Cù lao An Hiệp, xã An Hiệp, thị trấn Sa Đéc (Đồng Tháp) là một rẻo đất dài dọc theo dòng sông Tiền cuộn chảy.
Nếu đã đến Sa Đéc mà bạn chưa ghé qua cù lao An Hiệp, thăm làng gốm và những vườn cây ăn trái nơi đây thì là thiếu sót cho một hành trình khám phá.
< Rất nhiều những lò nung ở cù lao An Hiệp.
Cù lao chỉ cách thị trấn Sa Đéc có một cây cầu chừng 30 mét, qua cầu là có đường đi dọc theo suốt chiều dài của cù lao. Từ bên này bờ sông thuộc thị trấn Sa Đéc nhìn sang, những lò gốm nối liền dọc theo các bến sông phía cù lao như những “kim tự tháp” xen kẽ vườn cây ăn trái. Những thuyền bè vào bến “ăn gốm” rồi ngược xuôi mang theo sản phẩm của làng đi trên những con đường sông nước tới khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Cây cầu ngắn nối cù lao An Hiệp với thị trấn Sa Đéc. Chạy xe máy túc tắc dọc theo con đường độc đạo, qua một bến phà bé xíu mà vào mùa nước cạn ai cũng có thể lội qua là đã đến với những làng gốm hiền hòa nằm giữa dòng sông Tiền Giang vô cùng độc đáo này. Ghé thăm một lò gốm trong vùng, tìm hiểu những công đoạn và bí quyết tích lũy từ mấy trăm năm lịch sử làng nghề mới thấy hết những giá trị, sự vất vả, cực nhọc và độ mặn những giọt mồ hôi trên áo người thợ gốm.
Mỗi lò nung gốm phải mất khoảng 70 ngày từ ngày châm lửa mới có thể cho ra lò những sản phẩm có màu đỏ gạch, chất lượng tốt. Chi phí xây mỗi lò cũng phải mất vài trăm triệu đồng. Lò gốm đốt bằng trấu, mỗi lò tiêu thụ tới hàng trăm tấn trấu cho một mẻ đốt chừng 10-15 vạn sản phẩm. Người thợ đốt lò phải chia 3 ca làm việc.
Đốt lò cũng không phải là một công việc dễ dàng, giữ ngọn lửa sao cho vừa phải, phù hợp với thời tiết, nắng mưa. Nếu nhiệt trong lò quá nóng thì sản phẩm sẽ nứt vỡ, hỏng nhiều. Ngược lại, nhiệt trong lò không đủ, sản phẩm sẽ xốp, không đảm bảo chất lượng, bán sẽ không được giá. Kỹ thuật xếp sản phẩm trong lò đốt cũng phải rất khéo léo để tạo được không gian cho nhiệt tỏa đều trong lò, không bị chỗ quá nóng, chỗ thì thiếu nhiệt... Bởi vậy, học được nghề, theo nghề cũng không ít khó khăn.
Ghé thăm làng gốm, chứng kiến những sản phẩm gốm với sắc màu sẫm đỏ ra lò, những thuyền bè, thương lái tấp nập các bến sông ở hai phía cù lao, nhìn những sản phẩm của làng gốm ngược xuôi trên dòng Tiền Giang đi về muôn ngả, quả thật là một trải nghiệm thú vị cho bất cứ ai muốn đến thăm Sa Đéc.
Du lịch, GO! - Theo Vũ Thanh (ANTĐ), internet
Nếu đã đến Sa Đéc mà bạn chưa ghé qua cù lao An Hiệp, thăm làng gốm và những vườn cây ăn trái nơi đây thì là thiếu sót cho một hành trình khám phá.
< Rất nhiều những lò nung ở cù lao An Hiệp.
Cù lao chỉ cách thị trấn Sa Đéc có một cây cầu chừng 30 mét, qua cầu là có đường đi dọc theo suốt chiều dài của cù lao. Từ bên này bờ sông thuộc thị trấn Sa Đéc nhìn sang, những lò gốm nối liền dọc theo các bến sông phía cù lao như những “kim tự tháp” xen kẽ vườn cây ăn trái. Những thuyền bè vào bến “ăn gốm” rồi ngược xuôi mang theo sản phẩm của làng đi trên những con đường sông nước tới khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Cây cầu ngắn nối cù lao An Hiệp với thị trấn Sa Đéc. Chạy xe máy túc tắc dọc theo con đường độc đạo, qua một bến phà bé xíu mà vào mùa nước cạn ai cũng có thể lội qua là đã đến với những làng gốm hiền hòa nằm giữa dòng sông Tiền Giang vô cùng độc đáo này. Ghé thăm một lò gốm trong vùng, tìm hiểu những công đoạn và bí quyết tích lũy từ mấy trăm năm lịch sử làng nghề mới thấy hết những giá trị, sự vất vả, cực nhọc và độ mặn những giọt mồ hôi trên áo người thợ gốm.
Mỗi lò nung gốm phải mất khoảng 70 ngày từ ngày châm lửa mới có thể cho ra lò những sản phẩm có màu đỏ gạch, chất lượng tốt. Chi phí xây mỗi lò cũng phải mất vài trăm triệu đồng. Lò gốm đốt bằng trấu, mỗi lò tiêu thụ tới hàng trăm tấn trấu cho một mẻ đốt chừng 10-15 vạn sản phẩm. Người thợ đốt lò phải chia 3 ca làm việc.
Đốt lò cũng không phải là một công việc dễ dàng, giữ ngọn lửa sao cho vừa phải, phù hợp với thời tiết, nắng mưa. Nếu nhiệt trong lò quá nóng thì sản phẩm sẽ nứt vỡ, hỏng nhiều. Ngược lại, nhiệt trong lò không đủ, sản phẩm sẽ xốp, không đảm bảo chất lượng, bán sẽ không được giá. Kỹ thuật xếp sản phẩm trong lò đốt cũng phải rất khéo léo để tạo được không gian cho nhiệt tỏa đều trong lò, không bị chỗ quá nóng, chỗ thì thiếu nhiệt... Bởi vậy, học được nghề, theo nghề cũng không ít khó khăn.
Ghé thăm làng gốm, chứng kiến những sản phẩm gốm với sắc màu sẫm đỏ ra lò, những thuyền bè, thương lái tấp nập các bến sông ở hai phía cù lao, nhìn những sản phẩm của làng gốm ngược xuôi trên dòng Tiền Giang đi về muôn ngả, quả thật là một trải nghiệm thú vị cho bất cứ ai muốn đến thăm Sa Đéc.
Du lịch, GO! - Theo Vũ Thanh (ANTĐ), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét