Cá chẽm có quanh năm, nhưng mùa đánh bắt chính từ tháng 9-11 âm lịch. Hằng năm, vào mùa này, ngư dân thường chuẩn bị đồ nghề như lưới, câu để đánh bắt.
Anh Nguyễn Văn Cậy, một tay đánh bắt cá chẽm chuyên nghiệp tại cửa biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, cho biết, khi ngọn gió chướng thổi về là cá chẽm bắt đầu vào bờ kiếm ăn.
Do đó, các ngư dân thường săn bắt bằng cách bủa lưới dọc theo các bãi biển, gần các cửa sông hoặc xung quanh các hòn đảo có độ sâu từ 2-5 m. Gặp những lúc trời yên biển lặng, một người giăng khoảng 5 tay lưới, mỗi ngày có thể kiếm từ 5-10 kg cá.
Còn như anh Nguyễn Văn Tùng, một ngư dân chuyên lưới cá chẽm ở hòn Đá Bạc, cho biết, cá chẽm ở đây khá nhiều nhưng muốn bắt được loài cá này phải có kinh nghiệm: giăng như thế nào, lúc nào và giăng ở đâu? Loại cá này có thể đánh bắt ban ngày nhưng đa số dân biển thích giăng vào chiều tối và gỡ lưới trước 6 giờ sáng để kịp đưa hàng ra chợ. Phương tiện đánh bắt cá chẽm rất đa dạng như: câu, giăng lưới, lưới cào…
Ban đêm, cá chẽm lội đến đâu thường có lằn sáng đến đó, khiến cho người đánh bắt dễ phát hiện. Vì là loài cá ngon, giá trị kinh tế cao nên gần đây, nhiều nông dân bắt đầu nuôi cá chẽm.
Cá chẽm là một loài cá chắc thịt, ít chất béo, giàu Omega 3 và protein, nên được các nhà hàng chế biến thành nhiều món ngon để phục vụ thực khách, đơn cử như: nấu lẩu, chiên, chưng tương, kho lạc, đút lò…, ngon nhất phải kể đến món cá hấp.
Món cá hấp tuyệt hảo nhờ có sự phối hợp tinh tế giữa gia vị và nhiều nguyên liệu tỉ mỉ, tạo nên hương vị quyến rũ, dù là khách sành điệu khó tính nhất cũng không thể chê được. Trước hết chúng ta phải chọn cho được những con cá tươi, làm sạch, để ráo và ướp gia vị cho thấm đều.
Sau đó, cho tất cả bún, nấm, củ hành, tương, ớt, gừng, thịt bằm vào và rải tương hột đều lên mình cá trước khi đem hấp cách thủy. Nếu không muốn cầu kỳ, chúng ta có thể cho cá vào nồi hấp với hành lá hoặc xốt cà, tất cả hương vị quyện vào nhau thật độc đáo, món nào cũng chất lượng.
Hấp xong, mở nắp nồi, chúng ta điểm thêm vài cọng ngò và vài lát ớt xắt, chỉ cần nhìn sắc màu hài hòa và nghe hương vị đậm đà bốc lên cũng cảm thấy ngất ngây.
Thịt cá hấp ngòn ngọt, mằn mặn, thơm ngon và đậm đà hương vị tự nhiên. Đối với cá chẽm, dân sành điệu rất quý bộ đồ lòng “nhất da cá mú, nhì lòng cá chẽm”, cũng giống như người miền Tây khoái ruột cá lóc. Do đó, khi mổ cá to họ thường giữ lại bộ đồ lòng để chế biến thành món ngon, nhất là gan cá chẽm thì “hết chỗ chê”, vừa bùi vừa béo, còn bao tử thì vừa giòn vừa dai, cho vào miệng nhai từ từ, cảm thấy vô cùng khoái khẩu, không có gì sánh bằng.
Cá chẽm hấp, ngon nhất là ăn lúc còn nóng, không cần nhiều nước, chỉ xâm xấp là đủ ghiền. Chúng ta có thể chan nước này với bún hoặc cơm, vừa lạ miệng, vừa khoái khẩu. Ai thích ăn bánh tráng cuốn, chắc chắn sẽ hài lòng với món cá chẽm hấp. Cứ từ từ giẻ cá rồi cuốn chung với sà lách, húng cây, cải bẹ xanh… chấm với nước mắm chua cay ngon đã đời.
Đúng là món ăn “nhất xứ”.
Du lịch, GO! - Theo Tấn Thành (NLĐ), internet
Anh Nguyễn Văn Cậy, một tay đánh bắt cá chẽm chuyên nghiệp tại cửa biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, cho biết, khi ngọn gió chướng thổi về là cá chẽm bắt đầu vào bờ kiếm ăn.
Do đó, các ngư dân thường săn bắt bằng cách bủa lưới dọc theo các bãi biển, gần các cửa sông hoặc xung quanh các hòn đảo có độ sâu từ 2-5 m. Gặp những lúc trời yên biển lặng, một người giăng khoảng 5 tay lưới, mỗi ngày có thể kiếm từ 5-10 kg cá.
Còn như anh Nguyễn Văn Tùng, một ngư dân chuyên lưới cá chẽm ở hòn Đá Bạc, cho biết, cá chẽm ở đây khá nhiều nhưng muốn bắt được loài cá này phải có kinh nghiệm: giăng như thế nào, lúc nào và giăng ở đâu? Loại cá này có thể đánh bắt ban ngày nhưng đa số dân biển thích giăng vào chiều tối và gỡ lưới trước 6 giờ sáng để kịp đưa hàng ra chợ. Phương tiện đánh bắt cá chẽm rất đa dạng như: câu, giăng lưới, lưới cào…
Ban đêm, cá chẽm lội đến đâu thường có lằn sáng đến đó, khiến cho người đánh bắt dễ phát hiện. Vì là loài cá ngon, giá trị kinh tế cao nên gần đây, nhiều nông dân bắt đầu nuôi cá chẽm.
Cá chẽm là một loài cá chắc thịt, ít chất béo, giàu Omega 3 và protein, nên được các nhà hàng chế biến thành nhiều món ngon để phục vụ thực khách, đơn cử như: nấu lẩu, chiên, chưng tương, kho lạc, đút lò…, ngon nhất phải kể đến món cá hấp.
Món cá hấp tuyệt hảo nhờ có sự phối hợp tinh tế giữa gia vị và nhiều nguyên liệu tỉ mỉ, tạo nên hương vị quyến rũ, dù là khách sành điệu khó tính nhất cũng không thể chê được. Trước hết chúng ta phải chọn cho được những con cá tươi, làm sạch, để ráo và ướp gia vị cho thấm đều.
Sau đó, cho tất cả bún, nấm, củ hành, tương, ớt, gừng, thịt bằm vào và rải tương hột đều lên mình cá trước khi đem hấp cách thủy. Nếu không muốn cầu kỳ, chúng ta có thể cho cá vào nồi hấp với hành lá hoặc xốt cà, tất cả hương vị quyện vào nhau thật độc đáo, món nào cũng chất lượng.
Hấp xong, mở nắp nồi, chúng ta điểm thêm vài cọng ngò và vài lát ớt xắt, chỉ cần nhìn sắc màu hài hòa và nghe hương vị đậm đà bốc lên cũng cảm thấy ngất ngây.
Thịt cá hấp ngòn ngọt, mằn mặn, thơm ngon và đậm đà hương vị tự nhiên. Đối với cá chẽm, dân sành điệu rất quý bộ đồ lòng “nhất da cá mú, nhì lòng cá chẽm”, cũng giống như người miền Tây khoái ruột cá lóc. Do đó, khi mổ cá to họ thường giữ lại bộ đồ lòng để chế biến thành món ngon, nhất là gan cá chẽm thì “hết chỗ chê”, vừa bùi vừa béo, còn bao tử thì vừa giòn vừa dai, cho vào miệng nhai từ từ, cảm thấy vô cùng khoái khẩu, không có gì sánh bằng.
Cá chẽm hấp, ngon nhất là ăn lúc còn nóng, không cần nhiều nước, chỉ xâm xấp là đủ ghiền. Chúng ta có thể chan nước này với bún hoặc cơm, vừa lạ miệng, vừa khoái khẩu. Ai thích ăn bánh tráng cuốn, chắc chắn sẽ hài lòng với món cá chẽm hấp. Cứ từ từ giẻ cá rồi cuốn chung với sà lách, húng cây, cải bẹ xanh… chấm với nước mắm chua cay ngon đã đời.
Đúng là món ăn “nhất xứ”.
Du lịch, GO! - Theo Tấn Thành (NLĐ), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét