Đảo Hà Nam là một hòn đảo nhỏ, gần bờ, thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Trên đảo có tất cả là 8 xã, phường: Liên Vị, Tiền Phong, Liên Hòa, Phong Cốc, Cẩm La, Yên Hải, Nam Hòa, Phong Hải.
< Thuyền nan là phương tiện di chuyển, mưu sinh không thể thiếu của người dân làng chài trên vịnh Hạ Long.
Từ đất liền ra đảo chỉ qua cầu Sông Chanh dài khoảng 1,5km. Sông Chanh là tên gọi của đoạn sông Bạch Đằng chảy qua vùng này, đây cũng là dòng sông tách đảo với đất liền.
Đảo Hà Nam có một làng nghề đan thuyền nan truyền thống khá độc đáo tập trung chủ yếu ở khu Hưng Học, phường Nam Hòa (TX. Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh).
Ở đây có những địa danh lịch sử nổi tiếng như: Bãi cọc Bạch Đằng, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà... cùng nhiều lễ hội dân gian và sự tồn tại các làng nghề truyền thống, trong đó có nghề đan thuyền nan.
< Đan tre thành những mảng lớn.
Với trên 200 hộ gia đình cùng những tổ hợp nhỏ làm nghề đan, đóng thuyền nan thủ công, mỗi năm làng nghề này đã xuất bán tới hàng nghìn chiếc thuyền lớn nhỏ (trọng tải từ vài tạ đến trên 10 tấn) phục vụ ngư dân địa phương và các tỉnh lân cận đi sông, biển đánh bắt cá, mực...
< Trước khi “sơn” phủ nhựa đường, người ta phải phết qua lớp phân trâu, bò để khô giữ cốt, đổ nhựa.
Theo những người thợ làng nghề, đan thuyền nan không quá khó, phức tạp mà chủ yếu đòi hỏi sự tháo vát và cần mẫn.
< Người thợ già Lê Đức Đáng (35 năm trong nghề) đang căn chỉnh máy, chân vịt - công đoạn phức tạp nhất của chiếc thuyền.
Một gia đình gồm 2 vợ chồng, nếu chuẩn bị nguyên liệu sẵn (tre phơi khô) thì việc thi công một con thuyền nhỏ sẽ mất khoảng thời gian 4-5 ngày.
< Chở thuyền đi bán trên đảo và những người khách tìm đến tận nơi hỏi mua thuyền.
Còn cơ sở lớn hơn như của anh Phạm Văn Kiên cũng cho ra đời trên 20 chiếc thuyền nan mỗi tháng trọng tải từ 10 tấn trở xuống.
Trong thời điểm này, việc tiêu thụ thuyền nan ở Nam Hòa có phần giảm sút do yếu tố kinh tế khó khăn, nhưng người dân nơi đây vẫn lạc quan đóng thuyền và gìn giữ nghề truyền thống vốn luôn tồn tại, nuôi sống gia đình họ qua nhiều thế hệ.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Laodong, internet
< Thuyền nan là phương tiện di chuyển, mưu sinh không thể thiếu của người dân làng chài trên vịnh Hạ Long.
Từ đất liền ra đảo chỉ qua cầu Sông Chanh dài khoảng 1,5km. Sông Chanh là tên gọi của đoạn sông Bạch Đằng chảy qua vùng này, đây cũng là dòng sông tách đảo với đất liền.
Đảo Hà Nam có một làng nghề đan thuyền nan truyền thống khá độc đáo tập trung chủ yếu ở khu Hưng Học, phường Nam Hòa (TX. Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh).
Ở đây có những địa danh lịch sử nổi tiếng như: Bãi cọc Bạch Đằng, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà... cùng nhiều lễ hội dân gian và sự tồn tại các làng nghề truyền thống, trong đó có nghề đan thuyền nan.
< Đan tre thành những mảng lớn.
Với trên 200 hộ gia đình cùng những tổ hợp nhỏ làm nghề đan, đóng thuyền nan thủ công, mỗi năm làng nghề này đã xuất bán tới hàng nghìn chiếc thuyền lớn nhỏ (trọng tải từ vài tạ đến trên 10 tấn) phục vụ ngư dân địa phương và các tỉnh lân cận đi sông, biển đánh bắt cá, mực...
< Trước khi “sơn” phủ nhựa đường, người ta phải phết qua lớp phân trâu, bò để khô giữ cốt, đổ nhựa.
Theo những người thợ làng nghề, đan thuyền nan không quá khó, phức tạp mà chủ yếu đòi hỏi sự tháo vát và cần mẫn.
< Người thợ già Lê Đức Đáng (35 năm trong nghề) đang căn chỉnh máy, chân vịt - công đoạn phức tạp nhất của chiếc thuyền.
Một gia đình gồm 2 vợ chồng, nếu chuẩn bị nguyên liệu sẵn (tre phơi khô) thì việc thi công một con thuyền nhỏ sẽ mất khoảng thời gian 4-5 ngày.
< Chở thuyền đi bán trên đảo và những người khách tìm đến tận nơi hỏi mua thuyền.
Còn cơ sở lớn hơn như của anh Phạm Văn Kiên cũng cho ra đời trên 20 chiếc thuyền nan mỗi tháng trọng tải từ 10 tấn trở xuống.
Trong thời điểm này, việc tiêu thụ thuyền nan ở Nam Hòa có phần giảm sút do yếu tố kinh tế khó khăn, nhưng người dân nơi đây vẫn lạc quan đóng thuyền và gìn giữ nghề truyền thống vốn luôn tồn tại, nuôi sống gia đình họ qua nhiều thế hệ.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Laodong, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét