2% cơ sở lưu trú của toàn vùng), riêng số khách sạn đạt tiêu chuẩn năm sao chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Trong khi đó, mô hình du lịch nghỉ dưỡng miệt vườn lại chưa đủ những tiện nghi tối thiểu cho du khách nên “đến chơi cho biết” thì có thể, chứ nếu ở lại để tận hưởng đôi ba ngày nơi miệt vườn thì đó là chuyện xa vời. Vì vậy, hầu hết du khách đều trở lại TP.HCM sau vài giờ ngồi thuyền trên sông.
Nói về hệ thống ghe tàu du lịch thì phổ biến nhất trên sông Cửu Long là các tour lênh đênh từ bến Ninh Kiều tới cầu Quang Trung, hoặc xa hơn là xuôi sông Hậu đến vàm Cái Đôi nghe đàn ca tài tử hằng đêm, giá vé 20.000-40.000 đồng/lượt/người. Ngoài ra còn có hệ thống tàu du lịch chuyên chở khách tham quan chợ nổi, thăm cồn Phụng, cồn Thới Sơn… với mức giá 100.000-350.000 đồng/tour. Loại tàu ghe nhỏ được dùng để đưa khách theo tour đường sông “ngắn hạn” nên trên tàu chỉ có vài bộ áo phao dành cho du khách là… đủ!
Sự xuất hiện của những chiếc du thuyền “năm sao” đã mang đến một diện mạo mới cho dòng Cửu Long. Có thâm niên lâu nhất là du thuyền Bassac Cruise (được đặt theo tên dòng sông Hậu ngày xưa), gồm ba chiếc bằng gỗ đen bóng. Tàu Bassac có dáng dấp chiếc ghe bầu của giới thương hồ miền Tây, gồm ba tầng với sáu phòng ngủ đôi.
Dần dà, sự xuất hiện của du thuyền Mekong Eyes, Mekong Feeling, Pandaw Cruiser, La Marguerite, La Cochinchine… đã giúp cho cuộc chơi sông nước thêm phần đa dạng, thậm chí chuyện “ăn - ở” có phần còn hoàn thiện hơn vì số lượng phòng nghỉ đã lên đến vài chục. Các tàu đều có khoang bếp riêng, chất lượng ăn uống cũng thuộc hàng “sao”, trên tàu lênh đênh mà vẫn có thể tìm bất cứ món Tây nào hay một bữa cơm theo đúng phong cách Nam bộ với bông súng cá kho, canh chua cá…
Ngoài ra, tàu còn có phòng đọc sách, chỗ xem phim và tầng thượng để du khách sưởi nắng, hay một boong mở khá đẹp để khách uống nước và ngắm cảnh. Chủ nhân chiếc du thuyền Mekong Eyes từng chia sẻ điều quan trọng để xây dựng thương hiệu cho du thuyền sông nước là ngoài sự tiện nghi và sang trọng, còn phải biết “giao thương quốc tế”, tức là không làm cho du khách thấy mình trở nên lạ lẫm khi ngao du trên sông nước miền Tây.
Ở trên tàu, du khách phải được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cao cấp trong điều kiện trôi bồng bềnh giữa sông, mọi thiết bị trên tàu đều phải đạt sự an toàn tuyệt đối, đặc biệt là hệ thống điện, máy nước nóng, máy lạnh… Ngoài ra, các hoạt động vui chơi giải trí cũng phải đa dạng và sẵn sàng cho nhu cầu khám phá vẻ đẹp địa phương, chẳng hạn có canô, thuyền Kayak hay xe đạp để giúp những khách muốn vào sông lạch nhỏ hay khám phá thôn xóm miệt vườn.
Hầu hết các tàu có thể mở rộng tour đến Campuchia (kéo dài đến bảy, tám ngày) nếu du khách có nhu cầu. Loại hình này cũng khá thích hợp với những nhóm khách cần sự riêng tư, bởi thông thường, các tàu chỉ đón tiếp 20-60 khách/chuyến. Giá cả cho một chuyến hành trình hai ngày một đêm trên tàu thường từ 4 triệu đồng/khách trở lên. Tuy nhiên, lượng khách đặt tour đến nay vẫn chưa nhiều, trong khi nhu cầu của khách trong và ngoài nước có lẽ khá lớn. Lý do cơ bản là thông tin quảng bá còn yếu.
Tàu chạy với vận tốc trung bình 10 hải lý/giờ nên đủ giúp du khách thưởng ngoạn và ghi nhận lại cảnh sông nước miền Tây khá trọn vẹn. Bình yên, thư giãn và khám phá những điều lạ lẫm bằng một hình thức du lịch nghỉ dưỡng mới mẻ sẽ là điểm thu hút các du khách khi đến với những chiếc tàu hạng sang này.
Du lịch, GO! - Theo Hải Yến (DNSGCT)
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, một trong những nguyên nhân khiến du lịch vùng sông nước này chưa phát triển đúng khả năng là do loại hình du lịch, địa điểm ăn nghỉ còn nghèo nàn, đến mức tìm một khách sạn ba hoặc bốn sao cũng đã rất khó dù ngay tại Cần Thơ (vì chúng chỉ chiếm 2% cơ sở lưu trú của toàn vùng), riêng số khách sạn đạt tiêu chuẩn năm sao chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Trong khi đó, mô hình du lịch nghỉ dưỡng miệt vườn lại chưa đủ những tiện nghi tối thiểu cho du khách nên “đến chơi cho biết” thì có thể, chứ nếu ở lại để tận hưởng đôi ba ngày nơi miệt vườn thì đó là chuyện xa vời. Vì vậy, hầu hết du khách đều trở lại TP.HCM sau vài giờ ngồi thuyền trên sông.
Nói về hệ thống ghe tàu du lịch thì phổ biến nhất trên sông Cửu Long là các tour lênh đênh từ bến Ninh Kiều tới cầu Quang Trung, hoặc xa hơn là xuôi sông Hậu đến vàm Cái Đôi nghe đàn ca tài tử hằng đêm, giá vé 20.000-40.000 đồng/lượt/người. Ngoài ra còn có hệ thống tàu du lịch chuyên chở khách tham quan chợ nổi, thăm cồn Phụng, cồn Thới Sơn… với mức giá 100.000-350.000 đồng/tour. Loại tàu ghe nhỏ được dùng để đưa khách theo tour đường sông “ngắn hạn” nên trên tàu chỉ có vài bộ áo phao dành cho du khách là… đủ!
Sự xuất hiện của những chiếc du thuyền “năm sao” đã mang đến một diện mạo mới cho dòng Cửu Long. Có thâm niên lâu nhất là du thuyền Bassac Cruise (được đặt theo tên dòng sông Hậu ngày xưa), gồm ba chiếc bằng gỗ đen bóng. Tàu Bassac có dáng dấp chiếc ghe bầu của giới thương hồ miền Tây, gồm ba tầng với sáu phòng ngủ đôi.
Dần dà, sự xuất hiện của du thuyền Mekong Eyes, Mekong Feeling, Pandaw Cruiser, La Marguerite, La Cochinchine… đã giúp cho cuộc chơi sông nước thêm phần đa dạng, thậm chí chuyện “ăn - ở” có phần còn hoàn thiện hơn vì số lượng phòng nghỉ đã lên đến vài chục. Các tàu đều có khoang bếp riêng, chất lượng ăn uống cũng thuộc hàng “sao”, trên tàu lênh đênh mà vẫn có thể tìm bất cứ món Tây nào hay một bữa cơm theo đúng phong cách Nam bộ với bông súng cá kho, canh chua cá…
Ngoài ra, tàu còn có phòng đọc sách, chỗ xem phim và tầng thượng để du khách sưởi nắng, hay một boong mở khá đẹp để khách uống nước và ngắm cảnh. Chủ nhân chiếc du thuyền Mekong Eyes từng chia sẻ điều quan trọng để xây dựng thương hiệu cho du thuyền sông nước là ngoài sự tiện nghi và sang trọng, còn phải biết “giao thương quốc tế”, tức là không làm cho du khách thấy mình trở nên lạ lẫm khi ngao du trên sông nước miền Tây.
Ở trên tàu, du khách phải được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cao cấp trong điều kiện trôi bồng bềnh giữa sông, mọi thiết bị trên tàu đều phải đạt sự an toàn tuyệt đối, đặc biệt là hệ thống điện, máy nước nóng, máy lạnh… Ngoài ra, các hoạt động vui chơi giải trí cũng phải đa dạng và sẵn sàng cho nhu cầu khám phá vẻ đẹp địa phương, chẳng hạn có canô, thuyền Kayak hay xe đạp để giúp những khách muốn vào sông lạch nhỏ hay khám phá thôn xóm miệt vườn.
Hầu hết các tàu có thể mở rộng tour đến Campuchia (kéo dài đến bảy, tám ngày) nếu du khách có nhu cầu. Loại hình này cũng khá thích hợp với những nhóm khách cần sự riêng tư, bởi thông thường, các tàu chỉ đón tiếp 20-60 khách/chuyến. Giá cả cho một chuyến hành trình hai ngày một đêm trên tàu thường từ 4 triệu đồng/khách trở lên. Tuy nhiên, lượng khách đặt tour đến nay vẫn chưa nhiều, trong khi nhu cầu của khách trong và ngoài nước có lẽ khá lớn. Lý do cơ bản là thông tin quảng bá còn yếu.
Tàu chạy với vận tốc trung bình 10 hải lý/giờ nên đủ giúp du khách thưởng ngoạn và ghi nhận lại cảnh sông nước miền Tây khá trọn vẹn. Bình yên, thư giãn và khám phá những điều lạ lẫm bằng một hình thức du lịch nghỉ dưỡng mới mẻ sẽ là điểm thu hút các du khách khi đến với những chiếc tàu hạng sang này.
Du lịch, GO! - Theo Hải Yến (DNSGCT)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét