Mỗi khi có hội, có lễ, người Tày ở các xã Tà Chải và Na Hối (huyện Bắc Hà, Lào Cai) lại tổ chức xòe. Những điệu xòe quyến rũ du khách đến với cao nguyên trắng Bắc Hà thơ mộng...
Say đắm lòng người
Xã Tà Chải và Na Hối nằm ngay sát thị trấn du lịch Bắc Hà, có 9 thôn bản, chủ yếu là đồng bào Tày sinh sống. Người Tày ở Tà Chải và Na Hối vốn nổi tiếng với các điệu múa xòe độc đáo, nhưng khi hỏi múa xòe có từ bao giờ thì chẳng ai có thể trả lời được.
Xưa kia, múa xoè chỉ để phục vụ cho gia đình thổ ty Hoàng A Tưởng giàu có và quyền thế nhất vùng núi Bắc Hà. Ngày nay, nhịp xoè là hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tà Chải và Na Hối. Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoè truyền thống, trong tiếng trống, chiêng, tiếng kèn pí lè rộn rã.
Ông Lâm Văn Lù - nghệ nhân múa xòe ở xã Tà Chải cho biết: Niềm đam mê xòe của dân tộc đã đến với ông từ khi mười tám đôi mươi, từ những buổi theo anh chị lớn đi xòe. Sau này tham gia bộ đội, rồi phục viên trở về, ông vẫn hăng say với điệu xòe và theo nó cho tới bây giờ. Với niềm đam mê, ông Lù đã thuộc tất cả các điệu xòe và biết sử dụng hầu hết các loại nhạc cụ. Hiện ông Lù là một trong số ít những người cao niên trong làng còn tham gia vào đội xòe.
Bảo tồn báu vật
Lên Bắc Hà lần này, chúng tôi được làm quen với ông bà Sophia đến từ nước Pháp. Họ là những người nghiên cứu về văn hóa, lần đầu tiên đến Viêt Nam. Đến Bắc Hà, ông bà Sophia không ngủ ở khách sạn mà lựa chọn ở homestay (ở trọ nhà dân).
Điều thật thú vị là ở tại đó, ông bà đã được xem múa xoè do chủ nhà mời đội xòe đến biểu diễn. Thích thú xen lẫn với sự ngạc nhiên khi xem những khúc đoạn xòe, ông Sophia chia sẻ: "Điệu múa xòe của các bạn thật là tuyệt vời. Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoè truyền thống trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn rộn rã".
Để khai thác thế mạnh và phát triển các điệu xòe truyền thống, người Tà Chải đã có nhiều cách làm hay nhằm bảo tồn văn hóa của dân tộc mình và phục vụ phát triển du lịch để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Chính quyền xã Tà Chải đã thực hiện chủ trương dựa vào dân để xây dựng và duy trì các đội xòe tại các thôn bản, dòng họ, cụm dân cư.
Đến nay, toàn xã Tà Chải có 5 đội xòe ở các thôn Na Kim, Na Pác Ngam, Na Lo, Na Lang và Na Hối. Mỗi đội thường có từ 12 - 15 nghệ nhân nòng cốt, thường xuyên tập luyện vào lúc nông nhàn hoặc ban đêm, tại nhà văn hóa hoặc nhà trưởng thôn.
Ngoài ra, xã còn thống nhất với ban giám hiệu các trường học trên địa bàn, mỗi tuần dành từ 1-2 tiết học ngoại khóa để tuyên truyền và dạy các em những điệu xòe cơ bản, do “giáo viên” là những nghệ nhân trong xã truyền dạy. Đây là một cách thiết thực để “phổ cập” xòe cho thế hệ trẻ.
Theo ông Nguyễn Hữu Sơn - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lào Cai: "Xòe Tà Chải ở Bắc Hà là sự giao thoa, tiếp biến với điệu valse của Pháp. Khi người Pháp lên xây dựng những đội xòe cho dinh Hoàng A Tưởng, họ đã vô tình mang theo những nhịp của điệu valse vào xòe. Chính điều này đã trở thành nét riêng, mang hơi thở riêng của điệu xoè người Tày nơi đây”.
Du lịch, GO! - Theo Trung Chính (Danviet), internet
Say đắm lòng người
Xã Tà Chải và Na Hối nằm ngay sát thị trấn du lịch Bắc Hà, có 9 thôn bản, chủ yếu là đồng bào Tày sinh sống. Người Tày ở Tà Chải và Na Hối vốn nổi tiếng với các điệu múa xòe độc đáo, nhưng khi hỏi múa xòe có từ bao giờ thì chẳng ai có thể trả lời được.
Xưa kia, múa xoè chỉ để phục vụ cho gia đình thổ ty Hoàng A Tưởng giàu có và quyền thế nhất vùng núi Bắc Hà. Ngày nay, nhịp xoè là hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tà Chải và Na Hối. Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoè truyền thống, trong tiếng trống, chiêng, tiếng kèn pí lè rộn rã.
Ông Lâm Văn Lù - nghệ nhân múa xòe ở xã Tà Chải cho biết: Niềm đam mê xòe của dân tộc đã đến với ông từ khi mười tám đôi mươi, từ những buổi theo anh chị lớn đi xòe. Sau này tham gia bộ đội, rồi phục viên trở về, ông vẫn hăng say với điệu xòe và theo nó cho tới bây giờ. Với niềm đam mê, ông Lù đã thuộc tất cả các điệu xòe và biết sử dụng hầu hết các loại nhạc cụ. Hiện ông Lù là một trong số ít những người cao niên trong làng còn tham gia vào đội xòe.
Bảo tồn báu vật
Lên Bắc Hà lần này, chúng tôi được làm quen với ông bà Sophia đến từ nước Pháp. Họ là những người nghiên cứu về văn hóa, lần đầu tiên đến Viêt Nam. Đến Bắc Hà, ông bà Sophia không ngủ ở khách sạn mà lựa chọn ở homestay (ở trọ nhà dân).
Điều thật thú vị là ở tại đó, ông bà đã được xem múa xoè do chủ nhà mời đội xòe đến biểu diễn. Thích thú xen lẫn với sự ngạc nhiên khi xem những khúc đoạn xòe, ông Sophia chia sẻ: "Điệu múa xòe của các bạn thật là tuyệt vời. Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoè truyền thống trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn rộn rã".
Để khai thác thế mạnh và phát triển các điệu xòe truyền thống, người Tà Chải đã có nhiều cách làm hay nhằm bảo tồn văn hóa của dân tộc mình và phục vụ phát triển du lịch để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Chính quyền xã Tà Chải đã thực hiện chủ trương dựa vào dân để xây dựng và duy trì các đội xòe tại các thôn bản, dòng họ, cụm dân cư.
Đến nay, toàn xã Tà Chải có 5 đội xòe ở các thôn Na Kim, Na Pác Ngam, Na Lo, Na Lang và Na Hối. Mỗi đội thường có từ 12 - 15 nghệ nhân nòng cốt, thường xuyên tập luyện vào lúc nông nhàn hoặc ban đêm, tại nhà văn hóa hoặc nhà trưởng thôn.
Ngoài ra, xã còn thống nhất với ban giám hiệu các trường học trên địa bàn, mỗi tuần dành từ 1-2 tiết học ngoại khóa để tuyên truyền và dạy các em những điệu xòe cơ bản, do “giáo viên” là những nghệ nhân trong xã truyền dạy. Đây là một cách thiết thực để “phổ cập” xòe cho thế hệ trẻ.
Theo ông Nguyễn Hữu Sơn - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lào Cai: "Xòe Tà Chải ở Bắc Hà là sự giao thoa, tiếp biến với điệu valse của Pháp. Khi người Pháp lên xây dựng những đội xòe cho dinh Hoàng A Tưởng, họ đã vô tình mang theo những nhịp của điệu valse vào xòe. Chính điều này đã trở thành nét riêng, mang hơi thở riêng của điệu xoè người Tày nơi đây”.
Du lịch, GO! - Theo Trung Chính (Danviet), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét