Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Địa Đạo Khe Trái là một trong những di tích lịch sử chứng minh hùng hồn sự kiện lịch sử đặc biệt điển hình của quân và dân Trị Thiên Huế trong quá trình chuẩn bị, chiến đấu và kết thúc chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968.

Địa đạo là một kiểu trụ sở của Bộ chỉ huy chiến dịch, một kiểu “Cơ quan” của Quân khu, của Khu ủy và Thành uỷ Huế được xây dựng ở vùng rừng núi, góp phần làm phong phú và đa dạng các loại kiểu Địa đạo của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện sự thông minh, sáng tạo của Công binh Quân khu Trị Thiên Huế trong việc xây dựng căn cứ cách mạng, làm giàu thêm kho tàng nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của quân đội ta.

Địa đạo Khu Uỷ Trị Thiên Huế nằm ở đồi 160 (đồi nằm ở độ cao 160m so với mặt nước biển) thuộc địa bàn phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.Ngoài trọng trách là cơ quan tối cao chỉ huy cuộc tổng tấn công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trên chiến trường Trị Thiên Huế, là chiếc cầu nối giữa ý đồ chiến lược của Trung ương và thực tế chiến trường. Khu uỷ Trị Thiên Huế đã sử dụng địa đạo như một đại bản doanh, nhất là thời kỳ chuẩn bị và sau chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, tại địa đạo này đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Khu uỷ Trị Thiên Huế. Địa đạo có 3 cửa đều nằm trên triền dốc của đồi 160.

Từ ba cửa số 1, 2, 3 đi vào bên trong là lòng địa đạo. Theo kết quả đợt khảo sát, khai thông vào tháng 3 năm 1997 thì cửa địa đạo số 1 có chiều cao là 1,5m; chiều dài 54m; chiều rộng 1m, cửa địa đạo số 2 có chiều cao là 1,5m; chiều dài 45m; chiều rộng 0,9m, cửa địa đạo số 3 có chiều cao là 1,4m; chiều dài 32m; chiều rộng 0,9m. Ở trong lòng địa đạo còn có các hầm ngủ, đặc biệt là hầm hội họp: có chiều cao 2m; chiều dài 4m, chiều rộng 2m. Ở các vách trong lòng địa đạo còn có các cây củi khô, theo các nhân chứng cho biết thì nó được dùng làm trụ để mắc võng cho các cán bộ chiến sĩ nghỉ ngơi trong địa đạo.

Những giá trị về khoa học và lịch sử của địa đạo là bài học quý giá trong công tác giáo dục truyền thống, tuyên truyền trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay, giúp họ hiểu được những giá trị đích thực về cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, nhưng cũng hết sức vẻ vang của lớp lớp thế hệ ông cha ta không tiết xương máu đã ngã xuống để giành được độc lập tự do hôm nay.

Ngoài những giá trị khoa học, lịch sử di tích này còn có giá trị về tinh thần của cán bộ, chiến sĩ đã từng sống và chiến đấu ở mảnh đất này. Những giá trị về khoa học và lịch sử của địa đạo là bài học quý giá trong công tác giáo dục truyền thống, tuyên truyền trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay, giúp họ hiểu được những giá trị đích thực về cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, nhưng cũng hết sức vẻ vang của lớp lớp thế hệ ông cha ta không tiết xương máu đã ngã xuống để giành được độc lập tự do hôm nay. Đó cũng là cơ sở bước đầu cho công tác tôn tạo, bảo tồn và phát huy tác dụng di tích cho những năm tháng tiếp theo. Di tích còn mở ra một khả năng mới trong lĩnh vực tham quan du lịch…

Du lịch, GO! - Theo Tintuc Dulich, internet

0 nhận xét :

Đăng nhận xét