Ngoài những địa danh trong câu thơ: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, bạn không nên bỏ qua những cửa khẩu nổi tiếng, chợ biên giới hay đỉnh Mẫu Sơn.
< Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn.
Truy nguyên từng địa danh trong hai câu thơ trên thì Đồng Đăng là tên của một thị trấn giáp biên giới giữa nước ta và Trung Quốc, nằm trên quốc lộ 1A. Đến Đồng Đăng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ga cùng tên, ngắm tuyến đường sắt liên vận quốc tế sang Trung Quốc và từ đó đi các nước khác. Ngoài ra, đến đây, bạn còn sống lại những giây phút hào hùng của chiến trường, nơi từng diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
< Chùa Tam Thanh.
Phố (chợ) Kỳ Lừa nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn là một trung tâm mua bán sầm uất, đồng thời cũng là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc ít người trong khu vực và các tỉnh lân cận. Tô Thị, ngọn núi có hình dáng như bà mẹ bồng con lại gắn liền với mối duyên tình oan nghiệt của hai anh em ruột, và lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Chùa Tam Thanh, ngôi chùa nằm trong động núi đá thu hút du khách với vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên hài hòa, tượng phật A Di Đà tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ XV, hồ Âm Ti trong xanh quanh năm với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa.
<Ải Chi Lăng.
Ngoài 4 địa danh trên, Lạng Sơn cũng mê hoặc bạn với một ải Chi Lăng hoành tráng, đồ sộ và hiểm trở của những dãy núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế bí hiểm, nơi gắn liền với các danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề....; một Mẫu Sơn không thua kém Sapa về vẻ đẹp, về cuộc sống muôn màu của người dân nơi đây; một bến đá Kỳ Cùng, nơi có động chùa Tiên với rất nhiều thạch nhũ nhiều hình dáng, giếng Tiên với mạch nước ngầm trong suốt, thanh mát quanh năm.
< Động Tam Thanh tuyệt đẹp và bí ẩn.
Ở đây còn có khu danh thắng Hang Gió, hang động có chiều dài hàng trăm mét, rộng từ 50 - 70m, nơi được đánh giá như thiên đình ở hạ giới; động Nhị Thanh với đẹp kỳ vĩ và chùa Tam Giáo uy nghiêm, cùng hàng loạt những di tích lịch sử nổi tiếng như Thành Nhà Mạc, di tích Đoàn Thành Lạng Sơn, chùa Thành, đền cửa Đông, đền cửa Tây, đền Tả Phủ.
Bạn cũng không nên bỏ qua cơ hội tham quan 4 cửa khẩu là Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc) hay 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.
Di chuyển
Phần di chuyển bắt đầu từ Hà Nội, các bạn ở miền Trung hay miền Nam chịu khó xem đây là điểm trung chuyển. Riêng những bạn ở miền Bắc, chịu khó tham khảo thông tin về lịch trình đến Lạng Sơn ở bến xe mỗi tỉnh.
Bằng phương tiện công cộng:
Tại Hà Nội có hai phương tiện để đến Lạng Sơn là xe đò (mua vé tại bến xe Mỹ Đình, tại hãng xa Hoàng Long) hay tàu lửa. Theo kinh nghiệm của dân du lịch bụi và các thổ địa thì đi tàu lửa sẽ nhìn thấy nhiều cảnh đẹp hơn.
< Chùa Tam Thanh, núi nàng Tô Thị, hai trong bốn danh thắng đi vào lòng người của Lạng Sơn.
Lưu ý bạn nên tham khảo giá vé, thời gian xuất phát của cả hai đầu, những địa danh có thể đi qua để tiết kiệm thời gian di chuyển.
Bằng phương tiện cá nhân:
Thành phố Lạng Sơn cách Hà Nội 154km, cung đường hoàn toàn thích hợp cho một chuyến dạo chơi cuối tuần.
< Vẻ thơ mộng của đường lên Mẫu Sơn vào một sáng mùa hè.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo đầy đủ giấy tờ xe. Chấp hành tốt luật an toàn giao thông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính để đảm bảo an toàn khi đi đường. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.
Đến vào mùa nào?
Bạn có thể đến Lạng Sơn bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng nếu thích ngắm tuyết hay cảm nhận cái lạnh nên đến vào mùa đông (Mẫu Sơn).
Lưu trú
Khu vực trung tâm Lạng Sơn gồm hai đường là đường 1 và đường 4A. Bạn nên lên lịch trình tham quan cụ thể để dễ chọn địa điểm lưu trú.
< Cũng cung đường đó, vào mùa đông lại lung linh và huyền ảo.
Một số cái tên bạn có thể bỏ túi trước khi đến đây là khách sạn Bắc Sơn, Kim Sơn, Đông Sơn… Lưu ý đặt phòng trước khi đến.
Đặc sản Lạng Sơn
Lạng Sơn có các đặc sản sau: măng muối ớt móc mật, thịt (heo, vịt) quay mắc mật, phở chua, bánh cuốn trứng, bánh Cao Sằng, bánh bí đỏ, bánh lạc, na (mãng cầu) Đồng Bành, táo mèo.
Mang gì khi đến Lạng Sơn?
Bất kỳ trang phục nào bạn thích song nên mang giày, dép trệt để tiện di chuyển.
< Vịt và heo quay quả mắc mật, hai trong những món đặc sản bạn không nên bỏ qua khi đến Lạng Sơn.
- Mang đồ chống nắng và dụng cụ đi mưa tùy theo mùa.
- Mang hộ chiếu nếu muốn tham quan hay qua cửa khẩu.
- Mang kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh cơ bản.
Các cung đường thường gặp
- Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn Bắc Kạn
- Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn Quảng Ninh
- Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn Bắc Giang
- Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn Thái Nguyên
Du lịch, GO! - Theo Infonet
< Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn.
Truy nguyên từng địa danh trong hai câu thơ trên thì Đồng Đăng là tên của một thị trấn giáp biên giới giữa nước ta và Trung Quốc, nằm trên quốc lộ 1A. Đến Đồng Đăng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ga cùng tên, ngắm tuyến đường sắt liên vận quốc tế sang Trung Quốc và từ đó đi các nước khác. Ngoài ra, đến đây, bạn còn sống lại những giây phút hào hùng của chiến trường, nơi từng diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
< Chùa Tam Thanh.
Phố (chợ) Kỳ Lừa nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn là một trung tâm mua bán sầm uất, đồng thời cũng là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc ít người trong khu vực và các tỉnh lân cận. Tô Thị, ngọn núi có hình dáng như bà mẹ bồng con lại gắn liền với mối duyên tình oan nghiệt của hai anh em ruột, và lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Chùa Tam Thanh, ngôi chùa nằm trong động núi đá thu hút du khách với vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên hài hòa, tượng phật A Di Đà tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ XV, hồ Âm Ti trong xanh quanh năm với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa.
<Ải Chi Lăng.
Ngoài 4 địa danh trên, Lạng Sơn cũng mê hoặc bạn với một ải Chi Lăng hoành tráng, đồ sộ và hiểm trở của những dãy núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế bí hiểm, nơi gắn liền với các danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề....; một Mẫu Sơn không thua kém Sapa về vẻ đẹp, về cuộc sống muôn màu của người dân nơi đây; một bến đá Kỳ Cùng, nơi có động chùa Tiên với rất nhiều thạch nhũ nhiều hình dáng, giếng Tiên với mạch nước ngầm trong suốt, thanh mát quanh năm.
< Động Tam Thanh tuyệt đẹp và bí ẩn.
Ở đây còn có khu danh thắng Hang Gió, hang động có chiều dài hàng trăm mét, rộng từ 50 - 70m, nơi được đánh giá như thiên đình ở hạ giới; động Nhị Thanh với đẹp kỳ vĩ và chùa Tam Giáo uy nghiêm, cùng hàng loạt những di tích lịch sử nổi tiếng như Thành Nhà Mạc, di tích Đoàn Thành Lạng Sơn, chùa Thành, đền cửa Đông, đền cửa Tây, đền Tả Phủ.
Bạn cũng không nên bỏ qua cơ hội tham quan 4 cửa khẩu là Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc) hay 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.
Di chuyển
Phần di chuyển bắt đầu từ Hà Nội, các bạn ở miền Trung hay miền Nam chịu khó xem đây là điểm trung chuyển. Riêng những bạn ở miền Bắc, chịu khó tham khảo thông tin về lịch trình đến Lạng Sơn ở bến xe mỗi tỉnh.
Bằng phương tiện công cộng:
Tại Hà Nội có hai phương tiện để đến Lạng Sơn là xe đò (mua vé tại bến xe Mỹ Đình, tại hãng xa Hoàng Long) hay tàu lửa. Theo kinh nghiệm của dân du lịch bụi và các thổ địa thì đi tàu lửa sẽ nhìn thấy nhiều cảnh đẹp hơn.
< Chùa Tam Thanh, núi nàng Tô Thị, hai trong bốn danh thắng đi vào lòng người của Lạng Sơn.
Lưu ý bạn nên tham khảo giá vé, thời gian xuất phát của cả hai đầu, những địa danh có thể đi qua để tiết kiệm thời gian di chuyển.
Bằng phương tiện cá nhân:
Thành phố Lạng Sơn cách Hà Nội 154km, cung đường hoàn toàn thích hợp cho một chuyến dạo chơi cuối tuần.
< Vẻ thơ mộng của đường lên Mẫu Sơn vào một sáng mùa hè.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo đầy đủ giấy tờ xe. Chấp hành tốt luật an toàn giao thông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính để đảm bảo an toàn khi đi đường. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.
Đến vào mùa nào?
Bạn có thể đến Lạng Sơn bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng nếu thích ngắm tuyết hay cảm nhận cái lạnh nên đến vào mùa đông (Mẫu Sơn).
Lưu trú
Khu vực trung tâm Lạng Sơn gồm hai đường là đường 1 và đường 4A. Bạn nên lên lịch trình tham quan cụ thể để dễ chọn địa điểm lưu trú.
< Cũng cung đường đó, vào mùa đông lại lung linh và huyền ảo.
Một số cái tên bạn có thể bỏ túi trước khi đến đây là khách sạn Bắc Sơn, Kim Sơn, Đông Sơn… Lưu ý đặt phòng trước khi đến.
Đặc sản Lạng Sơn
Lạng Sơn có các đặc sản sau: măng muối ớt móc mật, thịt (heo, vịt) quay mắc mật, phở chua, bánh cuốn trứng, bánh Cao Sằng, bánh bí đỏ, bánh lạc, na (mãng cầu) Đồng Bành, táo mèo.
Mang gì khi đến Lạng Sơn?
Bất kỳ trang phục nào bạn thích song nên mang giày, dép trệt để tiện di chuyển.
< Vịt và heo quay quả mắc mật, hai trong những món đặc sản bạn không nên bỏ qua khi đến Lạng Sơn.
- Mang đồ chống nắng và dụng cụ đi mưa tùy theo mùa.
- Mang hộ chiếu nếu muốn tham quan hay qua cửa khẩu.
- Mang kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh cơ bản.
Các cung đường thường gặp
- Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn Bắc Kạn
- Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn Quảng Ninh
- Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn Bắc Giang
- Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn Thái Nguyên
Du lịch, GO! - Theo Infonet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét