Bán đảo Hòn Hèo nằm ở phía Nam đầm Nha Phu thuộc địa phận huyện Ninh Hòa, cách TP Nha Trang 15km theo đường chim bay. Cách nay mươi năm, dân cư trên Hòn Hèo chỉ sống rải rác bằng nghề nông - ngư nghiệp. Giờ đây, Hòn Hèo đang được đánh thức...
Hoang sơ một vùng đất
Hòn Hèo còn có tên gọi là Phước Hà Sơn do địa danh này là một quần thể có trên 10 ngọn núi lớn, nhỏ khác nhau, cao nhất là Hòn Hèo (813m) nằm chính giữa. Theo các lão ngư kể lại, trên đỉnh Phước Hà Sơn có rất nhiều loại mây, gióng rất to và dài, nhiều hoa văn… nên nhiều người vượt biển ra đây khai thác về làm tủ, ghế, rương, tráp… và đặc biệt là làm gậy chống, dân gian gọi là cây hèo. Vì vậy, dân trong vùng gọi Phước Hà Sơn là Hòn Hèo.
Là vùng núi cao hiểm trở có 3 mặt giáp vịnh biển Văn Phong và đầm Nha Phu, Hòn Hèo có phong cảnh và bãi biển đẹp tuyệt vời và từng là căn cứ cách mạng của quân dân Khánh Hòa qua hai thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Sáng sớm dân Hòn Hèo thường thấy hàng đàn gà rừng tao tác kiếm ăn sát cụm dân cư, còn lũ khỉ, voọc đầu trắng, heo rừng, nai thì thường xuyên xuống tận rẫy và mép biển để phá phách và ăn thức ăn thừa.
Từ đất liền, vượt biển bằng ca-nô khoảng 15 phút, du khách sẽ thu vào tầm mắt một bờ biển trắng mịn trải dài bên bán đảo hòn Hèo với khung cảnh hoang sơ, cùng với một dãy nhà lều bằng lá, gỗ trầm mặc dưới hàng cây sát bên bờ cát. Hòn Hèo đủ độ bí ẩn, thừa không gian thoáng đãng để tổ chức các buổi sinh hoạt dã ngoại, team-building hay những đêm lửa trại truyền thống…
Ai đến Hòn Hèo đều kinh ngạc trước các dịch vụ du lịch biển - núi với một dãy nhà lều bằng lá - gỗ trầm mặc dưới hàng cây sát bên bờ cát trắng tinh. Do xung quanh có các Hòn Lao, Hòn Thị, Hòn Rớ, Hòn Sầm, Hòn Lăng… bao quanh nên mặt biển của Hòn Hèo luôn phẳng lặng. Hải sản được khai thác ngay trong đầm Nha Phu gồm mực, cá mú, tôm, ghẹ, ốc hương, sò điệp…
Đặc biệt, các loại đặc sản như thịt cá sấu, đà điểu… được Công ty CPDL Long Phú (thành viên của Tổng Công ty Khánh Việt - Khatoco) cung ứng tại chỗ và phục vụ tận lều.
Ngày thường, bán đảo hòn Hèo ít hoạt động vui chơi hơn vì nằm trái tuyến đường thủy và xa thị tứ, nhưng cũng chính nhờ vật mà hòn đảo này vẫn còn giữ được phần nào nét đẹp hoang dã, gây nhiều tò mò.
Các dịch vụ lặn ngắm san hô, chèo thuyền kayak, ca-nô kéo, dù lượn luôn thu hút du khách vì sự mạo hiểm và phục vụ tận tình, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, các chương trình xiếc thú, cưỡi đà điểu thật hấp dẫn sẵn sàng làm hài lòng các thượng đế.
Còn đối với du khách “ghiền độ cao” có thể tham gia leo núi trên đảo. Khi treo mình trên những vách núi cheo leo giữa trưa nắng chói chang, du khách sẽ tìm thấy cảm giác hứng thú đến sảng khoái, đánh tan mọi phiền muộn.
Nếu như thế vẫn chưa đủ, bạn có thể vào sâu hơn trong đảo, ngang qua khu rừng ngập mặn để đến một con suối nước ngọt có tên Hoa Lan, rồi mặc sức thưởng lãm nhiều loại lan rừng quý hiếm.
Theo mô tả của những người dân hay đi rừng và các ghi chép của Viện Điều tra quy hoạch rừng của Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, tại rừng hòn Hèo từng xuất hiện loại culi nhỏ (Sloth monkey) và loài phượng đất (Buceros bicornis). Đây là 2 loài động vật cực kỳ quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ của thế giới.
Người đánh thức Hòn Hèo
Vốn là một đảng viên, “chúa đảo Hòn Hèo” Võ Thanh Minh từng được giới du lịch biết đến qua 14 năm làm “chúa đảo Hòn Tằm”, một địa điểm du lịch đặc sắc của tỉnh Khánh Hòa mà bất cứ du khách nào đến Nha Trang cũng đều ghé qua.
Ngay phút nhận trọng trách mới từ 12-2006, anh Minh đã đi nhặt những bao xốp, chai nhựa, lon bia cho vào sọt rác trước sự chứng kiến của 42 nhân viên. Điều này đã làm thay đổi nhận thức của họ. Hòn Hèo giờ trở thành một bán đảo du lịch sạch sẽ với bãi cát tinh tươm. Sau đó, anh Minh tận dụng mối quan hệ trước đây để mời các nhà dịch vụ thể thao đến với Hòn Hèo.
Trăn trở với những dịch vụ giống nhau, anh Minh đề xuất lãnh đạo mua thêm đà điểu, ra tận Hà Nội mua gấu (của Liên đoàn xiếc VN), xây dựng rạp cho voi biểu diễn, tậu thêm kayăk… và gõ cửa từng hãng lữ hành trong Nam, ngoài Bắc để “chào hàng”. Kết quả là so với cùng kỳ tháng 4-2006, lượng khách năm nay đã tăng gấp đôi, và doanh thu đã đạt gần 80% kế hoạch năm 2007.
Hỏi anh suy nghĩ gì khi từ vị trí một Phó Bí thư Đảng ủy (Công ty Cung ứng Tàu biển Nha Trang - chủ quản đảo Hòn Tằm) xuống làm đảng viên bình thường, anh Minh cười: “Đã là đảng viên thì dù ở cương vị nào nhưng hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên, của chi bộ là điều tốt nhất.
Một đảng viên bình thường mà hết lòng vì Đảng, vì doanh nghiệp, còn tốt hơn một bí thư, phó bí thư chỉ chuyên hô hào… Tôi đã tự ra “nghị quyết cho bản thân” là biến Hòn Hèo thành một điểm vui chơi, du lịch tầm cỡ cả nước. Và tôi tin sẽ làm được!”.
Không đơn giản chỉ đến rồi đi, những ai đã từng một lần ghé thăm hòn Hèo, qua đêm yên bình cạnh những cánh rừng êm đềm và hiền hòa, chắc chắn sẽ vương vấn mãi những nỗi nhớ khắc khoải chôn giấu nơi sâu thẳm tâm hồn.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ SGGP, TNO và nhiều nguồn khác.
Hoang sơ một vùng đất
Hòn Hèo còn có tên gọi là Phước Hà Sơn do địa danh này là một quần thể có trên 10 ngọn núi lớn, nhỏ khác nhau, cao nhất là Hòn Hèo (813m) nằm chính giữa. Theo các lão ngư kể lại, trên đỉnh Phước Hà Sơn có rất nhiều loại mây, gióng rất to và dài, nhiều hoa văn… nên nhiều người vượt biển ra đây khai thác về làm tủ, ghế, rương, tráp… và đặc biệt là làm gậy chống, dân gian gọi là cây hèo. Vì vậy, dân trong vùng gọi Phước Hà Sơn là Hòn Hèo.
Là vùng núi cao hiểm trở có 3 mặt giáp vịnh biển Văn Phong và đầm Nha Phu, Hòn Hèo có phong cảnh và bãi biển đẹp tuyệt vời và từng là căn cứ cách mạng của quân dân Khánh Hòa qua hai thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Sáng sớm dân Hòn Hèo thường thấy hàng đàn gà rừng tao tác kiếm ăn sát cụm dân cư, còn lũ khỉ, voọc đầu trắng, heo rừng, nai thì thường xuyên xuống tận rẫy và mép biển để phá phách và ăn thức ăn thừa.
Từ đất liền, vượt biển bằng ca-nô khoảng 15 phút, du khách sẽ thu vào tầm mắt một bờ biển trắng mịn trải dài bên bán đảo hòn Hèo với khung cảnh hoang sơ, cùng với một dãy nhà lều bằng lá, gỗ trầm mặc dưới hàng cây sát bên bờ cát. Hòn Hèo đủ độ bí ẩn, thừa không gian thoáng đãng để tổ chức các buổi sinh hoạt dã ngoại, team-building hay những đêm lửa trại truyền thống…
Ai đến Hòn Hèo đều kinh ngạc trước các dịch vụ du lịch biển - núi với một dãy nhà lều bằng lá - gỗ trầm mặc dưới hàng cây sát bên bờ cát trắng tinh. Do xung quanh có các Hòn Lao, Hòn Thị, Hòn Rớ, Hòn Sầm, Hòn Lăng… bao quanh nên mặt biển của Hòn Hèo luôn phẳng lặng. Hải sản được khai thác ngay trong đầm Nha Phu gồm mực, cá mú, tôm, ghẹ, ốc hương, sò điệp…
Đặc biệt, các loại đặc sản như thịt cá sấu, đà điểu… được Công ty CPDL Long Phú (thành viên của Tổng Công ty Khánh Việt - Khatoco) cung ứng tại chỗ và phục vụ tận lều.
Ngày thường, bán đảo hòn Hèo ít hoạt động vui chơi hơn vì nằm trái tuyến đường thủy và xa thị tứ, nhưng cũng chính nhờ vật mà hòn đảo này vẫn còn giữ được phần nào nét đẹp hoang dã, gây nhiều tò mò.
Các dịch vụ lặn ngắm san hô, chèo thuyền kayak, ca-nô kéo, dù lượn luôn thu hút du khách vì sự mạo hiểm và phục vụ tận tình, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, các chương trình xiếc thú, cưỡi đà điểu thật hấp dẫn sẵn sàng làm hài lòng các thượng đế.
Còn đối với du khách “ghiền độ cao” có thể tham gia leo núi trên đảo. Khi treo mình trên những vách núi cheo leo giữa trưa nắng chói chang, du khách sẽ tìm thấy cảm giác hứng thú đến sảng khoái, đánh tan mọi phiền muộn.
Nếu như thế vẫn chưa đủ, bạn có thể vào sâu hơn trong đảo, ngang qua khu rừng ngập mặn để đến một con suối nước ngọt có tên Hoa Lan, rồi mặc sức thưởng lãm nhiều loại lan rừng quý hiếm.
Theo mô tả của những người dân hay đi rừng và các ghi chép của Viện Điều tra quy hoạch rừng của Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, tại rừng hòn Hèo từng xuất hiện loại culi nhỏ (Sloth monkey) và loài phượng đất (Buceros bicornis). Đây là 2 loài động vật cực kỳ quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ của thế giới.
Người đánh thức Hòn Hèo
Vốn là một đảng viên, “chúa đảo Hòn Hèo” Võ Thanh Minh từng được giới du lịch biết đến qua 14 năm làm “chúa đảo Hòn Tằm”, một địa điểm du lịch đặc sắc của tỉnh Khánh Hòa mà bất cứ du khách nào đến Nha Trang cũng đều ghé qua.
Ngay phút nhận trọng trách mới từ 12-2006, anh Minh đã đi nhặt những bao xốp, chai nhựa, lon bia cho vào sọt rác trước sự chứng kiến của 42 nhân viên. Điều này đã làm thay đổi nhận thức của họ. Hòn Hèo giờ trở thành một bán đảo du lịch sạch sẽ với bãi cát tinh tươm. Sau đó, anh Minh tận dụng mối quan hệ trước đây để mời các nhà dịch vụ thể thao đến với Hòn Hèo.
Trăn trở với những dịch vụ giống nhau, anh Minh đề xuất lãnh đạo mua thêm đà điểu, ra tận Hà Nội mua gấu (của Liên đoàn xiếc VN), xây dựng rạp cho voi biểu diễn, tậu thêm kayăk… và gõ cửa từng hãng lữ hành trong Nam, ngoài Bắc để “chào hàng”. Kết quả là so với cùng kỳ tháng 4-2006, lượng khách năm nay đã tăng gấp đôi, và doanh thu đã đạt gần 80% kế hoạch năm 2007.
Hỏi anh suy nghĩ gì khi từ vị trí một Phó Bí thư Đảng ủy (Công ty Cung ứng Tàu biển Nha Trang - chủ quản đảo Hòn Tằm) xuống làm đảng viên bình thường, anh Minh cười: “Đã là đảng viên thì dù ở cương vị nào nhưng hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên, của chi bộ là điều tốt nhất.
Một đảng viên bình thường mà hết lòng vì Đảng, vì doanh nghiệp, còn tốt hơn một bí thư, phó bí thư chỉ chuyên hô hào… Tôi đã tự ra “nghị quyết cho bản thân” là biến Hòn Hèo thành một điểm vui chơi, du lịch tầm cỡ cả nước. Và tôi tin sẽ làm được!”.
Không đơn giản chỉ đến rồi đi, những ai đã từng một lần ghé thăm hòn Hèo, qua đêm yên bình cạnh những cánh rừng êm đềm và hiền hòa, chắc chắn sẽ vương vấn mãi những nỗi nhớ khắc khoải chôn giấu nơi sâu thẳm tâm hồn.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ SGGP, TNO và nhiều nguồn khác.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét