Chạy xe dọc theo Quốc lộ 1, đoạn qua thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, từ rất xa đã thấy sừng sững ngọn tháp màu đỏ nằm uy nghi trên đỉnh núi.
Ngọn tháp như in một màu đỏ rực trên nền trời xanh bát ngát của miền đất mà cái nắng, cái gió và màu xanh của biển trời đã trở thành nỗi nhớ cho bất cứ ai từng đến.
< Tháp Nhạn trên núi cùng tên, phía trái là Đài Liệt sĩ.
Từ Quốc lộ 1 vào đến chân núi Nhạn chỉ chừng vài trăm mét. Tháp Nhạn nằm ở cuối con đường rải đá vòng quanh từ chân núi. Con đường dẫn du khách lên tới tháp không dài, chỉ đủ để cảm nhận những giọt mồ hôi chớm ướt trên lưng áo. Từ dưới trông lên, tháp xem chừng đồ sộ, nhưng khi đến chân tháp, ta lại bị choáng ngợp bởi cảm giác khác, sự tinh tế trong từng chi tiết kiến trúc.
Vào trong tháp Nhạn, du khách sẽ cảm nhận được một không gian hoàn toàn khác, thư thái mát mẻ đến kì lạ, khác biệt với cái nắng nóng ở bên ngoài vốn là đặc trưng của dẻo đất miền Trung này. Những bức tường gạch đỏ dày hàng mét kết hợp với hình thái kiến trúc có nhiều cửa thoáng khiến cho không gian phía trong tháp thông thoáng và dễ chịu.
Tháp Nhạn dược xây dựng trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi. Cấu trúc của tháp hình tứ giác. Các cạnh không được thể hiện giống nhau mà có khác biệt chút ít. Cũng như tháp Po Nagar ở Nha Trang, tháp Nhạn cũng dược xây dựng theo hình thức tầng cao, càng lên cao càng thu nhỏ lại nhưng các tầng vẫn theo phong cách kiến trúc chung.
Hiện nay, do chiến tranh loạn lạc, bên trong tháp Nhạn không còn các bộ thờ, các tượng thờ cũng đã mất. Tuy nhiên, phía sau tháp, cách chân bệ Adimont-Imát có một phiến đá lớn được đẽo gọt trơn tru, dưới chân hình vuông, lên cao thì đỉnh bầu và nhỏ dần tạo thành hình chóp nón, cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m dưới chân có chạm hình cánh sen phình ra mỗi bên 5cm.
Đó là phần nổi trên mặt đất. Còn phần bị khuất lấp bên dưới thì chưa rõ. Có người cho rằng phiến đá này là chóp của một ngọn tháp đã bị lún, lại có người cho rằng đây là phần trên của một văn bia, cũng có ý kiến cho rằng đây là một phần của linh vật “Linga” mà người Chăm thường hay thờ ở các đền tháp như Po Nagar Nha Trang và ở các tháp Chăm khác tại Việt Nam.
Một lý do quan trọng khiến tháp Nhạn trở thành điểm đến thú vị cho du khách khi đến Tuy Hòa bởi chỉ ở đây, dưới chân tháp Nhạn trên đỉnh núi này, du khách có cơ hội ngắm toàn cảnh thành phố Tuy Hòa, thành phố cửa sông, nơi con sông Đà Rằng hòa vào với biển.
Du lịch, GO! - Theo Vũ Thanh (Anninhthudo), internet
Ngọn tháp như in một màu đỏ rực trên nền trời xanh bát ngát của miền đất mà cái nắng, cái gió và màu xanh của biển trời đã trở thành nỗi nhớ cho bất cứ ai từng đến.
< Tháp Nhạn trên núi cùng tên, phía trái là Đài Liệt sĩ.
Từ Quốc lộ 1 vào đến chân núi Nhạn chỉ chừng vài trăm mét. Tháp Nhạn nằm ở cuối con đường rải đá vòng quanh từ chân núi. Con đường dẫn du khách lên tới tháp không dài, chỉ đủ để cảm nhận những giọt mồ hôi chớm ướt trên lưng áo. Từ dưới trông lên, tháp xem chừng đồ sộ, nhưng khi đến chân tháp, ta lại bị choáng ngợp bởi cảm giác khác, sự tinh tế trong từng chi tiết kiến trúc.
Vào trong tháp Nhạn, du khách sẽ cảm nhận được một không gian hoàn toàn khác, thư thái mát mẻ đến kì lạ, khác biệt với cái nắng nóng ở bên ngoài vốn là đặc trưng của dẻo đất miền Trung này. Những bức tường gạch đỏ dày hàng mét kết hợp với hình thái kiến trúc có nhiều cửa thoáng khiến cho không gian phía trong tháp thông thoáng và dễ chịu.
Tháp Nhạn dược xây dựng trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi. Cấu trúc của tháp hình tứ giác. Các cạnh không được thể hiện giống nhau mà có khác biệt chút ít. Cũng như tháp Po Nagar ở Nha Trang, tháp Nhạn cũng dược xây dựng theo hình thức tầng cao, càng lên cao càng thu nhỏ lại nhưng các tầng vẫn theo phong cách kiến trúc chung.
Hiện nay, do chiến tranh loạn lạc, bên trong tháp Nhạn không còn các bộ thờ, các tượng thờ cũng đã mất. Tuy nhiên, phía sau tháp, cách chân bệ Adimont-Imát có một phiến đá lớn được đẽo gọt trơn tru, dưới chân hình vuông, lên cao thì đỉnh bầu và nhỏ dần tạo thành hình chóp nón, cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m dưới chân có chạm hình cánh sen phình ra mỗi bên 5cm.
Đó là phần nổi trên mặt đất. Còn phần bị khuất lấp bên dưới thì chưa rõ. Có người cho rằng phiến đá này là chóp của một ngọn tháp đã bị lún, lại có người cho rằng đây là phần trên của một văn bia, cũng có ý kiến cho rằng đây là một phần của linh vật “Linga” mà người Chăm thường hay thờ ở các đền tháp như Po Nagar Nha Trang và ở các tháp Chăm khác tại Việt Nam.
Một lý do quan trọng khiến tháp Nhạn trở thành điểm đến thú vị cho du khách khi đến Tuy Hòa bởi chỉ ở đây, dưới chân tháp Nhạn trên đỉnh núi này, du khách có cơ hội ngắm toàn cảnh thành phố Tuy Hòa, thành phố cửa sông, nơi con sông Đà Rằng hòa vào với biển.
Du lịch, GO! - Theo Vũ Thanh (Anninhthudo), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét